Ảnh

Ảnh

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Tông Đản không phải là Nùng Tôn Đán?


(hình ảnh mượn trong bài Những biến cố lịch sử liên quan đến Việt Nam của tác giả Trần Việt Bắc)

Thông tin gần như chính thống của sử việt cho rằng đại tướng Tông Đản đánh Tống thời Lý là người Nùng.

Tuy nhiên một sự thật là nhân vật Tông Đản người Nùng này lại nhiều lần theo Tống phản lý.

Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt viết:
Sử sách Tống viết Nùng Tông Đán là người Nùng khá hiệt liệt, đã từng vào cướp đất Tống, sau theo Tống làm đến trung vũ tướng quân ở Ung Châu. Y từng bỏ Tống rồi theo Tống nhiều lần. Sử ta thì có nhắc đến Tông Đản lãnh đạo quân khê động theo Lý Thường Kiệt đánh sang Tống (hiện nay còn có phố Tông Đản ở Hà Nội), nhưng rất sơ sài. Hai âm Đản và Đán lại gần như nhau, không biết hai người có phải là một không?
Sách Tống còn nói các con của Tông Đán đều theo Lưu Kỷ, phải chăng Tôn Đản là một trong những người con của Tông Đán?
Thêm nữa, sử Việt như Toàn thư đều viết lãnh đạo quân khê động có Tông Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc (phò mã)... tức là đều đưa Tông Đản lên đầu. Nhưng Tông Đản cuối cùng là ai? sử đều không nói rõ. Theo thiển ý của người chép thì người lãnh đạo quân khê động chính là Lưu Kỷ, nhưng sau này bọn Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn lại bỏ Lý theo Tống, nên sử gia Việt đời sau đưa Tông Đản lên cho đẹp đoạn sử này chăng?

Sách The Rebel Den of Nùng Trí Cao, tác giả James Anderson, năm 2007. Trang 121-122:
Nùng Tông Đản là người trong họ tộc với Nùng Trí Cao, sau khởi nghĩa của Trí Cao thất bại 1052-1054, Tông Đản thống lãnh lực lượng còn sót lại của họ Nùng. Tông Đản và bộ thuộc cùng họ tộc của Trí Cao qui hàng Tống Triều, đem các động dưới quyền Lôi Hỏa, Kế Thành qui thuận nhà Tống. Các đất này bị nhập vào châu Shun'an (Thuận An?) của Tống. Tuy vậy Tông Đản trên tiếp tục quản lý các đất này, và như vậy theo tác giả dẫn lời Hoàng Xuân Hãn, nhà Lý trên thực tế tiếp tục giữ chủ quyền tại đây. Năm 1062, Nùng Tông Đản xin đem đất các động dưới quyền mình nội thuộc Tống, vua Tống chấp nhận.
Năm 1065, Tông Đản cùng Lưu Kỷ, thủ lĩnh châu Quảng Nguyên lại trở cờ theo Lý. Như vậy tới năm 1069 trong hàng ngũ các bộ tộc Nùng có sự chia rẽ, một bộ phận ủng hộ Tống gồm Lư Báo-tướng cũ của Trí Cao, và Nùng Trí Hội, em Trí Cao, bộ phận kia gồm Tông Đản và Lưu Kỷ theo Lý.
Tuy nhiên xét chữ Đản và Đán trong Tống sử thì có thể có 2 nhân vật: Đại Tướng Tông Đản nhà lý vai vế ngang với Lý Thường Kiệt là người dẫn cánh quân thứ 2 đánh Tống và tù trưởng người Nùng là Tôn Đán nhiều lần phản Lý đầu Tống
Tống sử quyển 487: "Ngoại quốc truyện, Giao-chỉ, Đại Lý" viết tên của Tôn Đản là: " 宗亶". Tôn Đản là đại tướng của Đại Việt mang quân đánh Tống.
Tống sử, quyển 495 "Man-di truyện, Quảng-nguyên châu ..." viết tên của (Nùng)Tôn Đán là: "宗旦", động chủ (quan thổ ty) của Lôi Hoả động đã theo Tống. Nguyên văn: "侬氏又有宗旦者,知雷火洞,...", phiên âm Hán Việt: " Nông thị hựu hữu Tôn Đán giả , tri Lôi Hỏa động".
Ngoài ra nếu Nùng tôn Đán chỉ là tù trưởng bộ lạc đã từng phản Lý đầu Tống thì không có chuyện : "Vua phong cho Tông Đản chức Lang Trung tướng quân, triệu về kinh thành Thăng Long làm Đô quân thống lĩnh ngự tiền sử- ĐVSKTT "

Một chức quan to trong triều như vậy "ngự tiền sử" không thể do một tù trưởng ngoài biên ải kiêm nhiệm. Cũng như vai trò của cánh quân thứ 2 do đại tướng Tông Đản phạt tống là hết sức to lớn (quân chủ lực đi vây Ung Châu) quân của Tông Đản là lực lượng bộ binh chủ lực, quân của Thường Kiệt là Thủy quân . Xét như thế thì nên xem xét lại nguồn gốc của đại tướng Tông Đản thời lý liệu có phải là tù trưởng Nùng Tôn Đán hay không ?!?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét