- Phạm Việt Hưng
Ảnh
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
Michael Wittmann
Michael Wittmann (22 tháng 4, 1914 – 8 tháng 8, 1944) là một sĩ quan thuộc lực lượng tăng thiết giáp Waffen-SS của quân đội Đức Quốc Xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai nổi tiếng vì lập được nhiều chiến công xuất sắc và được vinh dự trao huân chương Huân chương Chữ thập Hiệp sĩ.
Ông đã bắn hủy 138 xe tăng và 132 súng chống tăng và không biết bao nhiêu xe cộ dụng cụ khác của quân đội Đồng Minh, biến ông trở thành một trong những chỉ huy xe tăng tài ba nhất của Đức trong chiến tranh, cùng với Johannes Bölter, Ernst Barkmann, Otto Carius và Kurt Knispel (người đã tiêu diệt 168 xe tăng). Nổi bật nhất trong các chiến công của Wittmann là trận đánh tại Villers-Bocage vào ngày 13 tháng 6 năm 1944, khi Wittmann chỉ huy xe tăng duy nhất của mình chạy vào thị trấn này và bắn hủy 14 xe tăng, 15 xe quân sự và 2 súng chống tăng trong vòng 15 phút.
Hoàn cảnh về cái chết của Wittmann vẫn chưa được rõ ràng, nhưng sử gia chấp nhận là Joe Ekins, tay súng của xe tăng Sherman Firefly của Trung đoàn 1 Northamptonshire Yeomanry, là người đã bắn cháy và giết chết cả đội lính trong xe tăng của Wittmann trong một cuộc phục kích gần St. Aignan de Cramesnil ngày 8 tháng 8 năm 1944.
Trận Villers-Bocage
Bối cảnh
Trận Villers-Bocage là một trận đánh trong chiến trường Normandy giữa quân đội Đồng Minh và Đức Quốc Xã ngày 13 tháng 6 năm 1944. Trong khi quân Đồng Minh đang mở cuộc hành quân bọc hậu và vây bắt quân Đức tại thành phố Caen (Chiến dịch Perch), một lữ đoàn thuộc Sư đoàn thiết giáp 7 của quân đội Anh Quốc tình cờ phát hiện được kẽ hở liền nhân cơ hội chọc thủng được sườn phòng tuyến Đức và tiến nhanh đến thị trấn Villers-Bocage mà không chạm phải phản kháng nào của địch quân. Quân Đức cũng dự đoán được biến chuyển này đã gài sẵn một lực lượng thiết giáp chận đứng lữ đoàn Anh. Quân Anh mặc dù với hỏa lực gấp bội địch quân bị đánh bất ngờ, chịu tổn thất nặng nề và phải rút lui ngày hôm sau.
Trong trận này chiếc thiết giáp Tiger của trung úy SS Đức Michael Wittmann lập chiến công lừng lẫy - bắn hủy 14 xe tăng, 15 xe quân sự và 2 súng chống tăng trong vòng 15 phút.
Thành phố Caen là một cứ điểm quan trọng trong cuộc đổ bộ vào Normandy tái chiếm Pháp của quân đội Đồng Minh. Sư đoàn 3 Lục quân Hoa Kỳ có nhiệm vụ chiếm thành phố này ngày 6 tháng 6 nhưng không đủ sức và bị Sư đoàn 21 Thiết giáp Đức cầm chân bên ngoài thành phố. Sau ba ngày, Caen vẫn còn nằm trong tay quân Đức. Tướng Anh Bernard Montgomery thấy vậy liền đặt kế hoạch tấn công gọng kìm. Một mũi tấn công phía đông, gồm Sư đoàn 51 Anh và Lữ đoàn 4 Cơ động Hoa Kỳ, đánh vào đầu cầu Orne (trước đó Sư đoàn 6 Dù Hoa Kỳ đã lấy được một phần của thị trấn này) và tiến về Cagny, cách Caen khoảng 6 dặm (9,7 km) về phái đông nam. Mũi thứ nhì đánh về phía tây do quân đoàn XXX chỉ huy. Sư đoàn 7 Thiết giáp từ đó sẽ quay sang phía đông, vượt sông Odon chiếm Évrecy và ngọn đồi 112 gần thị trấn.
Sư đoàn 51 Highland Anh vừa tiến đến thì đụng phải lực lượng hùng hậu của Sư đoàn 21 Thiết giáp Đức. Mũi tấn công phía đông Caen do đó bị kiềm hãm cho đến ngày 13 tháng 6 thì tư lệnh Đồng Minh ra lệnh rút lui. Bên mũi phía tây, Quân đoàn XXX cũng bị quân Đức bắn trả kịch liệt tại Tilly-sur-Seulles. Nhưng ở sườn phải, trận tuyến quân Đức có vẻ lung lay. Tại đây, Sư đoàn 352 Lục quân Đức vừa chạy thoát từ Omaha Beach ngày 6 tháng 6, lại bị quân Hoa Kỳ bắn dập liên tục nhiều ngày liên tiếp, dần dần kiệt sức phài rút lui về phía nam. Năm đơn vị của sư đoàn này bị tiêu diệt trong cuộc rút lui và tạo một khoảng trống 12 km trên tuyến phòng thủ của Đức
Nhận thấy yếu điểm này, Thiếu tướng phó chỉ huy Tập đoàn quân số 2 Anh quốc là Miles Dempsey cho gọi họp khẩn với các tướng Gerard Bucknall (chỉ huy quân đoàn XXX) và George Erskine (chỉ huy Sư đoàn 7 Thiết giáp Hoa Kỳ). Dempsey ra lệnh cho Erskine rút sư đoàn của mình khỏi cuộc bao vây, trở lại tấn công khe hở (gọi là "Caumont Gap",) chiếm Villers-Bocage và đe dọa sườn trái của sư đoàn Thiết giáp Panzerlehrdivision Đức. Mục đích là chiếm một dãy đồi dài hơn 9.5 km phía đông của thị trấn này. Đồng Minh hy vọng sự xuất hiện của lực lượng thiết giáp hùng hậu trên dãy đồi này sẽ làm quân Đức nao núng và nhờ đó có thể sẽ phải đầu hàng sớm hơn.
M5 Light tank
Sáng ngày 12 tháng 6 Sư đoàn 7 Thiết giáp Hoa Kỳ theo lệnh chậm chạp mở cuộc hành quân. Lúc trưa Lữ đoàn 22 Thiết giáp của sư đoàn này do chuẩn tướng William Hinde chỉ huy đi đầu tấn công khe hở và chọc thủng tuyến phòng thủ của Đức. Toán trinh sát (Trung đoàn 8 Kỵ binh Hoàng gia Ireland 8th King's Royal Irish Hussars) của Sư đoàn 7 theo sau thiết lập đường đi. Sư đoàn 7 từ Trungy bắt đầu tiến quân vào lúc 4 giờ chiều. Bốn tiếng đồng hồ sau, lực lượng chính của Sư đoàn 7 vẫn chưa chạm phải phản kháng nào và tiến tới Livry. Ở phía bắc Livry một toán Thiết giáp Cận vệ Đức đang cố thủ trong thị trấn dùng súng chống tăng bắn hỏng nhiều xe tăng Cromwell của Trung đoàn 8 Kỵ binh. May là Lục quân Đồng Minh kéo đến kịp thời và tiêu diệt đơn vị này của Đức.
Xe tank Crommel của Anh
Tối 12 tháng 6, Hinde hạ lệnh nghỉ quân - hy vọng quân Đức chưa biết được thế trận hôm sau thế nào. Trong khi lực lượng chủ yếu của đoàn quân đóng đồn chấn chỉnh hàng ngũ tại la Mulotiere trung đoàn 8 và 11 Kỵ binh Hussars đi trinh sát hai bên sườn. Trung đoàn 11 không thấy địch quân đâu cả - tiến tới nối liên lạc được với Sư đoàn 1 Lục quân Hoa Kỳ. Bên sườn kia, trung đoàn tìm thấy vài đơn vị thuộc sư đoàn thiết giáp Panzerlehrdivision của Đức đang hoạt động cách đồn trung ương 3,2 km.
Dàn trận
Tướng Hinde nghĩ kế tấn công Villers-Bocage và ra lệnh: Lữ đoàn 22 Thiết giáp phải chiếm được rặng đồi gần đó. Trung đoàn 4 County of London Yeomanry (4CLY) và một toán lính của đại đội súng trường sẽ băng qua và tấn công chiếm cứ điểm Point 213 trên rặng đồi này. Trung đoàn 1/7 Queen's Royal Regiment sẽ tiếp theo tấn công chiếm cả thị trấn. Trung đoàn 5 Thiết giáp Hoàng gia Anh (5RTR) cùng một toán súng trường khác sẽ chiếm đóng phần phía tây-nam thị trấn tại Maisoncelles-Pelvey. Khoảng trống giữa 4CLY và 5RTR sẽ do Khẩu đội chống tăng 260 thuộc Trung đoàn Norfolk kiểm soát. Trung đoàn 5 Kỵ Pháo Hoàng gia Anh (5th Royal Horse Artillery) sẽ đi bọc hậu. Hai trung đoàn 8 và 11 Hussars tiếp tục công tác bảo vệ và trinh sát hai bên sườn của cuộc hành quân. Các dơn vị còn lại - gồm Lữ đoàn 131 Lục quân, Trung đoàn 1 Thiết giáp Hoàng gia, đại đội 1/5 và 1/6 của Trung đoàn Queen's Royal Regiment - phải cố thủ căn cứ tại Livry, tạo hâu thuẫn vững chắc cho toán quân đi đánh Villers-Bocage.
Xe tăng Tiger tank ngụy trang tại Ancuenne Route de Caen, nơi quân của Wittmann trú ẩn hai ngày 12-13 tháng 6 1944.
Quân Đức nhận biết độ quan trọng chiến lược của ngọn đồi tại Villers-Bocage và cho gọi khẩn Sư đoàn 2 Panzer và Sư đoàn 3 Dù đến tiếp ứng nhưng hai sư đoàn này chỉ có thể đến rất trễ, vào ngày 15 tháng 6. Chỉ huy Đức đành phải cho các lực lượng trinh sát nhẹ kéo về chống giữ. Chỉ huy Quân đoàn 1 SS-Panzer Sepp Dietrich ra lệnh cho đơn vị dự bị duy nhất của mình là Đại đội 101 Hạng nặng SS-Panzer ra nằm phía sau Panzerlehrdivision và Sư đoàn 12 SS-Panzer để bảo vệ chỗ yếu trong sườn bên trái. Toán xe tăng này đã phải chạy 257 km liên tiếp trong 5 ngày từ Beauvais.
Đại đội 101 SS-Panzer ban đầu có 45 chiếc xe tăng loại Tiger I nhưng trên đường chạy từ Beauvais về bị không quân Đồng Minh đánh phá nhiều đợt và chỉ còn 17 chiếc. Lực lượng này được bố trí vào 3 vị trí: i) đóng tại địa điểm 9km phía đông bắc Villers-Bocage, ii) ở Point 213 và iii) đóng ở Falaise - với 1 chiếc xe tăng duy nhất và phải cần hai ngày nữa mới kịp tới chiến trường.
Đơn vị thiết giáp do Trung úy SS (SS-Obersturmführer) Michael Wittmann chỉ huy được cho nằm giữ phía nam của cứ điểm Point 213 với 6 xe tăng Tigers mang bảng số 211, 221, 222, 223, 233 and 234. Xe 211 của đại úy Wessel sau đó được cho chạy về liên lạc với Panzerlehrdivision. Xe 233 bị hỏng dây xích. Xe 234 thì bị hỏng máy. Wittmann chỉ còn 3 chiếc xe tăng thực sự tham chiến.
Diễn tiến trận đánh
Tấn công
Sáng sớm ngày 13 tháng 6, Lữ đoàn 1 Súng tường cho lính đi trước thám dò 1 km tuyến đường tấn công. Báo cáo cho biết Livry không có quân địch và Trung đoàn 4CLY bắt đầu hành quân lúc 5 giờ sáng. Trên đường, đoàn quân được dân chúng Pháp trong thôn làng chạy ra đón mừng và binh lính cảm thấy dễ chịu thư giãn. Tình báo (sau này mới biết là không chính xác) báo cáo về rằng lực lượng xe tăng Đức đã bị kẹt tại Tracey-Bocage, và những xe tăng còn tại Cháteau de Villers-Bocage thì đã hết xăng và không có lục quân yểm trợ.
Khi quân Đồng Minh tiến gần đến Villers-Bocage thì thấy một xe trinh sát bọc thép Đức, và sĩ quan chỉ huy xe này đã phát hiện rõ đội hình của quân Đồng Minh. Xe tăng đi đầu của Đồng Minh không kịp quay súng để bắn, xe thứ hai vừa kịp chạy đến thi xe trinh sát Đức đã chạy mất. Lục 8 giờ rưỡi sáng, quân Đồng Minh dừng lại nghỉ sau hành trình dài 5 dặm (8,0 km), Lữ đoàn 22 Thiết giáp tiến vào thị trấn và được dân chúng Pháp ra chào đón ăn mừng; có người trông thấy hai binh sĩ Đức nhảy lên xe Volkswagen chạy trốn.
Michael Wittmann
Sau khi Villers-Bocage được quân Anh chiếm đóng, một tiểu đội của 4CLY theo lệnh chạy trước đến vị trí 213 mà không cần do thám trước. Một xe Kübelwagen Đức bị phát hiện và chặn bắn. Đoàn xe tăng của tiểu đội dàn thế trận chuẩn bị cự địch. Trên đường từ thị trấn ra ngọn đồi, các xe vận tải và chở lỉnh được lệnh đậu lại, mũi xe sau sát đuôi xe trước, để nhường chỗ cho đoàn tiếp ứng chạy ra vị trí 213.Binh sĩ xuống xe, thay phiên canh phòng, mặc dầu hai bên đôi hình không thể thấy xa hơn 250m.
Vị trí các đơn vị Đồng Minh và Đức trước cuộc tấn công của Michael Wittmann.
Thiếu tá Wright chỉ huy trưởng Lữ đoàn 1 Súng trường cho gọi họp các sĩ quan chỉ huy tại cứ điểm Point 213. Trên đường ra cứ điểm, các sĩ quan được phân tán trên nhiều xe khác nhau để tránh không bị địch quân tấn công một lúc toàn bộ nhóm chỉ huy. Trong thị trấn Villers-Bocage, trung tá Lord Arthur Cranley chỉ huy Trung đoàn 4CLY tỏ ý lo ngại cho quân sĩ của ông sẽ bị kiệt lực trong cuộc hành quân không an toàn. Cấp trên là thiếu tướng lữ đoàn trưởng Hinde trấn an là mọi việc đều trôi chảy, không gì đáng lo. Hinde sau đó về phòng tư lệnh chỉ huy dựng lên tại phía tây của thị trấn.
Wittmann và toán xe tăng đang nằm chờ ở phía nam của cứ điểm Point 213 lấy làm ngạc nhiên khi thấy quân Anh đến sớm hơn dự đoán. Sau này ông kể lại: "Tôi không còn kịp thời giờ để chấn chỉnh hàng ngũ; tôi chỉ còn cách phản ứng cấp bách vì tôi nghĩ rằng tôi đã bị địch quân phát hiện và sẽ bị tiêu diệt tại chỗ. Tôi truyền lệnh cho các xe trong đội không được rút lui một bước và phải giữ vững vị trí".
Lúc 9 giờ sáng trung sĩ O’Connor của Lữ đoàn 1 Súng trường phát hiện xe tăng của Wittmann và cấp tốc gọi điện cảnh báo trên hệ thống truyền tin của đội quân Anh.
"Chúa ơi! Chạy cho nhanh! Một chiếc Tiger đang chạy ngay bên hông, cách mình có 50 thước!" — Trung sĩ O’Connor.
Một chiếc Tiger xuất hiện trên Quốc Lộ 175 và bắn hủy chiếc Cromwell đi sau cùng của Trung đoàn 4CLY. Một chiếc Sherman Firefly chạy đến tiếp ứng nhưng cũng bị bắn cháy và quay ngang, cản hết đường tới lui - của toán quân kéo đến sau tiếp ứng và của toán quân đã đi qua nhưng muốn rút về. Đoàn quân đang kéo lên Point 213 bị toán xe tăng của Wittmann bắn phá thê thảm, mất hết 3 thêm chiếc xe tăng.
Đoàn xe và súng chống tăng của Lử đoàn 1 bị bắn hủy trên đường từ Villers-Bocage ra Point 213.
Wittmann cho xe của mình chạy vào Villers-Bocage. Lính của Lữ đoàn 1 cố gắng kéo súng chống tăng đến để chận lại nhưng chưa kịp xoay xở thì xe của Wittmann đã chạy đến quá nhanh và đám lính hoảng sợ bỏ chạy tán loạn. Nguyên một dãy các xe vận tải, chở xăng và tiếp vận nằm đầu nối đuôi bị Wittman bắn cháy, đạn dược và xăng trong xe thay phiên bốc cháy và nổ liên hoàn. Tuy nhiều nguồn cho rằng chỉ có 1 chiếc xe tăng của Wittmann lập chiến công này, một số nguồn từ nhân chứng Pháp cho rằng có hai chiếc Tiger, nhưng một chiếc nằm yên vị trí ở đầu thị trấn có thể vì hết xăng. Tuy đoàn xe tải bị phá hủy, quân Đồng Minh chỉ bị ít thương vong. Khi đến phía đông thị trấn, Wittmann đụng 3 chiếc xe tăng nhẹ M5 Stuart trinh sát của trung đoàn 4CLY. Chiếc của trung úy Ingram chạy ra chận đường nhưng bị bắn nổ tan tành. Hai chiếc kia sau đó cũng bị bắn cháy.
Bên trong thị trấn, xe tăng của Trung đoàn 4CLY rục rịch chạy trốn nhưng tốc độ chạy lui quá tệ. Một chiếc đành phải tiến ra nghênh chiến với Wittmann, bắn được hai phát thì bị Wittmann bắn hạ. Hai chiếc khác chạy lui vào vườn nhà dân cư. Đại úy Pat Dyas lái chiếc Cromwell của mình tránh vào sau nhà kho. Chiếc Tiger của Wittmann ủi xe Stuart đang cháy sang một bên, rồi chạy thẳng vào trung tâm thị trấn, bắn cháy thêm hai chiếc xe tăng của Anh nhưng không trông thấy xe của Dyas.[66] Thiếu úy Charles Pearce thấy vậy nhảy lên xe hơi chạy trước về báo nguy cho quân đội Anh. Trong lúc này Wittmann bắn hạ thêm một chiếc Cromwell và chạy sâu vào thị trấn, bắn hủy hai trụ pháo (gồm một chiếc Cromwell và một chiếc Sherman thiết kế lại). Sau đó Wittmann phá thêm một xe trinh sát, một xe quân y.
Chiếc Sherman bị hủy trên phố Villers-Bocage
Những diễn biến sau đó như thế nào thì có nhiều nguồn kể lại khác nhau. Theo sử gia George Forty và Daniel Taylor ghi thì sau khi tiêu diệt trụ pháo, Wittmann đấu súng ngang ngửa với 1 xe tăng Sherman Firefly của Đồng Minh và phải rút lui.Theo thư viết trên báo trung đoàn Yeomanry, chỉ huy xe tăng Robert Moore khoe rằng chính ông là người đã bắn trúng cửa sổ chỗ người lái và đẩy lui xe tăng của Wittmann. Khi chạy lui, Wittmann đụng phải xe của Dyas từ sau nhà kho chạy ra. Dyas ráng bắn vào đuôi xe Wittmann nhưng không hiệu quả. Wittmann quay lại kịp và bắn cháy xe của Dyas. Theo Charles Pearce thì xe của Dyas đã bị bắn hủy trước khi Wittmann chạy vào trung tâm thị trấn.
Sau đó, xe Tiger của Wittmmann chạy tiếp về phía đông bên ngoài Villers-Bocage và đến gần đường về Tilly-sur-Seulles thì bị súng chống tăng của trung sĩ Bray bắn trúng. Theo báo cáo truyền tin của quân đoàn XXX lúc 9 giờ 45 thì xe Tiger bắn hạ một súng chống tăng. Nhưng theo sách sử của Lữ đoàn 1 thì trung sĩ Bray bắn hạ xe Tiger. Theo Wittmann kể lại thì xe của ông bị súng chống tăng bắn hỏng ngay trung tâm thị trấn.
Trong vòng 15 phút, xe tăng của Tiểu đội SS-Panzer 101 bắn hủy 12-13 xe tăng, 2 súng chống tăng, 13-15 xe vận tải - phần lớn là chiến công của Michael Wittmann. Wittmann nhảy thoát khỏi xe đang cháy, chạy bộ gần 6km về phía bắc Villers-Bocage và đến căn cứ của Panzerlehrdivision tại Cháteau d’Orboi
Cứ điểm Point 213
Gần trưa ngày 13 tháng 6, đại úy Walter Wenck của Panzerlehrdivision lái xe đi trinh sát thì nghe tiếng động cơ xe tăng địch. Ông bỏ xe đi bộ đến dò xét thì thấy một đoàn xe tăng máy đang nổ nhưng không ai canh giữ. Các tiểu đội lính lái xe tăng đang đứng họp quanh bản đồ quân sự khá xa bãi đậu. Wenck leo lên một chiếc và chạy về trước khi quân Anh kịp phản ứng. Trên đường chạy về căn cứ Cháteau d'Orbois, Wenck chứng kiến cảnh tàn phá do Wittmann gây ra với nhiều xe tăng và trụ pháo đang cháy cạnh xác chết của quân Đồng Minh.
Sau khi bị Wittmann đánh phá, tiểu đội A của 4CLY quy tụ được 9 xe tăng trong đó có 2 chiếc Firefly và 1 chiếc Cromwell một vài chiếc không có đầy đủ đội lái, cùng một toán lính súng trường và sĩ quan quyết định lập phòng tuyến giữ ngọn đồi. Nhưng lúc 10 giờ sáng, Tiểu đội 4 của 101 SS-Panzer với lục quân Đức hỗ trợ kéo đến đánh tan tành. Một số quân Anh đang hành quân từ thị trấn ra ngọn đồi phải bỏ chạy và suốt 24 tiếng đồng hồ sau mới tìm về đến căn cứ.
Trong lúc đó, quân Anh thuộc tiểu đoàn 1/7 trung đoàn QRR thiết lập tuyến phòng thủ bên trong thị trấn Villers-Bocage, và bắt được 3 tù binh của Sư đoàn 2 Panzer. Một toán quân được đẩy đi cứu quân Anh đang bị vây tại ngọn đồi nhưng thất bại. Khoảng 10 giờ sáng, Cranley báo cáo trên radio rằng quân Anh không giữ nổi điểm Point 213 và cũng khó có thể phá vòng vây chạy ra được. Mặc dầu biết thế, quân Anh quyết định kế hoạch phá vây. Một chiếc cromwell cố gắng phá vòng vây chạy từ ngọn đồi về căn cứ tại Villers-Bocage nhưng bị xe tăng Đức bắn gục. Các đường đi ra từ ngọn đồi bị quân Đức phà hỏng bằng pháo kích làm ngã cây cối che kín. Năm phút sau quân Anh bị vây tại Point 213 phải buông súng đầu hàng. Họ có ráng tự đốt phá các xe tăng của mình nhưng quân Đức đến kịp và cản lại. Quân Đức bắt được 30 lính của Lữ đoàn London Yeomanry và một số lính thuộc Lữ đoàn Súng trường và kKỵ pháo. Một số lính Anh táo bạo vượt thoát khỏi vòng vây, trong đó có đại úy Christopher Milner, và phải chạy bộ suốt ngày tới tối mới về đến chiến tuyến của quân mình.
Xe tăng quân đội Anh bị phá hủy nằm tại Point 213 : 2 chiếc Cromwell (trái) và chiếc Sherman Firefly (phải)
Về đến căn cứ của Panzerlehrdivision, Wittmann tường thuật lại trận chiến với chỉ huy là thiếu tướng Kauffmann. Kauffmann ra lệnh cho đại úy Helmut Ritgen triệu tập lực lượng ra chận đầu phía bắc của thị trấn. Ritgen kéo 15 chiếc Panzer IV và 10 chiếc khác từ căn cứ phía nam Quốc Lộ 175 đi đến điểm hẹn với cấp trên là Fritz Bayerlein tại Villy-Bocage. Bayerlein ra lệnh cho Ritgen tấn công Villers-Bocage, nhung trên đường đến thị trấn, đoàn xe của Ritgen bị chận bắn và thiệt mất một chiếc xe tăng.
Phía trong Villers-Bocage, tiểu đội A của Trung đoàn Queens Hoàng gia Anh được nhei65m vụ bảo vệ trạm xe lửa và khu vực chung quanh, tiểu đội B và C chiếm đóng phía đông của thị trấn. Nhưng lúc này lục quân Đức đã đột nhập vào thành phố và bắt đầu cuộc chiến đấu trong khu cư dân, bắn nhau từ nhà này sang nhà khác. Hai xe tăng Đức bị bắn hỏng. Bên Anh thì đội ngũ bị rối loạn và cấp chỉ huy phải ra lệnh rút lui để chấn chỉnh đội ngũ. Tiểu đội A trở lịa canh phòng trạm xe lửa, tiểu đội C chiến khu đông bắc thị trấn, tiểu đội D chạy vào khu đông nam. Tiểu đội B nằm chờ tiếp ứng. Các súng chông tăng được dán ra trên chiến tuyến chờ đợi.
Thiếu úy Bill Cotton của Trung đoàn 4CLY mở cuộc phục kích tại công viên trung tâm thị trấn. Một chiếc Sherman Firefly, vài chiếc Cromwell, nhiều ụ súng chống tăng, và lục quân của tiểu đoàn 1/7 QRR nằm chờ quân Đức kéo đến. Ở phía tây thị trấn, quân Đức tấn công tiểu đòan 1/5 QRR gần Livry và bị thiệt mất một xe tăng.
Wittmann được giao cho một chiếc Schwimmwagen của Panzerlehrdivision và chạy đến Point 213. Khi đến nơi thì tiểu đội 1 của tiểu đoàn SS-Panzer 101 đã có mặt, dưới chỉ huy của đại úy Rolf Möbius. Hai người bàn luận thế trận, nhưng Wittman sau đó không tham gia vào trận đánh nữa.
Chiến cuộc buổi chiều
Xe tăng Đức bị bắn hủy trên phố Villers-Bocage.
Trận chiến tái diễn lúc 1 giờ trưa. Xe tăng của Panzerlehrdivision tấn công vào Villers-Bocage nhưng không xong. Ở phía nam thị trấn, súng chống tăng của quân Anh bắn hỏng 2 chiếc và bắn nổ 2 chiếc khác. Nhưng liền đó xe Tiger của Waffen-SS bắn trả và tiêu diệt các súng chống tăng của Anh. Xe Tiger từ từ tiến vào lộ chính của thị trấn, các chỉ huy xe tin tưởng quân Anh sẽ hoảng sợ và rút lui. Nhưng khi đến công viên thị trấn thì đụng phải toán phục kích của Cotton. Trung sĩ Anh Bramall chạy chiếc Firefly ra bắn xe tăng đi đầu của Đức nhưng bắn trật, may sao súng chống tăng gần đó kịp thời bắn tiếp và hạ gục chếc xe tăng này.Quân Đức biết bị mai phục, ba xe Tiger chia ba ngã chạy xa nhau ra, len vào các ngõ hẻm hai bên. Một xe đấu súng với ụ chống tăng nhưng bị bắn hạ. Hai chiếc chạy vào ngõ hẽm cũng bị bắn, một bị hỏng và một bị tiêu hủy. Chiếc Tiger thứ 5 nằm yên trên lộ chính chở quân Anh lộ diện. Trung sĩ Bramall phát hiện xe này và chạy lui lại nhắm bắn hai phát xuyên qua cửa sổ một ngôi nhà. Xe Tiger bị bắn trúng, hư hại miếng giáp che ổ súng, liền rồ máy chạy qua, Bramall không kịp bắn tiếp. Liền đó, một chiếc Cromwell của hạ sĩ Horne tiến ra, bắn bồi một phát vào đuôi và phá hủy xe tăng Đức. Sau đó, xe Cromwell lại chui vào chỗ nấp chờ địch. Nạn nhân kế tiếp là một chiếc Panzer IV bị xe của Bramall bắn gục.Biết trước rằng quân Đức rất giỏi sửa chữa xe tăng, Cotton và đồng đội Bramall chạy lại các xe đang hỏng, dùng chăn tẩm xăng đốt cháy rụi.
Xe tank Panzer IV
Dưới yểm trợ của pháo và súng phóng lựu quân Đức tấn công kịch liệt vào tiểu đội A 1/7 QRR. Tiểu đội này phải lui về quy tụ một chỗ và một toán quân bị lính Đức bắt. Các kẽ hở trong thế trận của trung đoàn Anh từ từ bị nới rộng và quân Đức ồ ạt đánh rấn vào. Đến 6 giờ chiều thì bộ chỉ huy quân Anh bị bao vây chặt.Trước tình thế quá khó khăn chuẩn tướng Hinde quyết định bỏ Villers-Bocage và ra lệnh rút lui. Trung đoàn 5 Kỵ Pháo mở cuộc pháo kích để tạo hỏa mù và quân Anh rút lui trong làn khói dầy đặc. Ra sau cùng là các xe tăng của Trung đoàn 4CLY.
Hậu quả
Hitler khen thưởng Michael Wittmann
Trận đánh ngày 14 tháng 6
Vừa chạy thoát khỏi Villers-Bocage, Lữ đoàn Thiết giáp 22 của tướng Hinde thiết lập căn cứ phòng thủ hình hộp tại vùng đất giữa Amayé-sur-Seulles; Tracy-Bocage và St-Germain. Tiểu đội 1 Trung đoàn 101 SS-Panzer Đức kéo đến tấn công với ý định tiêu diệt đám tàn quân Anh. Quân Anh bắn pháo dữ dội và đẩy lùi được xe tăng Đức trong một thời gian ngắn. Nhưng sau đó quân Đức tiếp tục tràn tới và pháo binh Anh không kịp bắn trả. Quân Đức mở cuộc pháo kích liên tục vào hộp phòng thủ quân Anh và kéo quân theo hai ngã gọng kìm đánh vào, với hỗ trợ pháo kích từ xe tăng và đại bác.Quân Anh lui dần và phòng chỉ huy căn cứ suýt bị tấn công nhưng tối đến thì quân Đức rút lui. Trận đánh nguôi dần. Tối hôm đó, tuy biết còn khả năng chống giữ, bộ chỉ huy quân Anh quyết định bỏ cuộc và lui quân sáng sớm hôm sau vì quân Anh bên ngoài hộp phòng thủ không tạo được thay đổi gì cho chiến trường.
Trận đánh ngày 14 tháng 6 gây tổn thất cao cho quân Đức gồm 700–800 lính, 8–20 xe tăng. Quân Anh báo cáo tổn thất ít hơn và mất 3 xe tăng.
Wittmann được thăng cấp Đại úy SS (Hauptsturmführer) và trao tặng huân chương Thập tự sắt.
Cotton được trao huân chương anh dũng bội tinh và Bramall lãnh huy chương quân đội.
Các tướng Bucknall, Erskine, Hinde và hơn 100 sĩ quan cao cấp Anh bị bãi chức chỉ huy và gửi đến các lượng khác trong quân đội Đồng Minh.
(nguồn wikipedia.org)
Các triều đại chính trong lịch sử Ấn Độ
Triều đại Madahga (543 - 491 TCN)
Magadha là một vương quốc hùng mạnh ở miền Trung Ấn Độ từ thế kỷ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 Công nguyên. Là một vương quốc cổ đại tập trung ở Đồng bằng sông Hằng thuộc bang Bihar ngày nay, vương quốc này đã vươn lên vị trí nổi trội dưới thời vua đầu tiên Bimbisara (543 - 491 TCN), và nó đã được con trai ông là Ajatashatru (491 - 459 TCN) mở rộng thêm nữa. Đến thế kỷ 4 trước Công nguyên, Magadha đã kiểm soát phần lớn miền Nam Ấn Độ. Trong một thời gian ngắn nó bị rơi vào sự thống trị của Alexandros Đại đế và các vua Macedonia kế tục, đến năm 321 trước Công nguyên Chandragupta Maurya đánh đuổi quân Macedonia, lên ngôi và chọn Magadha trung tâm của triều đại Maurya của mình. Dù Magadha suy giảm sau khi triều đại Maurya suy vong vào năm 185 Công nguyên, nó lại vươn lên đỉnh cao vinh quang dưới triều đại Gupta (320-550? sau Công Nguyên), mà dưới thời trị vì của triều đại này vương quốc này đã trải qua một thời kỳ thái bình thịnh trị, cổ vũ khuyến khích cho những thành tựu về nghệ thuật và tri thức. Với sự tan rã của triều đại Gupta vào thế kỷ 6, Magadha đã đánh mất vị trí hàng đầu là một cường quốc Ấn Độ. Tạm thời hồi sinh dưới thời vua Dharmapala (trị vì khoảng thời gian 770-810 Công nguyên), nó rơi vào tay những người Hồi giáo vào cuối thế kỷ 12, sau đó nó đã trở thành một tỉnh của vương quốc Hồi giáo Delhi.
Triều đại Nanda (424-321)
Được xem như là đế quốc đầu tiên thiết lập tại Ấn Độ, nó kế thừa nên móng của vương quốc Madagha và mở rộng thêm, thiết lập quyền thống tại tại toàn bộ miền Bắc Ấn.
Triều đại Maurya : (322 BC–185 BC)
Chandragupta đại đế
Năm 327 trước Công nguyên, Đại đế Hi Lạp Alexandre mới chiếm xong Ba Tư, xua quân qua đèo Hindoukouch tiến vô Ấn Độ. Trong một năm ông xông pha trong các tiểu quốc trù phú ở Tây Bắc, trước kia thuộc đế quốc Ba Tư, tới đâu cũng bắt dân chúng cung cấp lương thực cho đại quân của ông và đóng thuế cho ông. Đầu năm -326, ông vượt sông Indus, vừa đánh vừa tiến từ từ xuống phương Nam và phương Đông, qua các xứ Taxila và Rawalpindi. Ông gặp và đánh tan đạo quân của vua Porus gồm 30.000 bộ binh, 4.000 kị binh, 300 chiến xa và 200 thớt voi, giết 12.000 quân của Porus. Porus đã anh dũng chiến đấu tới cùng, cho nên khi ông ta đầu hàng, Alexandre vừa phục sự can đảm, vừa khen vóc dáng to lớn, tướng mạo đường đường lẫm liệt của ông, hỏi ông muốn được đối xử ra sao. Vua Porus đáp: “Alexandre, ông nên đãi tôi vào hàng quân vương”. Alexandre đáp: “Đành rồi, đó là chuyện của tôi, nhưng ông cho tôi biết ông muốn gì hơn cả”. Porus bảo Alexandre hỏi như vậy là đủ cho mình mãn nguyện rồi, không đòi gì nữa. Lời đáp đó làm cho Alexandre thích chí, và Alexandre cho Porus làm vua trọn phần Ấn Độ mà ông mới chiếm được. Từ đó, Porus phải lệ thuộc xứ Macédoine (tổ quốc của Alexandre) nhưng là đồng minh trung tín và cương nghị. Alexandre muốn tới biển đông – tức vịnh Bengale – nhưng quân sĩ không chịu tiến thêm nữa. Thuyết phục rồi giận dỗi cũng vô hiệu, ông đành phải nhượng bộ, kéo đoàn quân kiệt quệ trở về, mới đầu dọc theo bờ sông Hydaspe rồi theo bờ biển, ngược lên Gédrosie và Béloutchistan. Trong cuộc lui binh đó, ông qua nhiều miền có những bộ lạc bất qui phục và gần như ngày nào quân đội của ông cũng phải chiến đấu. Sau hai mươi tháng rút quân như vậy, trở về tới Suse thì đạo quân ông xua vào Ấn Độ ba năm trước, nay xơ xác, thiểu não.
Bảy năm sau Macédoine không còn giữ được chút quyền hành gì ở Ấn Độ nữa. Sở dĩ có sự thay đổi hoàn toàn đó là nhờ hoạt động của một nhân vật lãng mạn nhất trong lịch sử Ấn Độ, tài cầm quân kém Alexandre – dĩ nhiên – nhưng tài nội trị và ngoại giao thì vượt xa Alexandre: Chandragupta, vốn là một thanh niên quí tộc Kshatriya, bị quốc vương Nanda, có họ hàng với chàng, đày ra khỏi Magadha. Được Kautilya Chanakya, một người quỉ quyệt, giàu thủ đoạn, làm cố vấn, chàng tổ chức một đạo quân nhỏ, dẹp được hết các đồn quân Macédoine và tuyên bố Ấn Độ độc lập. Rồi chàng tiến về Pataliputra[1] kinh đô vương quốc Magadha, gây một cuộc cách mạng, chiếm ngôi báu và sáng lập triều đại Mauryan, triều đại này làm chủ Hindoustan và A Phú Hãn trong một trăm ba mươi bảy năm. Vừa can đảm vừa biết dùng mánh khoé khôn khéo của Kautilya, Chandragupta làm cho triều đại của ông thành mạnh nhất thời đó. Khi Mégasthènes, với tư cách là sứ thần của Seleucus Nicator, vua Syrie, tới kinh đô Pataliputra, ông ngạc nhiên thấy một nền văn minh mà ông ta về khoe với các người Hi Lạp ngây thơ rằng không kém nền văn minh Hi Lạp chút nào – ta nên nhớ văn minh Hi Lạp thời đó toàn thịnh
Theo truyền thuyết Ấn mà các sử gia châu Âu cho là đúng, có lần một nạn đói kém kéo dài quá (lời của Mégasthènes) làm cho nước điêu tàn, Chandragupta thất vọng vì bất lực, không cứu nổi dân, thoái vị, sống cuộc đời khổ hạnh như các tín đồ Jaïn trong mười hai năm nữa rồi tuyệt thực để chết.
Bindusara, ông vua kế vị Chandragupta, chắc chắn là một người có cảm tình với giới trí thức. Vì người ta kể chuyện rằng ông ta xin Antiochus, vua Syrie, tặng ông ta một triết gia Hi Lạp; trong thư còn nói rõ rằng cần thứ triết gia Hi Lạp “chính hiệu”, giá cả bao nhiêu cũng không ngại. Đề nghị đó không có kết quả vì Antiochus kiếm đâu ra một triết gia để bán, nhưng Trời cũng không phụ lòng Bindusara, cho ông ta một người con trai triết nhân.
Magadha là một vương quốc hùng mạnh ở miền Trung Ấn Độ từ thế kỷ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 Công nguyên. Là một vương quốc cổ đại tập trung ở Đồng bằng sông Hằng thuộc bang Bihar ngày nay, vương quốc này đã vươn lên vị trí nổi trội dưới thời vua đầu tiên Bimbisara (543 - 491 TCN), và nó đã được con trai ông là Ajatashatru (491 - 459 TCN) mở rộng thêm nữa. Đến thế kỷ 4 trước Công nguyên, Magadha đã kiểm soát phần lớn miền Nam Ấn Độ. Trong một thời gian ngắn nó bị rơi vào sự thống trị của Alexandros Đại đế và các vua Macedonia kế tục, đến năm 321 trước Công nguyên Chandragupta Maurya đánh đuổi quân Macedonia, lên ngôi và chọn Magadha trung tâm của triều đại Maurya của mình. Dù Magadha suy giảm sau khi triều đại Maurya suy vong vào năm 185 Công nguyên, nó lại vươn lên đỉnh cao vinh quang dưới triều đại Gupta (320-550? sau Công Nguyên), mà dưới thời trị vì của triều đại này vương quốc này đã trải qua một thời kỳ thái bình thịnh trị, cổ vũ khuyến khích cho những thành tựu về nghệ thuật và tri thức. Với sự tan rã của triều đại Gupta vào thế kỷ 6, Magadha đã đánh mất vị trí hàng đầu là một cường quốc Ấn Độ. Tạm thời hồi sinh dưới thời vua Dharmapala (trị vì khoảng thời gian 770-810 Công nguyên), nó rơi vào tay những người Hồi giáo vào cuối thế kỷ 12, sau đó nó đã trở thành một tỉnh của vương quốc Hồi giáo Delhi.
Triều đại Nanda (424-321)
Được xem như là đế quốc đầu tiên thiết lập tại Ấn Độ, nó kế thừa nên móng của vương quốc Madagha và mở rộng thêm, thiết lập quyền thống tại tại toàn bộ miền Bắc Ấn.
Triều đại Maurya : (322 BC–185 BC)
Chandragupta đại đế
Năm 327 trước Công nguyên, Đại đế Hi Lạp Alexandre mới chiếm xong Ba Tư, xua quân qua đèo Hindoukouch tiến vô Ấn Độ. Trong một năm ông xông pha trong các tiểu quốc trù phú ở Tây Bắc, trước kia thuộc đế quốc Ba Tư, tới đâu cũng bắt dân chúng cung cấp lương thực cho đại quân của ông và đóng thuế cho ông. Đầu năm -326, ông vượt sông Indus, vừa đánh vừa tiến từ từ xuống phương Nam và phương Đông, qua các xứ Taxila và Rawalpindi. Ông gặp và đánh tan đạo quân của vua Porus gồm 30.000 bộ binh, 4.000 kị binh, 300 chiến xa và 200 thớt voi, giết 12.000 quân của Porus. Porus đã anh dũng chiến đấu tới cùng, cho nên khi ông ta đầu hàng, Alexandre vừa phục sự can đảm, vừa khen vóc dáng to lớn, tướng mạo đường đường lẫm liệt của ông, hỏi ông muốn được đối xử ra sao. Vua Porus đáp: “Alexandre, ông nên đãi tôi vào hàng quân vương”. Alexandre đáp: “Đành rồi, đó là chuyện của tôi, nhưng ông cho tôi biết ông muốn gì hơn cả”. Porus bảo Alexandre hỏi như vậy là đủ cho mình mãn nguyện rồi, không đòi gì nữa. Lời đáp đó làm cho Alexandre thích chí, và Alexandre cho Porus làm vua trọn phần Ấn Độ mà ông mới chiếm được. Từ đó, Porus phải lệ thuộc xứ Macédoine (tổ quốc của Alexandre) nhưng là đồng minh trung tín và cương nghị. Alexandre muốn tới biển đông – tức vịnh Bengale – nhưng quân sĩ không chịu tiến thêm nữa. Thuyết phục rồi giận dỗi cũng vô hiệu, ông đành phải nhượng bộ, kéo đoàn quân kiệt quệ trở về, mới đầu dọc theo bờ sông Hydaspe rồi theo bờ biển, ngược lên Gédrosie và Béloutchistan. Trong cuộc lui binh đó, ông qua nhiều miền có những bộ lạc bất qui phục và gần như ngày nào quân đội của ông cũng phải chiến đấu. Sau hai mươi tháng rút quân như vậy, trở về tới Suse thì đạo quân ông xua vào Ấn Độ ba năm trước, nay xơ xác, thiểu não.
Bảy năm sau Macédoine không còn giữ được chút quyền hành gì ở Ấn Độ nữa. Sở dĩ có sự thay đổi hoàn toàn đó là nhờ hoạt động của một nhân vật lãng mạn nhất trong lịch sử Ấn Độ, tài cầm quân kém Alexandre – dĩ nhiên – nhưng tài nội trị và ngoại giao thì vượt xa Alexandre: Chandragupta, vốn là một thanh niên quí tộc Kshatriya, bị quốc vương Nanda, có họ hàng với chàng, đày ra khỏi Magadha. Được Kautilya Chanakya, một người quỉ quyệt, giàu thủ đoạn, làm cố vấn, chàng tổ chức một đạo quân nhỏ, dẹp được hết các đồn quân Macédoine và tuyên bố Ấn Độ độc lập. Rồi chàng tiến về Pataliputra[1] kinh đô vương quốc Magadha, gây một cuộc cách mạng, chiếm ngôi báu và sáng lập triều đại Mauryan, triều đại này làm chủ Hindoustan và A Phú Hãn trong một trăm ba mươi bảy năm. Vừa can đảm vừa biết dùng mánh khoé khôn khéo của Kautilya, Chandragupta làm cho triều đại của ông thành mạnh nhất thời đó. Khi Mégasthènes, với tư cách là sứ thần của Seleucus Nicator, vua Syrie, tới kinh đô Pataliputra, ông ngạc nhiên thấy một nền văn minh mà ông ta về khoe với các người Hi Lạp ngây thơ rằng không kém nền văn minh Hi Lạp chút nào – ta nên nhớ văn minh Hi Lạp thời đó toàn thịnh
Theo truyền thuyết Ấn mà các sử gia châu Âu cho là đúng, có lần một nạn đói kém kéo dài quá (lời của Mégasthènes) làm cho nước điêu tàn, Chandragupta thất vọng vì bất lực, không cứu nổi dân, thoái vị, sống cuộc đời khổ hạnh như các tín đồ Jaïn trong mười hai năm nữa rồi tuyệt thực để chết.
Bindusara, ông vua kế vị Chandragupta, chắc chắn là một người có cảm tình với giới trí thức. Vì người ta kể chuyện rằng ông ta xin Antiochus, vua Syrie, tặng ông ta một triết gia Hi Lạp; trong thư còn nói rõ rằng cần thứ triết gia Hi Lạp “chính hiệu”, giá cả bao nhiêu cũng không ngại. Đề nghị đó không có kết quả vì Antiochus kiếm đâu ra một triết gia để bán, nhưng Trời cũng không phụ lòng Bindusara, cho ông ta một người con trai triết nhân.
Asoka đại đế
Açoka Vardhana lên ngôi năm 273 trước Công nguyên, làm chủ một đế quốc rộng lớn nhất từ trước chưa hề có ở Ấn Độ vì đế quốc đó gồm A Phú Hãn, Béloutchistan, toàn thể Ấn Độ ngày nay trừ miền Tamilakam, tức xứ của người Tamil, ở phía cực Nam bán đảo. Trong một thời gian, ông ta cai trị y như ông nội ông, Chandragupta, nghĩa là tàn ác đấy, nhưng đàng hoàng. Nhà sư Huyền Trang ở Trung Hoa qua thỉnh kinh, sống ở Ấn Độ nhiều năm (thế kỉ thứ VII sau Công nguyên), chép rằng dân chúng còn nhớ khám đường Açoka cho xây cất ở phía Bắc kinh đô, mà truyền thuyết gọi là “Địa ngục của Açoka”. Dân Ấn kể cho Huyền Trang rằng Açoka dùng đủ các cực hình có thể tưởng tượng được để tra tấn, trừng trị tội nhân. Nhà vua lại còn ra lệnh kẻ nào đã vô trại giam đó thì đừng để cho ra mà còn sống. Nhưng một hôm một vị thánh tăng lớ vớ vô cớ bước vô, bị liệng vào vạc dầu mà không chết. Viên cai ngục bèn báo cho Açoka, Açoka tới tức thì, nhìn tận mắt, thấy hiện tượng đó kì dị, tính quay ra thì viên cai ngục tâu rằng theo lệnh của nhà vua, không một kẻ nào được ra khỏi ngục mà sống, như vậy mới tính làm sao bây giờ? Açoka nhận lời đó là đúng bèn bảo liệng chính viên cai ngục vào vạc dầu. Người ta còn bảo khi về tới cung điện, Açoka đổi tính hẳn đi, ra lệnh phá khám đường và sửa lại hình luật cho nhân đạo hơn. Đúng lúc đó ông ta hay tin quân đội mới đại thắng bộ lạc nổi loạn Kalinga, giết được mấy ngàn quân phiến loạn và bắt được một số lớn nữa làm tù binh. Açoka hối hận “vì cảnh cảnh chém giết tàn nhẫn đó mà làm cho bao nhiêu tù binh phải xa người thân của họ”. Ông bèn bảo thả hết các tù binh, trả đất lại cho bộ lạc Kalinga, lại còn gởi họ một bức thư xin lỗi nữa. Thật là một hành động vô tiền trong lịch sử, mà cũng gần như khoáng hậu nữa, vì đời sau rất ít người bắt chước ông. Rồi ông ta xin qui y, bận áo vàng trong một thời gian, không đi săn, không ăn mặn nữa, và theo con đường Bát chánh. Ngày nay chúng ta khó mà biết được trong truyền thuyết đó phần nào hoang đường, phần nào đúng sự thực, chúng ta cũng không biết rõ được vì những lí do nào mà ông hành động như vậy. Có lẽ ông thấy đạo Phật đã phát triển mạnh, và nghĩ rằng những lời Phật dạy phải từ bi, yêu hoà bình có thể vừa ích lợi cho dân chúng lại giúp ông giảm được số cảnh sát, mật vụ đi chăng? Dù sao thì trong năm thứ mười một triều đại của ông, một loạt sắc lệnh được ban bố mà ai cũng nhận là những sáng kiến kì dị nhất chưa chính quyền nào nghĩ ra; ông lại đục khắc lên núi đá, lên cột các sắc lệnh đó viết theo thổ ngữ từng miền để bất kì người Ấn nào biết chữ cũng có thể đọc được. Người ta thấy nhiều sắc lệnh khắc trên núi đá ở nhiều nơi tại Ấn Độ, ngày nay mười cây cột lớn còn đứng vững và có thể định được vị trí của hai chục cây cột khác. Những sắc lệnh đó tỏ rằng nhà vua đã hoàn toàn tin lời dạy của đạo Phật và rán áp dụng nó vào việc trị nước, nghĩa là vào khu vực hoạt động khó đem nó ra thực hành nhất. Cũng như thể một quốc gia hiện đại (ở Tây Phương) nhất đán tuyên bố rằng sẽ đem đạo Ki Tô ra thực hành. Những sắc lệnh đó rõ ràng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, nhưng hình như không có khuynh hướng tôn giáo. Trong các sắc lệnh có chỗ nói tới một đời sống vị lai đấy, và chỉ điểm đó cũng cho ta thấy rằng tư tưởng, tín ngưỡng của Phật tử đã khác xa chủ trương hoài nghi của Phật Tổ rồi. Nhưng không có đoạn nào trong các sắc lệnh bảo dân phải thờ phụng một vị thần nào cả, chẳng những vậy, ngay đến Phật, cũng không bắt dân thờ nữa. Rõ ràng là các sắc lệnh không quan tâm tới thần học: sắc lệnh ở Sarnath bảo phải giữ sự hoà thuận trong các đền chùa, tăng hội và kẻ nào đề xướng sự li giáo làm cho tăng hội suy nhược thì sẽ bị tội; nhưng nhiều sắc lệnh khác bảo phải khoan dung về phương diện tôn giáo, trọng sự tự do tín ngưỡng. Phải bố thí cho các tu sĩ Bà La Môn cũng như các tăng đồ, không được mạt sát tín ngưỡng của người khác. Nhà vua tuyên bố rằng tất cả các thần dân đều là con cưng của ngài chẳng cần biết người nào theo tôn giáo nào, đối đãi với mọi người như nhau cả.
Triều đại Kushan (Quý Sương) (30–375)
Đế quốc Quý Sương, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3[2]), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế này trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi 月氏) đến từ Tân Cương (Trung Quốc) ngày nay, một dân tộc có thể có liên hệ với người Tochari. Do nằm tại trục giao thông huyết mạch của Trung Á, họ có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, Ba Tư Sassanid và nhà Hán Trung Quốc, và trong vài thế kỷ họ là trung tâm trao đổi giữa Đông Phương và Tây Phương.
Trong thế kỷ 1 và đầu thế kỉ 2 SCN ,người Quý Sương bành trướng nhanh chóng trên phần phía bắc của khu vực Nam Á ít nhất là xa tới tận Saketa và Sarnath gần Varanasi (Benares), nơi mà các chữ khắc đã được tìm thấy với niên đại tới những năm đầu của thời đại của vị vua Quý Sương nổi tiếng nhất, Kanishka, mà dường như bắt đầu khoảng năm 127 SCN.
Các vị vua Quý Sương là một nhánh của liên minh Nguyệt Chi. Trước đó họ là một dân tộc du mục cư trú tại các thảo nguyên phía tây bắc của Trung Quốc, họ di chuyển về phía tây nam và định cư ở Bactria cổ đại. Họ cũng đã có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, nhà Sassanid của Ba Tư và nhà Hán ở Trung Quốc. Đế chế này suy yếu từ thế kỷ thứ 3 và sụp đổ bởi đế chế Sassanid và Đế chế Gupta.
Tên Quý Sương từ tiếng Hoa để chỉ một trong năm bộ lạc người Nguyệt Chi, một liên minh lỏng lẻo của những dân tộc Ấn-Âu dùng các ngôn ngữ Tochari. Họ là người Ấn-Âu sống ở phía cực đông, trên những đồng cỏ khô cằn của lưu vực sông Tháp Lý Mộc ở Tân Cương ngày nay, đến khi dân Hung Nô đuổi họ về phía tây vào khoảng từ năm 176 TCN đến năm 160 TCN. Trong lịch sử Trung Quốc, năm bộ lạc Nguyệt Chi được gọi là Hưu Mật , Quý Sương , Song Mỹ , Hật Đốn , và Đô Mật .
Dân Quý Sương tới Vương quốc Hy Lạp-Bactria, thuộc địa hạt Đại Hạ (miền bắc Afghanistan và Uzbekistan) vào khoảng năm 135 TCN, và chiếm đất và đẩy những triều đại Hy Lạp ở đấy tái định cư tại lưu vực sông Ấn Độ (ở nước Pakistan ngày nay) thuộc miền tây của Vương quốc Ấn-Hy Lạp.
Trong thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Quý Sương đã trở nên hùng mạnh hơn các bộ lạc Nguyệt Chi khác, và thống nhất họ thành một liên minh chặt chẽ dưới quyền yabgu Kujula Kadphises . Tên Quý Sương đã được chấp nhận ở phương Tây và sửa đổi thành Kushan để chỉ liên minh này, mặc dù người Trung Quốc tiếp tục gọi họ là Nguyệt Chi.
Dần dần giành giật quyền kiểm soát của khu vực từ các bộ tộc Scythia, người Quý Sương bành trướng về phía nam tiến vào các khu vực theo truyền thống được biết đến là Gandhara và thiết lập hai kinh đô song song ở Kabul ngày nay và Peshawar mà sau đó được gọi là Kapisa và Pushklavati.
Người Quý Suơng chấp nhận các yếu tố của văn hóa Hy Lạp cổ đại của Bactria. Họ đã chấp nhận bảng chữ cái Hy Lạp cho phù hợp với ngôn ngữ riêng của họ (với sự phát triển thêm các chữ Þ "sh", như trong "Kushan") và sớm bắt đầu đúc tiền đúc theo kiểu Hy Lạp. Trên đồng tiền của họ họ sử dụng truyền thuyết ngôn ngữ Hy Lạp kết hợp với truyền thuyết Pali (trong chữ viết Kharoshthi), cho đến những năm đầu của triều đại Kanishka.
Người Quý Sương được cho chủ yếu là theo Hỏa Giáo .Tuy nhiên, từ triều đại Vima Takto, nhiều người Quý Sương bắt đầu chấp nhận các khía cạnh của văn hóa Phật giáo. Giống như Ai Cập, họ tiếp thụ các tàn dư của văn hóa Hy Lạp của các vương quốc Hy Lạp, ít nhất một phần bị Hy Lạp hóa. Đại đế Quý Sương Vima Kadphises có thể đã chấp nhận đạo Saivism, như phỏng đoán từ tiền xu đúc trong thời gian này.
Sự cai trị của người Quý Sương liên kết thương mại biển Ấn Độ Dương với thương mại của Con đường tơ lụa thông qua văn minh sông Ấn. Tại thời điểm đỉnh cao của triều đại, Người Quý Sương cai trị cai trị một vùng lãnh thổ lỏng lẻo mở rộng tới biển Aral ngày nay từ Uzbekistan, Afghanistan, và Pakistan tới miền bắc Ấn Độ.
Triều đại Gupta (320 -550)
Chandragupta I (không nên lộn với Chadragupta Maurya, cũng gọi là Chandragupta I) đã sáng lập triều đại các vua bản thổ Gupta. Người kế vị ông, Samudragupta, trị vì năm chục năm, nổi danh là một trong những minh quân bậc nhất suốt trong mấy ngàn năm lịch sử Ấn Độ. Ông thiên đô từ Pataliputra tới Ayodhya, chỗ xưa kia của Rama trong thần thoại; xua quân và phái các quan thu thuế vô miền Bengale, miền Assam, miền Népal và miền Nam Ấn, ông dùng số tiền các nước chư hầu nộp cống để phát triển văn học, tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. Chính ông, khi nào không cầm quân thì làm thơ và chơi đàn, vào hạng có tài. Con trai ông, Vikamaditya (Mặt trời của Uy quyền) tiến xa hơn nữa về võ bị cũng như về văn hóa, nâng đỡ kịch tác gia danh tiếng Kalidasa và qui tụ được ở kinh đô Ujjaïn một đám đông thi sĩ, triết gia, nghệ sĩ, bác học, học giả ưu tú. Dưới hai triều vua đó, Ấn Độ đạt tới một trình độ văn minh chưa hề có từ thời Phật Thích Ca và một sự thống nhất chính trị ngang với các triều đại Açoka và Akbar.
Trong tập kí sự về lần qua Ấn thỉnh kinh ở đầu thế kỉ thứ V sau Công nguyên, nhà sư Pháp Hiển đã ghi lại ít nét về văn minh Gupta. Ông là một trong số nhiều nhà sư Trung Hoa qua Ấn Độ trong thời đại hoàng kim đó, mà số người hành hương đó còn ít hơn số các thương nhân, sứ thần từ đông hoặc từ tây vượt các dãy núi cao để vô Ấn Độ, có người từ La Mã tới, làm cho Ấn được cái lợi tiếp xúc với các phong tục và tư tưởng ngoại quốc. Sau khi liều mạng vượt qua được các tỉnh phía Tây Trung Hoa, nhà sư Pháp Hiển ngạc nhiên rằng ở Ấn Độ, người ta yên ổn đi khắp nơi được, không gặp một tên trộm cướp, không bị ngăn cản, ức hiếp. Ông cho chép trong tập nhật kí rằng ông mất sáu năm mới tới Ấn Độ, ở Ấn sáu năm nữa, rồi mất ba năm nữa để trở về Trung Hoa theo đường biển, đi ngang qua Tích Lan và Java. Ông thán phục sự giàu có, thịnh vượng, đức hạnh và hạnh phúc của dân Ấn, thán phục sự tự do mà họ được hưởng về phương diện xã hội và tôn giáo.
Kỉ nguyên rực rỡ của văn hóa Ấn Độ đó bị cuộc xâm lăng của Hung Nô làm gián đoạn, dân tộc này thời đó tàn phá châu Á và châu Âu, diệt trong một thời gian Đế quốc Ấn Độ và Đế quốc La Mã. Trong khi Attila (A-Đề-Lạp) tàn phá châu Âu thì Toramana chiếm Malwa, và Mihiragula tàn nhẫn kinh khủng, cướp ngôi của các vua Gupta. Ấn Độ phải chịu cảnh nô lệ và hỗn loạn trong một thế kỉ. Rồi một hậu vệ của giòng Gupta, vua Harsha-Vardhana giành lại được Bắc Ấn, dựng kinh đô ở Kanauj và trong bốn mươi hai năm, lặp lại được cảnh thanh bình trong một vương quốc rộng lớn, văn học và nghệ thuật lại bắt đầu đâm bông.
Harsha băng rồi, một kẻ tiếm ngôi, và cái bề trái của chế độ quân chủ lại hiện rõ. Ấn Độ phải trải qua gần một ngàn năm hỗn loạn. Ấn Độ cũng có thời Trung cổ suy đồi như châu Âu, cũng bị các rợ xâm lăng, chia cắt, tàn phá. Phải đợi tới khi đại vương Akbar xuất hiện, cảnh thái bình và thống nhất mới được phục hồi.
Gupta Empire 320 – 600 C.E.
Các vương quốc ở miền nam Ấn Độ
Bọn xâm lăng Hồi càng tiến sâu vô thì văn hóa Ấn Độ càng lùi xuống phương Nam, thành thử tới cuối thời Trung cổ, chỉ ở miền Deccan là còn thấy những nét cao nhã nhất của nền văn minh Ấn Độ. Trong một thời gian, bộ lạc Chalyuka còn duy trì được nền độc lập của vương quốc vắt ngang qua Trung Ấn, từ bờ biển bên đây qua bờ biển bên kia, dưới triều Pulakeshin II, vương quốc đó khá vinh quang và hùng cường để thắng được Harsha, làm cho Huyền Trang phải phục và sứ thần Ba Tư Chosroès II phải tỏ lòng tôn kính. Chính dưới triều đại đó, trong vương quốc của Pulakeshin, xuất hiện những bức hoạ quan trọng nhất của Ấn Độ, tức những bích họa Ajanta. Ngai vàng của Pulakeshin bị vua Pallava lật đổ, và ông vua này thống trị Trung Ấn trong một thời gian ngắn. Ở cực Nam, và từ thế kỉ thứ I, các bộ lạc Pandya đã thành lập một vương quốc gần Madura, Tinnevelly và vài phần của Travancore, họ xây cất ở Madura một đền thờ vĩ đại và vô số công trình kiến trúc nhỏ hơn, làm cho Madura thành một trong những đô thị đẹp nhất thời Trung cổ Ấn Độ. Nhưng rồi họ bị các bộ lạc Chola đánh tan, sau bị bọn Hồi xâm chiếm. Người Chola cai trị cả hai miền từ Madura tới Mabras, phía Tây tiến tới Mysore. Họ đã xuất hiện từ thời Thượng cổ vì trong các sắc lệnh của Açoka có nói tới họ, nhưng tới thế kỉ thứ IX chúng ta không biết gì về họ cả, thế kỉ này họ mới thịnh lên, mở màn cho một loạt xâm lăng và tất cả các tiểu vương Nam Ấn, cả Tích Lan nữa, phải triều cống họ. Rồi họ suy lần và phải lệ thuộc quốc gia lớn nhất miền Nam, Vijayanagar.
Vijayanagara Empire, 1446, 1520 CE
Triều đại Akbar- Đế quốc Mogul
Vijayanagar – tên này vừa là tên một vương quốc, vừa là tên một kinh đô – gợi cho ta niềm hoài cảm về sự phù du của vinh quang và tính mau quên của loài người. Thời cực thịnh, nó gồm các tiểu quốc hiện nay của bán đảo, kể cả Mysore và Madras. Muốn biết thời đó nó thịnh ra sao chỉ cần nhớ rằng vua Krishna Raya, trong trận Talikota, chỉ huy 703.000 bộ binh, 32.600 kị binh và 551 thớt voi, chưa kể mấy trăm ngàn người, nào là con buôn bán đồ vặt, theo quân đội, gái điếm và cả một bọn giang hồ thời xưa thường bu chung quanh một đạo quân ra mặt trận. Chính sách chuyên chế dịu bớt nhờ cái lệ cho các làng tương đối tự trị và nhờ thỉnh thoảng có được một minh quân nhân từ. Krishna Raya thống trị Vijayanagar ngang thời vua Henri VIII ở Anh và có thể so sánh với ông vua cực đa tình này. Ông công bằng, đại độ, bố thí nhiều, tôn trọng tự do tín ngưỡng, yêu và khuyến khích văn chương, nghệ thuật, tha tội cho kẻ địch bại trận, không phá thành thị của địch, và siêng năng trị nước.
Các dân tộc Hồi xâm lăng cứ tiến chầm chậm về phương Nam, thình lình vua Hồi các xứ Bijapur, Ahmadnagar, Golconde và Bidar hợp lực để chiếm nốt cái góc mà các vua Ấn còn giữ được. Liên quân của họ gặp đạo quân non nửa triệu của Rama Raja ở Talikota[15], nhưng quân Hồi còn đông hơn nữa và thắng được. Rama Raja bị bắt và chặt đầu trước mắt quân Ấn, quân Ấn thất vọng, đào tẩu hết. Trong cuộc rút lui vội vàng đó, non năm trăm ngàn quân Ấn bị giết, máu đỏ cả dòng sông trong miền. Quân Hồi vô kinh đô cướp bóc được biết bao nhiêu của cải tới nỗi “bất kì tên lính nào cũng hóa giàu, có vàng, có đồ tư trang, vải vóc, lều, ngựa và nô lệ”. Cướp bóc, luôn năm tháng trời: dân vô tội cũng bị giết, giết hết, và vơ vét các kho lẫm, các cửa tiệm hết nhẵn rồi họ tàn phá các cung điện, đền đài, kiên nhẫn huỷ từng bức tranh, bức tượng, sau cùng họ cầm đuốc đi khắp các đường phố, gặp cái gì cháy được là đốt cho rụi mới thôi. Khi họ rút lui, Vijayanagar hoang tàn như sau một cơn động đất, không còn một phiến đá nào lành. Thực là một cuộc tàn phá hoàn toàn, dữ dội, đặc biệt của sự xâm lăng ghê gớm mà người Hồi đã bắt đầu từ ngàn năm trước, bây giờ thì hoàn thành.
Suốt lịch sử nhân loại có lẽ không có trang nào đẫm máu bằng trang sử Hồi xâm chiếm Ấn Độ. Đọc nó ta đâm ra chán nản vì thấy rằng văn minh là cái gì rất mong manh, cái thế thái bình bấp bênh, trật tự mà lại tự do, văn vẻ đó có thể bị phá huỷ bất kì lúc nào, do những kẻ dã man ở ngoài vô, có khi do những quân dã man sinh ra ở ngay trong xứ nữa. Người Ấn Độ đã phí sức trong các cuộc tranh biện và nội chiến, họ đã theo đạo Phật và đạo Jaïn, mà những đạo đó không hợp với sự tranh đấu dũng cảm cần thiết cho đời sống; họ lơ là với việc phòng vệ biên cương và kinh đô, bảo vệ của cải và tự do, và các dân tộc Scythe, Hung Nô, A Phú Hãn, Thổ rình rập ở chung quanh, lúc nào thấy tinh thần quốc gia của Ấn giảm xuống là xông vô liền. Trong bốn trăm năm (600-1000), Ấn Độ là cái mồi nhử họ, và sau cùng cuộc xâm lăng xảy ra.
Lần tấn công đầu tiên chỉ là một cuộc nhập khẩu ngắn ngủi do Multan chỉ huy, đánh thốc vào miền Tây Pendjab rồi rút về (664 sau Công nguyên). Trong ba trăm năm, tiếp theo nhiều cuộc nhập khẩu khác, hậu quả là người Hồi chiếm được thung lũng Indus, gần đúng vào lúc người Ả Rập thua ở Poitiers (732 sau Công nguyên), hết làm chủ châu Âu. Nhưng cuối thế kỉ thứ X, người Hồi mới thực sự xâm chiếm Ấn Độ.
Năm 997, một thủ lãnh Thổ tên là Mahmud làm vua tiểu quốc Ghazni, ở miền Đông A Phú Hãn. Hỡi ơi, ông ta thấy rằng vương quốc của mình trẻ trung quá mà lại nghèo, còn Ấn Độ ở bên kia biên giới thì đã già cỗi mà lại giàu, thế là lòng tham của ông nổi lên. Viện cái cớ thiêng liêng là để diệt thói sùng bái ngẫu tượng ở Ấn, ông ta dắt một đạo quân thờ cái “đạo” cướp bóc, vượt biên giới Ấn. Ông ta đánh tan đạo quân Ấn không chuẩn bị kĩ ở Bhimnagar, tàn phá các thành thị, đền chùa và chở về nước không biết bao nhiêu của cải người Ấn đã tích luỹ trong mấy thế kỉ. Về tới Ghazni, ông ta trải các của cướp bóc được cho các sứ thần ngoại quốc coi, làm cho bọn này ngạc nhiên, vô cùng tán thưởng: thôi thì đủ hết “đồ tế nhuyễn, các viên ngọc trai, hồng ngọc lấp lánh như nước hoà với rượu rồi đông lại, các viên ngọc bích y như trái sim, và những viên kim cương lớn bằng trái lựu”.
Từ đó, quen mùi, mỗi mùa đông ông ta lại đem quân xuống Ấn Độ, vơ vét cho đầy kho tàng của ông và cho quân lính thả cửa giết chóc, cướp bóc, qua mùa xuân lại trở về kinh đô, càng ngày càng giàu có hơn. Ở Mathura (trên bờ sông Jumna) ông ta vô một ngôi đền, khiêng hết các tượng nạm vàng và ngọc, vàng, bạc, đồ thờ cũng vơ hết; ông ta ngạc nhiên sao mà kiến trúc của ngôi đền vĩ đại thế, tính phỏng rằng muốn xây cất lại thì phải tốn một trăm triệu dina[ và làm việc trong hai trăm năm; vậy mà ông ông sai quết thạch du lên, đốt cho cháy rụi mới thôi. Sáu năm sau ông ta cướp phá một thành phố trù phú khác ở Bắc Ấn, thành Smanath, giết sạch năm chục ngàn dân rồi chở hết của cải về Ghazni, thành một người có lẽ giàu nhất trong lịch sử nhân loại. Đôi khi ông ta tha chết cho dân chúng các thành phố chiếm được, lôi hết về nước, bắt làm nô lệ; nhưng số nô lệ quá nhiều đến nỗi chỉ trong vài năm, giá rẻ mạt, vài quan tiền Pháp một tên. Trước khi ra trận, Mahmud quì xuống cầu nguyện Allah phù hộ cho mình. Ông giữ ngôi được một phần ba thế kỉ và khi chết, được các sử gia Hồi coi là ông vua lớn nhất của thời đại, một trong những ông vua lớn nhất của mọi thời.
Thấy tên ăn cướp hạng nhất đó được coi như thần thánh, các lãnh tụ Hồi khác muốn noi gương nhưng không thành công bằng. Năm 1186, bộ lạc Ghuri ở A Phú Hãn xâm lăng Ấn Độ, chiếm Delhi, đốt phá các đền đài, chiếm của cải rồi lập một triều đại Hồi ở Delhi, làm cho suốt ba thế kỉ dân Bắc Ấn chịu một chế độ độc tài của ngoại nhân, thỉnh thoảng phẫn uất quá, phải nổi loạn ám sát. Vua Hồi khát máu đầu tiên là Kutb-d-Din Aibak đáng làm “kiểu mẫu” cho cả loạt: cuồng tín, dữ như beo, tàn nhẫn. Một sử gia Hồi bảo: “Ông ta phân phát của cải tới mấy trăm ngàn, nhưng những kẻ bị ông giết cũng tới mấy trăm ngàn”. Sau một lần thắng trận, ông “bắt năm chục ngàn người nô lệ, cánh đồng đen nghịt người Ấn”, mà hồi nhỏ chính ông ta đã bị bán làm nô lệ đấy. Một vua Hồi khác, Balban, trừng trị tụi côn đồ hoặc phiến loạn, bằng cách cho voi giày hoặc lột da, hoặc vùi vào đống rơm cho chết ngạt, hoặc treo cổ lên ở cửa thành Delhi. Khi một số người Mông Cổ lại làm ăn ở Delhi, cải đạo theo Hồi giáo, muốn nổi loạn, vua Hồi Alau-d-Din (người đã hạ thành Chitor), trong một ngày giết hết các đàn ông Mông Cổ - từ mười lăm tới ba chục ngàn mạng.
Vua Hồi Muhammad-bin-Tughlak, kẻ đã giết cha để đoạt ngôi, thành một nhà bác học nổi danh và một nhà văn có tài; mặc dầu nghiên cứu toán, vật lí và triết học Hi Lạp, ông ta còn tàn bạo hơn hết thảy các vua trước. Một người cháu ông nổi loạn, ông bắt vợ con người đó phải ăn thịt chồng và cha. Ông phá giá tiền tệ, cướp bóc, giết chóc, làm cho trong xứ điêu tàn tới nỗi dân phải trốn vào rừng ở. Ông giết không biết bao nhiêu người Ấn, và chính một sử gia Hồi đã phải bảo rằng “trước lều và trong sân hoàng cung luôn luôn có hàng đống xác người, bọn đao phủ phải lôi kéo, đâm chém nạn nhân suốt ngày tới mệt đừ ra”. Muốn dời đô lại Delautabad, ông bắt tất cả dân cư ở Delhi đi theo ông và Delhi thành một hoang địa, hay tin một người mù còn ở lại Delhi, ông ta bảo lính lôi xềnh xệch người đó tới kinh đô mới, và tới nơi kẻ khốn nạn chỉ còn có mỗi một giò. Ông ta phàn nàn rằng dân không yêu ông, không nhận đúng đức công bằng sắt đá của ông. Ông ta thống trị Ấn Độ một phần tư thế kỉ và chết trên giường bệnh. Người nối ngôi ông, Firoz Shah, chiếm xứ Bengale, ra lệnh hễ ai cắt được một đầu người Ấn thì được thưởng và ông đã thưởng 180.000 đầu. Thiếu nô lệ thì ông tấn công các làng xóm, và Trời cho ông ta hưởng thọ được tám mươi. Còn vua Hồi Ahmed Shad, mỗi khi hay tin nội trong một ngày quân đội ông giết được hai chục ngàn thường dân Ấn thì mở tiệc ăn mừng luôn ba ngày liền.
Những ông vua đó thường có khả năng hết mà bọn trung thành với họ đều can đảm, khéo mưu tính, nên họ mới giữ được quyền hành mà cai trị dân Ấn đông hơn họ gấp bội. Phải nhận rằng một phần cũng nhờ tôn giáo nhất thần của họ có xu hướng hiếu chiến, khắc kỉ, cương cường hơn các tín ngưỡng trong dân gian Ấn Độ. Trong bọn độc tài khát máu đó có vài người có học thức, che chở nghệ thuật, khuyến khích các nghệ sĩ và thợ thuyền – hầu hết là gốc Ấn – xây cất các giáo đường Hồi giáo và lăng tẩm đẹp đẽ, có người vào hàng học giả thích đàm đạo với các sử gia, thi sĩ và và nhà bác học. Một học giả nổi danh nhất của châu Á, Alberuni theo vua Mahmud xứ Ghazni vô Ấn viết một bộ sách về Ấn có thể so sánh được với bộ Histoire naturelle của Pline hoặc bộ Cosmos của Humboldt. Sử gia Hồi cũng đông gần bằng tướng lãnh Hồi mà cũng không thua bọn này về tinh thần hiếu chiến, khát máu. Bọn vua Hồi dùng thuật đánh thuế - một thuật rất cổ - và cả phương pháp cướp giật nữa để vơ vét hết tiền bạc của dân Ấn, nhưng họ ở lại trong xứ, lại dùng tiền đó tiêu pha và đồng tiền luân chuyển trong nền kinh tế Ấn Độ. Nhưng chính sách khủng bố và bóc lột vô liêm sỉ đó làm cho dân tộc Ấn suy nhược đi cả về thể chất lẫn tinh thần, mà dân tộc Ấn vốn đã suy nhược sẵn rồi vì thời tiết, vì thiếu ăn, vì chia rẽ về chính trị và vì ảnh hưởng của các tôn giáo bi quan.
Chính sách cai trị của các vua Hồi đã được Alau-d-Din vạch rõ khi ông ta ra lệnh cho các cố vấn thảo những “luật để bóp nặn dân Ấn tới kiệt, không còn chút của cải nào nữa, để họ không còn sức đâu mà bất bình, nổi loạn”. Xưa các vua Ấn chỉ bắt nông dân nộp một phần sáu huê lợi, nay các vua Hồi bắt nộp một nửa huê lợi. Một sử gia Hồi bảo: “Không một người Ấn nào dám chắc giữ được thủ cấp, vàng bạc hoặc một vật thừa nào của mình… Đánh đập, bêu chợ, nhốt khám, cột chân cột tay, mọi phương tiện đều được dùng để bắt họ phải nộp thuế”. Một viên cố vấn trách chính sách đó tàn nhẫn, Alau-d-Din bảo: “Khanh là một nhà bác học đấy nhưng thiếu kinh nghiệm, ta vô học nhưng ta biết rõ công việc của ta. Khanh nên tin chắc rằng khi nào tụi Ấn nghèo mạt thì chúng mới hoá nhu thuận. Vì vậy ta đã ra lệnh để cho chúng có đủ sữa, lúa ăn đợi tới mùa sau, chứ không được dư để chứa trong kho mà làm giàu”.
Đó là vài nét chính về lịch sử Ấn Độ thời đó. Bị các chia rẽ nội bộ làm cho suy nhược, dân tộc Ấn không chống nổi bọn xâm lăng, bị bọn xâm lăng làm cho nghèo mạt, họ không còn đủ sức chống cự lại nữa và tìm nguồn an ủi trong những thuyết siêu nhiên, họ bảo làm chủ hay làm nô lệ thì cũng chỉ là ảo tưởng, cái gì cũng hư vô hết, đời người ngắn ngủi quá, hơi đâu mà nghĩ tới chuyện bảo vệ tự do của mình hoặc của dân tộc. Bi kịch đó để lại cho ta một bài học chua chát: phải luôn luôn cảnh giới mới bảo vệ được nền văn minh. Một dân tộc nên yêu hoà bình, nhưng cũng phải luôn luôn giữ gìn cho thuốc súng được khô.
Khi một bọn xâm lăng mới cũng từ phương Bắc xuống – luôn luôn như vậy – thì các vua Hồi bị đánh bại một cách dễ dàng cũng y như hồi xưa dân Ấn bị họ đánh bại. Người thắng họ đầu tiên là Tamerlan – gọi là Timur-i-lang thì đúng hơn – một người Thổ cho Hồi giáo là một lợi khí chiến tranh và tự xưng là hậu duệ của Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) để được rợ Mông Cổ giúp sức. Khi đã chiếm được ngai vàng xứ Samarcande, ông ta muốn vơ vét cho được nhiều vàng hơn nữa và một hôm nghĩ ra rằng Ấn Độ hãy còn đầy bọn tà giáo, nghĩa là chưa theo Hồi giáo. Các tướng lãnh của ông biết sự dũng cảm của bọn Hồi, nên còn do dự, tâu với ông rằng tụi tà giáo đó [tức dân Ấn] đương ở dưới cái ách của Hồi giáo rồi. Các Mullah thuộc làu làu kinh Coran [Thánh kinh của Hồi giáo] bèn đọc một thánh thi, thiên khải: “Ôi, Giáo Tổ [tức Mahomed], phải đem quân tấn công tụi tà giáo không thờ ta đi, trừng trị chúng thật gắt đi”. Thế là Timur-i-lang nghe lời Chúa dạy, vượt sông Indus, tàn sát hoặc bắt làm tù binh hết thảy những kẻ nào không trốn thoát, đánh tan đạo quân của vua Hồi Mahmud Tughlak, chiếm Delhi, thản nhiên hạ sát trăm ngàn tù binh, cướp bóc tất cả các của cải mà triều đại A Phú Hãn đã tích luỹ, rồi trở về Samarcande với một đoàn phụ nữ, nô lệ, tới đâu cũng gây cảnh hỗn loạn, đói kém và rắc bệnh dịch hạch cho dân chúng.
Khi quân đội ông ta rút về rồi, các vua Hồi ở Delhi lại trở lên ngai vàng, tiếp tục bóp nặn dân Ấn thêm một thế kỉ nữa, tới khi bị xâm lăng hẳn. Babur, người sáng lập triều đại Mông Cổ không kém Đại đế Hy Lạp Alexandre về can đảm và sức cám dỗ. Ông ta khôn khéo như tổ tiên ông là Timur và Gengis Khan, hai cái mầm tai hoạ của châu Á đó, nhưng không tàn nhẫn như họ. Có thể nói rằng sự quá dồi dào về sinh lực thể chất cũng như tinh thần làm cho ông khổ. Không thể ngồi yên được, phải chiến đấu, săn bắn, đi khắp nơi, không nghỉ, trong năm phút chỉ dùng một tay mà giết được năm quân thù, điều đó đối với ông chỉ là một trò chơi. Có lần trong hai ngày, ông ta phi ngựa hai trăm năm mươi sáu cây số, hai lần lội qua sông Gange, và khi về già ông nhớ lại thì ra từ hồi mười một tuổi, không bao giờ giữ nguyệt trai Ramadan ở một nơi tới hai lần.
Trong tập Hồi kí của ông bắt đầu như sau: “Năm mười hai tuổi ta làm vua xứ Ferghana”. Mười lăm tuổi ông bao vây rồi hạ được thành Samarcande, nhưng rồi lại phải bỏ vì không đủ tiền trả quân lính; ông suýt chết vì bệnh, phải trốn trong rừng một thời gian, rồi chỉ cầm đầu hai trăm bốn chục quân, ông chiếm lại được thành; lại mất thành một lần nữa vì có kẻ phản, phải sống hai năm trong cảnh nghèo tại một nơi hẻo lánh, đã có ý muốn rút về Trung Hoa sống một đời nông dân, nhưng rồi ông cũng tập hợp được một đạo quân mới, truyền tinh thần dũng cảm cho binh sĩ và chiếm được Kaboul. Năm đó ông hai mươi hai tuổi[5]. Chỉ có mười hai ngàn quân, một số kị binh thiện chiến, ông ta thắng được trăm ngàn quân của vua Hồi Ibrahim ở Panipat, giết hàng ngàn tù binh, chiếm Delhi, sáng lập ở đó một triều đại đáng coi là vẻ vang nhất, thi hành được nhiều ân huệ nhất trong số các triều đại ngoại nhân đã đô hộ Ấn Độ. Ông sống bốn năm yên ổn ở Delhi, làm nhiều bài thơ rất hay, viết hồi kí và mất hồi bốn mươi bảy tuổi, nhưng cứ xét những hoạt động cùng mạo hiểm của ông thì bốn mươi bảy năm đó cũng bằng trên một trăm năm.
Con trai ông, Humayun nhu nhược và do dự quá, chỉ mê ả phù dung nên không tiếp tục sự nghiệp của ông được. Một thủ lãnh A Phú Hãn tên là Sher thắng ông trong hai trận huyết chiến và trong một thời gian lại thống trị Ấn Độ, Sher Shah tuy đủ tư cách giữ truyền thống Hồi là giết người như ngoé, nhưng cho xây cất lại Delhi, tỏ ra hiểu nghệ thuật kiến trúc lắm, lại cải cách nền hành chánh, dọn đường cho chính quyền sáng suốt của Akbar. Hai “Shar” nữa tầm thường, giữ ngôi báu trong mười năm, rồi Humayun sau mười hai năm lang thang cực khổ, tổ chức được một đạo quân ở Ba Tư, trở vô Ấn Độ, khôi phục lại được ngai vàng. Tám tháng sau, từ sân thượng thư viện, ông té xuống mà bỏ mạng.
Trong hồi ông phiêu bạt, cực khổ, bà vợ sinh được một người con trai, mà ông thành kính lựa tên Muhammad để đặt cho, nhưng sau này sử Ấn Độ chỉ gọi là Akbar, nghĩa là “tối đại”. Trời cho Muhammad đủ những tài đức để thành một vĩ nhân, và cơ hồ như tổ tiên ông cũng đồng tình hợp lực để ông được hưởng mọi di truyền tốt vì ông là hậu duệ của Babur, Timur và Gengis Khan. Ông có vô số sư phó nhưng không chịu học ai cả, ngay đến tập đọc cũng không chịu. Chỉ thích những môn thể thao nguy hiểm, tập sự nghề làm vua bằng cách phi ngựa, chơi polo [mã cầu: cưỡi ngựa mà đánh cầu], trị những con voi dữ nhất, lúc nào cũng sẵn sàng đi săn sư tử, cọp, không ngại một sự khó nhọc, một nỗi nguy hiểm nào. Cũng như mọi “hảo hán” Thổ, ông giết người mà không tởm. Hồi mười bốn tuổi, để được xứng với cái tôn hiệu Ghazi – “Sát tà đạo” – ông huơ gươm chém một nhát rụng đầu một tù nhân Ấn. Đó, con người sau này thành một ông vua hiền minh nhất, có học thức nhất trong lịch sử nhân loại, hồi trẻ dã man như vậy đó.
Mười tám tuổi, ông không cần viên phụ chánh nữa, đích thân nắm hết mọi quyền hành, cai trị lấy thần dân. Lúc đó giang sơn của ông gồm khoảng một phần tám Ấn Độ: một dải đất rộng trung bình khoảng năm trăm cây số, từ Multan tới biên giới Tây Bắc và tới Bénarès. Ông tham lam vô cùng như ông nội ông, tận lực mở rộng đất đai, và sau nhiều chiến dịch tàn khốc, chiếm được toàn cõi Ấn Độ, trừ tiểu quốc Rajpute ở Mewar. Trở về Delhi, cởi xong binh giáp, ông bắt tay liền vào việc tổ chức lại đế quốc. Ông dùng chính sách chuyên chế, đích thân bổ nhiệm mọi quan lại lớn nhỏ, cả tại những tỉnh hẻo lánh nhất. Ông có bốn quan cận thần: một vị tể tướng gọi là Vakir, một bộ trưởng tài chính , đôi khi gọi làVazir (Vizier), có khi gọi là Diwan, một Triều trưởng gọi làBakhshi, và một Giáo trưởng, gọi là Sadr, làm chủ Hồi giáo ở Ấn Độ. Uy tín ông càng tăng, càng vững nhờ truyền thống, ông càng rút bớt quân đội đi, sau chỉ còn giữ một đạo quân thường bị là hai mươi lăm ngàn người thôi. Khi hữu sự, các võ quan tỉnh trưởng mộ thêm quân để tăng cường quân số nhỏ nhoi đó, nhưng phương tiện đó bấp bênh và chính sách đó làm cho Đế quốc Mông Cổ dưới thời Aureng-Zeb dễ sụp đổ. Các viên tỉnh trưởng và thuộc hạ ăn cắp, ăn hối lộ tới nỗi ông phải bỏ già nửa thì giờ vào việc trị tham nhũng. Ông hết sức tiết kiệm trong mọi chi tiêu của triều đình và cung điện tới nỗi định giá lấy thực phẩm, vật liệu và nhân công cung cấp cho quốc gia. Khi ông băng, trong quốc khố còn dư một số bằng khoảng một tỉ Mĩ kim ngày nay và đế quốc ông mạnh nhất thế giới.
Luật pháp rất nghiêm, thuế tuy nặng nhưng không bằng trước. Thuế điền thổ bằng từ một phần sáu tới một phần ba số thu gặt được, mỗi năm được khoảng hai tỉ quan. Nhà vua nắm trong tay cả ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, là tối cao thẩm phán, ông phải bỏ ra nhiều thì giờ xử những vụ quan trọng nhất. Ông ban các đạo luật cấm tảo hôn, cấm bắt quả phụ phải hoả thiêu theo chồng, cho quả phụ được tái giá, bỏ chế độ nô lệ, cấm giết sinh vật để tế thần, tôn giáo nào cũng được tự do, có tài thì làm nghề nào cũng được, không phân biệt nòi giống và tôn giáo, bãi bỏ thuế thân mà các vua Hồi thời trước đánh vào những người Ấn không theo Hồi giáo. Khi ông mới lên ngôi, còn dùng hình phạt chặt tay chặt chân, nhưng về cuối đời ông, hình luật Ấn có lẽ nhẹ hơn hết ở thế kỉ XVI. Các quốc gia mới thành lập, bắt đầu phải dùng chính sách cường bạo, rồi nếu được an ổn thì lần lần chính sách hoá ôn hoà hơn, tự do hơn.
Muhammad Akbar (1542-1605)
Các con của Akbar trước kia mong từng ngày cho ông chết, nay thấy rằng khó mà giữ được đế quốc cha đã sáng lập nên. Tại sao con các bậc vĩ nhân lại hầu hết là tầm thường quá đỗi? Có phải tại thiên tài của các vĩ nhân vừa do di truyền vừa do sinh lí, chỉ lâu lâu may mắn xuất hiện một lần, chứ không thể tái hiện được? Hay tại bậc thiên tài đã phải phí nhiều sinh lực về tinh thần và thể chất quá, không còn đâu để truyền lại cho con cái được? Hay tại con cái họ sống sung sướng, dễ dàng quá, ngay từ hồi nhỏ, không được nhu cầu và cao vọng kích thích, cho nên mau suy đốn? Jehangir chẳng những rất tầm thường mà còn đồi truỵ nữa. Cha là dòng dõi Thổ, mẹ là công chúa Ấn Độ, đông cung thái tử đó ngay từ nhỏ đã rượu chè, trai gái, có thói bạo dâm của rợ Thát Đát (Hung Nô), thói đó tiềm tàng trong máu của ông cha chàng: Babur, Humayun và Akbar, tới chàng mới phát ra. Khi lên ngôi rồi, Jehangir thích thấy cảnh lột da, đóng nõ đít, voi giày tội nhân. Trong tập Hồi kí, ông ta chép lại rằng một mã quan (quan giữ ngựa) và mấy người theo hầu vô ý xuất hiện thình lình làm cho con mồi của ông hoảng, chạy đi mất, ông nổi giận sai chém ngay mã quan đó và chặt gân nhượng chân của bọn theo hầu, thành thử bọn này suốt đời tàn tật. Sau khi chứng kiến cảnh hành hình rồi, ông ta bảo: “Ta tiếp tục cuộc săn bỏ dở”. Khi con trai ông, Khusru, âm mưu thoán nghịch, ông sai đóng nõ đít bảy trăm kẻ phiến loạn, sắp theo một hàng dài trong đường phố Lahore; và thấy họ hấp hối lâu rồi mới chết, ông ta hoan hỉ. Để thoả mãn nhục dục, ông ta có sáu ngàn cung tần mĩ nữ, nhưng quí nhất bà Nur Jehan mà ông ta đã giết chồng để cướp vợ. Về tư pháp, ông tỏ ra nghiêm khắc nhưng vô tư; nhưng ông ta tiêu pha quá độ, thành một gánh nặng cho một quốc gia phú thịnh nhất thế giới nhờ tài trị nước sáng suốt của Akbar và nhờ hưởng được nhiều năm thái bình.
Về khoảng cuối đời, Jehangir càng say sưa, uống rượu suốt ngày, bỏ bê công việc triều đình. Như vậy thì dĩ nhiên có nhiều cuộc âm mưu để truất ngôi ông; ngay từ năm 1622, con trai ông là Jehan đã muốn thoán vị, Jehangir vừa mới chết thì Jehan đương trốn ở miền Deccan cấp tốc về triều, giết hết các em để khỏi lo hậu hoạn.
Ông ta cũng cuồng bạo, vô độ y hệt cha. Số tiền tiêu pha về cung điện và trả lương cao cho vô số quan lại làm cho lợi tức của dân chúng mỗi ngày một kiệt. Akbar cho các tín ngưỡng được tự do, Jehangir không quan tâm tới tôn giáo, Jehan trái lại, phục hồi đạo Hồi, ngược đãi các tín đồ Ki Tô giáo và tàn phá các đền thờ Ấn một cách dã man.
Nhưng Shah Jehan được điều này cứu vớt lại phần nào: rộng rãi với bạn bè, bố thí cho dân nghèo, thích nghệ thuật, cho xây cất những đền đài đẹp nhất của Ấn Độ và chung tình với vợ: Mumtaz Mahal, “Trang sức của cung điện”. Trước khi cưới bà hồi hai mươi mốt tuổi, ông đã có hai người con trai với bà vợ trước. Trong mười tám năm Mumtaz sanh được mười bốn người con, và đứa út mới ra đời thì bà mất, thọ ba mươi chín tuổi. Shah Jehan thương tiếc vô cùng, sai cất lăng Taj Mahal, một công trình kiến trúc toàn màu trắng, cực đẹp, rồi trở lại cuộc đời truỵ lạc, dâm đãng. Lăng tráng lệ nhất thế giới đó chỉ là một trong trăm công trình kiến trúc mà Jehan đã cho xây cất, đặc biệt là ở Agra và Tân Delhi, chính ông đã vẽ bản đồ thành phố sau. Phí tổn của những kiến trúc đó, sự xa hoa phóng túng ở triều đình, biết bao bảo ngọc để xây Ngọc điện Khổng tước làm cho dân chúng chắc phải điêu đứng về thuế má. Tuy nhiên triều đại dài ba chục năm của ông chính là thời cực thịnh, uy danh lừng lẫy của Ấn Độ, mặc dầu có một nạn đói tàn phá Ấn Độ dữ dội chưa từng thấy. Ông vua xa xỉ và kiêu căng đó có tài năng, tuy làm phí rất nhiều sinh mạng của dân trong các chiến tranh với ngoại quốc, nhưng bảo vệ được cảnh thái bình trong nước suốt một thế hệ.
Jehan giết hết các em để lên ngôi, nhưng ông quên không giết hết các con trai ông, để cho một người con sau này truất ngôi ông. Năm 1657, người con thông minh nhất của ông, Aureng-Zeb, nổi loạn trong miền Deccan, Jehan cũng như David [vua Do Thái thời cổ] ra lệnh cho các tướng lãnh dẹp quân phiến loạn nhưng rán đừng giết con ông. Nhưng Aureng-Zeb thắng được hết các đạo quân triều đình, bắt sống được cha, giam vô đồn Agra, tại đó Jehan sống thêm chín năm đau khổ, uất hận, không một lần nào được con trai vô thăm, thui thủi với người con gái hiếu thảo Jahanara, suốt ngày ở trong tháp Jasmine, nơi ông bị nhốt, nhìn sang lăng tẩm trắng toát của Mumtaz, người yêu của ông, trên bờ bên kia sông Jumna.
Người con đã tàn nhẫn, bất hiếu với cha như vậy nhưng là một trong những vị thánh của đạo Hồi và có lẽ là nhân vật siêu quần nhất trong số các đế vương Mông Cổ. Các mullah sư phó của ông đã truyền cho ông những tín ngưỡng rất mạnh tới nỗi hồi trẻ ông đã có lần muốn từ bỏ xã hội, từ bỏ ngôi báu để sống trong một nhà tu kín. Mặc dầu độc tài, giỏi ngoại giao, có một quan niệm về luân lí đặc biệt, chỉ hợp với tôn giáo của ông thôi, ông luôn luôn là một người rất mộ đạo, đọc kinh hằng giờ, nhịn ăn mấy ngày, thuộc làu kinh Coran và đem quân diệt các dân ngoại đạo, tóm lại lúc nào cũng theo đúng kinh Coran. Về chính trị, ông tính toán một cách lạnh lùng, có thể nói dối khéo léo miễn là có lợi cho nước và cho Chúa. Nhưng vua Mông Cổ mà như ông thì còn là ít tàn bạo nhất đấy, có thể nói là hiền từ nhất nữa; dưới triều đại ông, sự giết chóc giảm đi, hình phạt cũng nhẹ hơn trước. Thái độ lúc nào cũng khiêm tốn, ai trêu chọc thì kiên nhẫn chịu, gặp tai hoạ thì an phận. Theo đúng những điều tôn giáo nghiêm cấm về rượu, thức ăn và các thứ xa xỉ; mặc dầu giỏi về âm nhạc mà không ham, cho nó là một thú vui gợi dục quá; hình như ông đã giữ đúng quyết định phải làm lụng bằng chân tay để kiếm ăn và kiếm được bao nhiêu thì chi tiêu bấy nhiêu thôi. Đúng là Thánh Augustin ngồi trên ngai vàng.
Vua Jehan đã dùng một nửa lợi tức để khuyến khích ngành kiến trúc và các nghệ thuật khác. Aureng-Zeb trái lại không quan tâm gì tới nghệ thuật, óc hẹp hòi tới man rợ, sai phá hủy hết các đền chùa của bọn “dị giáo”, suốt nửa thế kỉ cầm quyền, ông tìm mọi cách diệt hết các tôn giáo khác ở Ấn Độ. Ông ra lệnh cho các tỉnh trưởng, quan lại triệt hạ hết các đền Ấn Độ, các nhà thờ Ki Tô giáo, đập hết các ngẫu tượng và đóng cửa hết các trường học Ấn. Chỉ trong một năm, riêng tại Amber, đã có sáu mươi ngôi đền bị phá huỷ; ông cho triệt hạ ở Chitor sáu mươi ba đền, ở Udaipur một trăm hai mươi ba đền, mà cho xây cất ở Bénarès một thánh đường Hồi giáo ngay trên nền cũ của một ngôi đền người Ấn đặc biệt quí trọng, thực là chửi vào mặt toàn dân Ấn. Ông cấm người Ấn thờ phụng thần thánh của họ, kẻ nào không cải đạo theo Hồi giáo thì phải đóng một thứ thuế thân nặng. Hậu quả của thái độ cuồng tín đó là hàng ngàn ngôi đền bị tàn phá, thế là nghệ thuật Ấn trong cả ngàn năm bị mai một, và những di tích còn lưu lại ngày nay không thể cho ta một ý niệm đúng về cảnh huy hoàng đẹp đẽ của Ấn Độ hồi xưa ra sao.
Aureng-Zeb làm cho một số người Ấn nhút nhát phải cải giáo theo đạo Hồi, nhưng triều đại và quốc gia của ông vì ông mà suy vong, đành rằng có một số người theo đạo Hồi sùng bái ông như thánh, nhưng hằng triệu, hằng triệu người Ấn vì sợ quá mà phải câm miệng chứ vẫn cầu nguyện thầm cho ông mau chết, coi ông như một con quỉ và trốn chui trốn nhủi khi thấy bóng bọn quan đi thu thuế. Dưới triều đại Aureng-Zeb, đế quốc Mông Cổ đạt tới mức thịnh nhất ở Ấn Độ và lan rộng tới miền Deccan; nhưng sự cường thịnh đó không đâm rễ sâu vào lòng dân nên khi bị quân thù hơi mạnh tấn công thì nó tan rã liền. Chính Aureng-Zeb trong mấy năm cuối đời nhận thấy óc hẹp hòi, ngu tín của mình đã làm hại sự nghiệp của tổ tiên.
Ông chết rồi, chỉ mười bảy năm là đủ cho đế quốc của ông tan tành. Sự tàn bạo của Jehangir, thói xa xỉ phung phí của Jehan và tinh thần cuồng tín, cố chấp của Aureng-Zeb đã làm cho dân chúng xưa trung thành với Akbar nay đâm oán triều đại Mông Cổ. Thiểu số theo Hồi giáo bị khí hậu nóng quá làm cho thần kinh và thể chất suy nhược, không còn hăng hái chiến đấu như hồi xưa nữa; mà nhà vua lại không mộ thêm tân binh ở phương Bắc để củng cố uy quyền đã lung lay. Trong lúc đó, một đảo nhỏ ở bên kia trời Tây phái con buôn tới vơ vét những nguồn lợi của Ấn Độ. Ít lâu sau họ chở súng tới để chiếm đế quốc mênh mông mà thiên tài của hai dân tộc Ấn và Hồi đã liên hiệp nhau để tạo nên một nền văn minh vào bậc lớn nhất thế giới đó.
(trích từ : Lịch sử văn minh Ấn Độ -Will Durant, Nguyễn Hiến Lê dịch)
Açoka Vardhana lên ngôi năm 273 trước Công nguyên, làm chủ một đế quốc rộng lớn nhất từ trước chưa hề có ở Ấn Độ vì đế quốc đó gồm A Phú Hãn, Béloutchistan, toàn thể Ấn Độ ngày nay trừ miền Tamilakam, tức xứ của người Tamil, ở phía cực Nam bán đảo. Trong một thời gian, ông ta cai trị y như ông nội ông, Chandragupta, nghĩa là tàn ác đấy, nhưng đàng hoàng. Nhà sư Huyền Trang ở Trung Hoa qua thỉnh kinh, sống ở Ấn Độ nhiều năm (thế kỉ thứ VII sau Công nguyên), chép rằng dân chúng còn nhớ khám đường Açoka cho xây cất ở phía Bắc kinh đô, mà truyền thuyết gọi là “Địa ngục của Açoka”. Dân Ấn kể cho Huyền Trang rằng Açoka dùng đủ các cực hình có thể tưởng tượng được để tra tấn, trừng trị tội nhân. Nhà vua lại còn ra lệnh kẻ nào đã vô trại giam đó thì đừng để cho ra mà còn sống. Nhưng một hôm một vị thánh tăng lớ vớ vô cớ bước vô, bị liệng vào vạc dầu mà không chết. Viên cai ngục bèn báo cho Açoka, Açoka tới tức thì, nhìn tận mắt, thấy hiện tượng đó kì dị, tính quay ra thì viên cai ngục tâu rằng theo lệnh của nhà vua, không một kẻ nào được ra khỏi ngục mà sống, như vậy mới tính làm sao bây giờ? Açoka nhận lời đó là đúng bèn bảo liệng chính viên cai ngục vào vạc dầu. Người ta còn bảo khi về tới cung điện, Açoka đổi tính hẳn đi, ra lệnh phá khám đường và sửa lại hình luật cho nhân đạo hơn. Đúng lúc đó ông ta hay tin quân đội mới đại thắng bộ lạc nổi loạn Kalinga, giết được mấy ngàn quân phiến loạn và bắt được một số lớn nữa làm tù binh. Açoka hối hận “vì cảnh cảnh chém giết tàn nhẫn đó mà làm cho bao nhiêu tù binh phải xa người thân của họ”. Ông bèn bảo thả hết các tù binh, trả đất lại cho bộ lạc Kalinga, lại còn gởi họ một bức thư xin lỗi nữa. Thật là một hành động vô tiền trong lịch sử, mà cũng gần như khoáng hậu nữa, vì đời sau rất ít người bắt chước ông. Rồi ông ta xin qui y, bận áo vàng trong một thời gian, không đi săn, không ăn mặn nữa, và theo con đường Bát chánh. Ngày nay chúng ta khó mà biết được trong truyền thuyết đó phần nào hoang đường, phần nào đúng sự thực, chúng ta cũng không biết rõ được vì những lí do nào mà ông hành động như vậy. Có lẽ ông thấy đạo Phật đã phát triển mạnh, và nghĩ rằng những lời Phật dạy phải từ bi, yêu hoà bình có thể vừa ích lợi cho dân chúng lại giúp ông giảm được số cảnh sát, mật vụ đi chăng? Dù sao thì trong năm thứ mười một triều đại của ông, một loạt sắc lệnh được ban bố mà ai cũng nhận là những sáng kiến kì dị nhất chưa chính quyền nào nghĩ ra; ông lại đục khắc lên núi đá, lên cột các sắc lệnh đó viết theo thổ ngữ từng miền để bất kì người Ấn nào biết chữ cũng có thể đọc được. Người ta thấy nhiều sắc lệnh khắc trên núi đá ở nhiều nơi tại Ấn Độ, ngày nay mười cây cột lớn còn đứng vững và có thể định được vị trí của hai chục cây cột khác. Những sắc lệnh đó tỏ rằng nhà vua đã hoàn toàn tin lời dạy của đạo Phật và rán áp dụng nó vào việc trị nước, nghĩa là vào khu vực hoạt động khó đem nó ra thực hành nhất. Cũng như thể một quốc gia hiện đại (ở Tây Phương) nhất đán tuyên bố rằng sẽ đem đạo Ki Tô ra thực hành. Những sắc lệnh đó rõ ràng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, nhưng hình như không có khuynh hướng tôn giáo. Trong các sắc lệnh có chỗ nói tới một đời sống vị lai đấy, và chỉ điểm đó cũng cho ta thấy rằng tư tưởng, tín ngưỡng của Phật tử đã khác xa chủ trương hoài nghi của Phật Tổ rồi. Nhưng không có đoạn nào trong các sắc lệnh bảo dân phải thờ phụng một vị thần nào cả, chẳng những vậy, ngay đến Phật, cũng không bắt dân thờ nữa. Rõ ràng là các sắc lệnh không quan tâm tới thần học: sắc lệnh ở Sarnath bảo phải giữ sự hoà thuận trong các đền chùa, tăng hội và kẻ nào đề xướng sự li giáo làm cho tăng hội suy nhược thì sẽ bị tội; nhưng nhiều sắc lệnh khác bảo phải khoan dung về phương diện tôn giáo, trọng sự tự do tín ngưỡng. Phải bố thí cho các tu sĩ Bà La Môn cũng như các tăng đồ, không được mạt sát tín ngưỡng của người khác. Nhà vua tuyên bố rằng tất cả các thần dân đều là con cưng của ngài chẳng cần biết người nào theo tôn giáo nào, đối đãi với mọi người như nhau cả.
Triều đại Kushan (Quý Sương) (30–375)
Đế quốc Quý Sương, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3[2]), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế này trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng. Đế chế này được thành lập từ bộ lạc Quý Sương của dân Nguyệt Chi 月氏) đến từ Tân Cương (Trung Quốc) ngày nay, một dân tộc có thể có liên hệ với người Tochari. Do nằm tại trục giao thông huyết mạch của Trung Á, họ có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, Ba Tư Sassanid và nhà Hán Trung Quốc, và trong vài thế kỷ họ là trung tâm trao đổi giữa Đông Phương và Tây Phương.
Trong thế kỷ 1 và đầu thế kỉ 2 SCN ,người Quý Sương bành trướng nhanh chóng trên phần phía bắc của khu vực Nam Á ít nhất là xa tới tận Saketa và Sarnath gần Varanasi (Benares), nơi mà các chữ khắc đã được tìm thấy với niên đại tới những năm đầu của thời đại của vị vua Quý Sương nổi tiếng nhất, Kanishka, mà dường như bắt đầu khoảng năm 127 SCN.
Các vị vua Quý Sương là một nhánh của liên minh Nguyệt Chi. Trước đó họ là một dân tộc du mục cư trú tại các thảo nguyên phía tây bắc của Trung Quốc, họ di chuyển về phía tây nam và định cư ở Bactria cổ đại. Họ cũng đã có quan hệ ngoại giao với Đế chế La Mã, nhà Sassanid của Ba Tư và nhà Hán ở Trung Quốc. Đế chế này suy yếu từ thế kỷ thứ 3 và sụp đổ bởi đế chế Sassanid và Đế chế Gupta.
Tên Quý Sương từ tiếng Hoa để chỉ một trong năm bộ lạc người Nguyệt Chi, một liên minh lỏng lẻo của những dân tộc Ấn-Âu dùng các ngôn ngữ Tochari. Họ là người Ấn-Âu sống ở phía cực đông, trên những đồng cỏ khô cằn của lưu vực sông Tháp Lý Mộc ở Tân Cương ngày nay, đến khi dân Hung Nô đuổi họ về phía tây vào khoảng từ năm 176 TCN đến năm 160 TCN. Trong lịch sử Trung Quốc, năm bộ lạc Nguyệt Chi được gọi là Hưu Mật , Quý Sương , Song Mỹ , Hật Đốn , và Đô Mật .
Dân Quý Sương tới Vương quốc Hy Lạp-Bactria, thuộc địa hạt Đại Hạ (miền bắc Afghanistan và Uzbekistan) vào khoảng năm 135 TCN, và chiếm đất và đẩy những triều đại Hy Lạp ở đấy tái định cư tại lưu vực sông Ấn Độ (ở nước Pakistan ngày nay) thuộc miền tây của Vương quốc Ấn-Hy Lạp.
Trong thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Quý Sương đã trở nên hùng mạnh hơn các bộ lạc Nguyệt Chi khác, và thống nhất họ thành một liên minh chặt chẽ dưới quyền yabgu Kujula Kadphises . Tên Quý Sương đã được chấp nhận ở phương Tây và sửa đổi thành Kushan để chỉ liên minh này, mặc dù người Trung Quốc tiếp tục gọi họ là Nguyệt Chi.
Dần dần giành giật quyền kiểm soát của khu vực từ các bộ tộc Scythia, người Quý Sương bành trướng về phía nam tiến vào các khu vực theo truyền thống được biết đến là Gandhara và thiết lập hai kinh đô song song ở Kabul ngày nay và Peshawar mà sau đó được gọi là Kapisa và Pushklavati.
Người Quý Suơng chấp nhận các yếu tố của văn hóa Hy Lạp cổ đại của Bactria. Họ đã chấp nhận bảng chữ cái Hy Lạp cho phù hợp với ngôn ngữ riêng của họ (với sự phát triển thêm các chữ Þ "sh", như trong "Kushan") và sớm bắt đầu đúc tiền đúc theo kiểu Hy Lạp. Trên đồng tiền của họ họ sử dụng truyền thuyết ngôn ngữ Hy Lạp kết hợp với truyền thuyết Pali (trong chữ viết Kharoshthi), cho đến những năm đầu của triều đại Kanishka.
Người Quý Sương được cho chủ yếu là theo Hỏa Giáo .Tuy nhiên, từ triều đại Vima Takto, nhiều người Quý Sương bắt đầu chấp nhận các khía cạnh của văn hóa Phật giáo. Giống như Ai Cập, họ tiếp thụ các tàn dư của văn hóa Hy Lạp của các vương quốc Hy Lạp, ít nhất một phần bị Hy Lạp hóa. Đại đế Quý Sương Vima Kadphises có thể đã chấp nhận đạo Saivism, như phỏng đoán từ tiền xu đúc trong thời gian này.
Sự cai trị của người Quý Sương liên kết thương mại biển Ấn Độ Dương với thương mại của Con đường tơ lụa thông qua văn minh sông Ấn. Tại thời điểm đỉnh cao của triều đại, Người Quý Sương cai trị cai trị một vùng lãnh thổ lỏng lẻo mở rộng tới biển Aral ngày nay từ Uzbekistan, Afghanistan, và Pakistan tới miền bắc Ấn Độ.
Triều đại Gupta (320 -550)
Chandragupta I (không nên lộn với Chadragupta Maurya, cũng gọi là Chandragupta I) đã sáng lập triều đại các vua bản thổ Gupta. Người kế vị ông, Samudragupta, trị vì năm chục năm, nổi danh là một trong những minh quân bậc nhất suốt trong mấy ngàn năm lịch sử Ấn Độ. Ông thiên đô từ Pataliputra tới Ayodhya, chỗ xưa kia của Rama trong thần thoại; xua quân và phái các quan thu thuế vô miền Bengale, miền Assam, miền Népal và miền Nam Ấn, ông dùng số tiền các nước chư hầu nộp cống để phát triển văn học, tôn giáo, khoa học và nghệ thuật. Chính ông, khi nào không cầm quân thì làm thơ và chơi đàn, vào hạng có tài. Con trai ông, Vikamaditya (Mặt trời của Uy quyền) tiến xa hơn nữa về võ bị cũng như về văn hóa, nâng đỡ kịch tác gia danh tiếng Kalidasa và qui tụ được ở kinh đô Ujjaïn một đám đông thi sĩ, triết gia, nghệ sĩ, bác học, học giả ưu tú. Dưới hai triều vua đó, Ấn Độ đạt tới một trình độ văn minh chưa hề có từ thời Phật Thích Ca và một sự thống nhất chính trị ngang với các triều đại Açoka và Akbar.
Trong tập kí sự về lần qua Ấn thỉnh kinh ở đầu thế kỉ thứ V sau Công nguyên, nhà sư Pháp Hiển đã ghi lại ít nét về văn minh Gupta. Ông là một trong số nhiều nhà sư Trung Hoa qua Ấn Độ trong thời đại hoàng kim đó, mà số người hành hương đó còn ít hơn số các thương nhân, sứ thần từ đông hoặc từ tây vượt các dãy núi cao để vô Ấn Độ, có người từ La Mã tới, làm cho Ấn được cái lợi tiếp xúc với các phong tục và tư tưởng ngoại quốc. Sau khi liều mạng vượt qua được các tỉnh phía Tây Trung Hoa, nhà sư Pháp Hiển ngạc nhiên rằng ở Ấn Độ, người ta yên ổn đi khắp nơi được, không gặp một tên trộm cướp, không bị ngăn cản, ức hiếp. Ông cho chép trong tập nhật kí rằng ông mất sáu năm mới tới Ấn Độ, ở Ấn sáu năm nữa, rồi mất ba năm nữa để trở về Trung Hoa theo đường biển, đi ngang qua Tích Lan và Java. Ông thán phục sự giàu có, thịnh vượng, đức hạnh và hạnh phúc của dân Ấn, thán phục sự tự do mà họ được hưởng về phương diện xã hội và tôn giáo.
Kỉ nguyên rực rỡ của văn hóa Ấn Độ đó bị cuộc xâm lăng của Hung Nô làm gián đoạn, dân tộc này thời đó tàn phá châu Á và châu Âu, diệt trong một thời gian Đế quốc Ấn Độ và Đế quốc La Mã. Trong khi Attila (A-Đề-Lạp) tàn phá châu Âu thì Toramana chiếm Malwa, và Mihiragula tàn nhẫn kinh khủng, cướp ngôi của các vua Gupta. Ấn Độ phải chịu cảnh nô lệ và hỗn loạn trong một thế kỉ. Rồi một hậu vệ của giòng Gupta, vua Harsha-Vardhana giành lại được Bắc Ấn, dựng kinh đô ở Kanauj và trong bốn mươi hai năm, lặp lại được cảnh thanh bình trong một vương quốc rộng lớn, văn học và nghệ thuật lại bắt đầu đâm bông.
Harsha băng rồi, một kẻ tiếm ngôi, và cái bề trái của chế độ quân chủ lại hiện rõ. Ấn Độ phải trải qua gần một ngàn năm hỗn loạn. Ấn Độ cũng có thời Trung cổ suy đồi như châu Âu, cũng bị các rợ xâm lăng, chia cắt, tàn phá. Phải đợi tới khi đại vương Akbar xuất hiện, cảnh thái bình và thống nhất mới được phục hồi.
Gupta Empire 320 – 600 C.E.
Các vương quốc ở miền nam Ấn Độ
Bọn xâm lăng Hồi càng tiến sâu vô thì văn hóa Ấn Độ càng lùi xuống phương Nam, thành thử tới cuối thời Trung cổ, chỉ ở miền Deccan là còn thấy những nét cao nhã nhất của nền văn minh Ấn Độ. Trong một thời gian, bộ lạc Chalyuka còn duy trì được nền độc lập của vương quốc vắt ngang qua Trung Ấn, từ bờ biển bên đây qua bờ biển bên kia, dưới triều Pulakeshin II, vương quốc đó khá vinh quang và hùng cường để thắng được Harsha, làm cho Huyền Trang phải phục và sứ thần Ba Tư Chosroès II phải tỏ lòng tôn kính. Chính dưới triều đại đó, trong vương quốc của Pulakeshin, xuất hiện những bức hoạ quan trọng nhất của Ấn Độ, tức những bích họa Ajanta. Ngai vàng của Pulakeshin bị vua Pallava lật đổ, và ông vua này thống trị Trung Ấn trong một thời gian ngắn. Ở cực Nam, và từ thế kỉ thứ I, các bộ lạc Pandya đã thành lập một vương quốc gần Madura, Tinnevelly và vài phần của Travancore, họ xây cất ở Madura một đền thờ vĩ đại và vô số công trình kiến trúc nhỏ hơn, làm cho Madura thành một trong những đô thị đẹp nhất thời Trung cổ Ấn Độ. Nhưng rồi họ bị các bộ lạc Chola đánh tan, sau bị bọn Hồi xâm chiếm. Người Chola cai trị cả hai miền từ Madura tới Mabras, phía Tây tiến tới Mysore. Họ đã xuất hiện từ thời Thượng cổ vì trong các sắc lệnh của Açoka có nói tới họ, nhưng tới thế kỉ thứ IX chúng ta không biết gì về họ cả, thế kỉ này họ mới thịnh lên, mở màn cho một loạt xâm lăng và tất cả các tiểu vương Nam Ấn, cả Tích Lan nữa, phải triều cống họ. Rồi họ suy lần và phải lệ thuộc quốc gia lớn nhất miền Nam, Vijayanagar.
Vijayanagara Empire, 1446, 1520 CE
Triều đại Akbar- Đế quốc Mogul
Vijayanagar – tên này vừa là tên một vương quốc, vừa là tên một kinh đô – gợi cho ta niềm hoài cảm về sự phù du của vinh quang và tính mau quên của loài người. Thời cực thịnh, nó gồm các tiểu quốc hiện nay của bán đảo, kể cả Mysore và Madras. Muốn biết thời đó nó thịnh ra sao chỉ cần nhớ rằng vua Krishna Raya, trong trận Talikota, chỉ huy 703.000 bộ binh, 32.600 kị binh và 551 thớt voi, chưa kể mấy trăm ngàn người, nào là con buôn bán đồ vặt, theo quân đội, gái điếm và cả một bọn giang hồ thời xưa thường bu chung quanh một đạo quân ra mặt trận. Chính sách chuyên chế dịu bớt nhờ cái lệ cho các làng tương đối tự trị và nhờ thỉnh thoảng có được một minh quân nhân từ. Krishna Raya thống trị Vijayanagar ngang thời vua Henri VIII ở Anh và có thể so sánh với ông vua cực đa tình này. Ông công bằng, đại độ, bố thí nhiều, tôn trọng tự do tín ngưỡng, yêu và khuyến khích văn chương, nghệ thuật, tha tội cho kẻ địch bại trận, không phá thành thị của địch, và siêng năng trị nước.
Các dân tộc Hồi xâm lăng cứ tiến chầm chậm về phương Nam, thình lình vua Hồi các xứ Bijapur, Ahmadnagar, Golconde và Bidar hợp lực để chiếm nốt cái góc mà các vua Ấn còn giữ được. Liên quân của họ gặp đạo quân non nửa triệu của Rama Raja ở Talikota[15], nhưng quân Hồi còn đông hơn nữa và thắng được. Rama Raja bị bắt và chặt đầu trước mắt quân Ấn, quân Ấn thất vọng, đào tẩu hết. Trong cuộc rút lui vội vàng đó, non năm trăm ngàn quân Ấn bị giết, máu đỏ cả dòng sông trong miền. Quân Hồi vô kinh đô cướp bóc được biết bao nhiêu của cải tới nỗi “bất kì tên lính nào cũng hóa giàu, có vàng, có đồ tư trang, vải vóc, lều, ngựa và nô lệ”. Cướp bóc, luôn năm tháng trời: dân vô tội cũng bị giết, giết hết, và vơ vét các kho lẫm, các cửa tiệm hết nhẵn rồi họ tàn phá các cung điện, đền đài, kiên nhẫn huỷ từng bức tranh, bức tượng, sau cùng họ cầm đuốc đi khắp các đường phố, gặp cái gì cháy được là đốt cho rụi mới thôi. Khi họ rút lui, Vijayanagar hoang tàn như sau một cơn động đất, không còn một phiến đá nào lành. Thực là một cuộc tàn phá hoàn toàn, dữ dội, đặc biệt của sự xâm lăng ghê gớm mà người Hồi đã bắt đầu từ ngàn năm trước, bây giờ thì hoàn thành.
Suốt lịch sử nhân loại có lẽ không có trang nào đẫm máu bằng trang sử Hồi xâm chiếm Ấn Độ. Đọc nó ta đâm ra chán nản vì thấy rằng văn minh là cái gì rất mong manh, cái thế thái bình bấp bênh, trật tự mà lại tự do, văn vẻ đó có thể bị phá huỷ bất kì lúc nào, do những kẻ dã man ở ngoài vô, có khi do những quân dã man sinh ra ở ngay trong xứ nữa. Người Ấn Độ đã phí sức trong các cuộc tranh biện và nội chiến, họ đã theo đạo Phật và đạo Jaïn, mà những đạo đó không hợp với sự tranh đấu dũng cảm cần thiết cho đời sống; họ lơ là với việc phòng vệ biên cương và kinh đô, bảo vệ của cải và tự do, và các dân tộc Scythe, Hung Nô, A Phú Hãn, Thổ rình rập ở chung quanh, lúc nào thấy tinh thần quốc gia của Ấn giảm xuống là xông vô liền. Trong bốn trăm năm (600-1000), Ấn Độ là cái mồi nhử họ, và sau cùng cuộc xâm lăng xảy ra.
Lần tấn công đầu tiên chỉ là một cuộc nhập khẩu ngắn ngủi do Multan chỉ huy, đánh thốc vào miền Tây Pendjab rồi rút về (664 sau Công nguyên). Trong ba trăm năm, tiếp theo nhiều cuộc nhập khẩu khác, hậu quả là người Hồi chiếm được thung lũng Indus, gần đúng vào lúc người Ả Rập thua ở Poitiers (732 sau Công nguyên), hết làm chủ châu Âu. Nhưng cuối thế kỉ thứ X, người Hồi mới thực sự xâm chiếm Ấn Độ.
Năm 997, một thủ lãnh Thổ tên là Mahmud làm vua tiểu quốc Ghazni, ở miền Đông A Phú Hãn. Hỡi ơi, ông ta thấy rằng vương quốc của mình trẻ trung quá mà lại nghèo, còn Ấn Độ ở bên kia biên giới thì đã già cỗi mà lại giàu, thế là lòng tham của ông nổi lên. Viện cái cớ thiêng liêng là để diệt thói sùng bái ngẫu tượng ở Ấn, ông ta dắt một đạo quân thờ cái “đạo” cướp bóc, vượt biên giới Ấn. Ông ta đánh tan đạo quân Ấn không chuẩn bị kĩ ở Bhimnagar, tàn phá các thành thị, đền chùa và chở về nước không biết bao nhiêu của cải người Ấn đã tích luỹ trong mấy thế kỉ. Về tới Ghazni, ông ta trải các của cướp bóc được cho các sứ thần ngoại quốc coi, làm cho bọn này ngạc nhiên, vô cùng tán thưởng: thôi thì đủ hết “đồ tế nhuyễn, các viên ngọc trai, hồng ngọc lấp lánh như nước hoà với rượu rồi đông lại, các viên ngọc bích y như trái sim, và những viên kim cương lớn bằng trái lựu”.
Từ đó, quen mùi, mỗi mùa đông ông ta lại đem quân xuống Ấn Độ, vơ vét cho đầy kho tàng của ông và cho quân lính thả cửa giết chóc, cướp bóc, qua mùa xuân lại trở về kinh đô, càng ngày càng giàu có hơn. Ở Mathura (trên bờ sông Jumna) ông ta vô một ngôi đền, khiêng hết các tượng nạm vàng và ngọc, vàng, bạc, đồ thờ cũng vơ hết; ông ta ngạc nhiên sao mà kiến trúc của ngôi đền vĩ đại thế, tính phỏng rằng muốn xây cất lại thì phải tốn một trăm triệu dina[ và làm việc trong hai trăm năm; vậy mà ông ông sai quết thạch du lên, đốt cho cháy rụi mới thôi. Sáu năm sau ông ta cướp phá một thành phố trù phú khác ở Bắc Ấn, thành Smanath, giết sạch năm chục ngàn dân rồi chở hết của cải về Ghazni, thành một người có lẽ giàu nhất trong lịch sử nhân loại. Đôi khi ông ta tha chết cho dân chúng các thành phố chiếm được, lôi hết về nước, bắt làm nô lệ; nhưng số nô lệ quá nhiều đến nỗi chỉ trong vài năm, giá rẻ mạt, vài quan tiền Pháp một tên. Trước khi ra trận, Mahmud quì xuống cầu nguyện Allah phù hộ cho mình. Ông giữ ngôi được một phần ba thế kỉ và khi chết, được các sử gia Hồi coi là ông vua lớn nhất của thời đại, một trong những ông vua lớn nhất của mọi thời.
Thấy tên ăn cướp hạng nhất đó được coi như thần thánh, các lãnh tụ Hồi khác muốn noi gương nhưng không thành công bằng. Năm 1186, bộ lạc Ghuri ở A Phú Hãn xâm lăng Ấn Độ, chiếm Delhi, đốt phá các đền đài, chiếm của cải rồi lập một triều đại Hồi ở Delhi, làm cho suốt ba thế kỉ dân Bắc Ấn chịu một chế độ độc tài của ngoại nhân, thỉnh thoảng phẫn uất quá, phải nổi loạn ám sát. Vua Hồi khát máu đầu tiên là Kutb-d-Din Aibak đáng làm “kiểu mẫu” cho cả loạt: cuồng tín, dữ như beo, tàn nhẫn. Một sử gia Hồi bảo: “Ông ta phân phát của cải tới mấy trăm ngàn, nhưng những kẻ bị ông giết cũng tới mấy trăm ngàn”. Sau một lần thắng trận, ông “bắt năm chục ngàn người nô lệ, cánh đồng đen nghịt người Ấn”, mà hồi nhỏ chính ông ta đã bị bán làm nô lệ đấy. Một vua Hồi khác, Balban, trừng trị tụi côn đồ hoặc phiến loạn, bằng cách cho voi giày hoặc lột da, hoặc vùi vào đống rơm cho chết ngạt, hoặc treo cổ lên ở cửa thành Delhi. Khi một số người Mông Cổ lại làm ăn ở Delhi, cải đạo theo Hồi giáo, muốn nổi loạn, vua Hồi Alau-d-Din (người đã hạ thành Chitor), trong một ngày giết hết các đàn ông Mông Cổ - từ mười lăm tới ba chục ngàn mạng.
Vua Hồi Muhammad-bin-Tughlak, kẻ đã giết cha để đoạt ngôi, thành một nhà bác học nổi danh và một nhà văn có tài; mặc dầu nghiên cứu toán, vật lí và triết học Hi Lạp, ông ta còn tàn bạo hơn hết thảy các vua trước. Một người cháu ông nổi loạn, ông bắt vợ con người đó phải ăn thịt chồng và cha. Ông phá giá tiền tệ, cướp bóc, giết chóc, làm cho trong xứ điêu tàn tới nỗi dân phải trốn vào rừng ở. Ông giết không biết bao nhiêu người Ấn, và chính một sử gia Hồi đã phải bảo rằng “trước lều và trong sân hoàng cung luôn luôn có hàng đống xác người, bọn đao phủ phải lôi kéo, đâm chém nạn nhân suốt ngày tới mệt đừ ra”. Muốn dời đô lại Delautabad, ông bắt tất cả dân cư ở Delhi đi theo ông và Delhi thành một hoang địa, hay tin một người mù còn ở lại Delhi, ông ta bảo lính lôi xềnh xệch người đó tới kinh đô mới, và tới nơi kẻ khốn nạn chỉ còn có mỗi một giò. Ông ta phàn nàn rằng dân không yêu ông, không nhận đúng đức công bằng sắt đá của ông. Ông ta thống trị Ấn Độ một phần tư thế kỉ và chết trên giường bệnh. Người nối ngôi ông, Firoz Shah, chiếm xứ Bengale, ra lệnh hễ ai cắt được một đầu người Ấn thì được thưởng và ông đã thưởng 180.000 đầu. Thiếu nô lệ thì ông tấn công các làng xóm, và Trời cho ông ta hưởng thọ được tám mươi. Còn vua Hồi Ahmed Shad, mỗi khi hay tin nội trong một ngày quân đội ông giết được hai chục ngàn thường dân Ấn thì mở tiệc ăn mừng luôn ba ngày liền.
Những ông vua đó thường có khả năng hết mà bọn trung thành với họ đều can đảm, khéo mưu tính, nên họ mới giữ được quyền hành mà cai trị dân Ấn đông hơn họ gấp bội. Phải nhận rằng một phần cũng nhờ tôn giáo nhất thần của họ có xu hướng hiếu chiến, khắc kỉ, cương cường hơn các tín ngưỡng trong dân gian Ấn Độ. Trong bọn độc tài khát máu đó có vài người có học thức, che chở nghệ thuật, khuyến khích các nghệ sĩ và thợ thuyền – hầu hết là gốc Ấn – xây cất các giáo đường Hồi giáo và lăng tẩm đẹp đẽ, có người vào hàng học giả thích đàm đạo với các sử gia, thi sĩ và và nhà bác học. Một học giả nổi danh nhất của châu Á, Alberuni theo vua Mahmud xứ Ghazni vô Ấn viết một bộ sách về Ấn có thể so sánh được với bộ Histoire naturelle của Pline hoặc bộ Cosmos của Humboldt. Sử gia Hồi cũng đông gần bằng tướng lãnh Hồi mà cũng không thua bọn này về tinh thần hiếu chiến, khát máu. Bọn vua Hồi dùng thuật đánh thuế - một thuật rất cổ - và cả phương pháp cướp giật nữa để vơ vét hết tiền bạc của dân Ấn, nhưng họ ở lại trong xứ, lại dùng tiền đó tiêu pha và đồng tiền luân chuyển trong nền kinh tế Ấn Độ. Nhưng chính sách khủng bố và bóc lột vô liêm sỉ đó làm cho dân tộc Ấn suy nhược đi cả về thể chất lẫn tinh thần, mà dân tộc Ấn vốn đã suy nhược sẵn rồi vì thời tiết, vì thiếu ăn, vì chia rẽ về chính trị và vì ảnh hưởng của các tôn giáo bi quan.
Chính sách cai trị của các vua Hồi đã được Alau-d-Din vạch rõ khi ông ta ra lệnh cho các cố vấn thảo những “luật để bóp nặn dân Ấn tới kiệt, không còn chút của cải nào nữa, để họ không còn sức đâu mà bất bình, nổi loạn”. Xưa các vua Ấn chỉ bắt nông dân nộp một phần sáu huê lợi, nay các vua Hồi bắt nộp một nửa huê lợi. Một sử gia Hồi bảo: “Không một người Ấn nào dám chắc giữ được thủ cấp, vàng bạc hoặc một vật thừa nào của mình… Đánh đập, bêu chợ, nhốt khám, cột chân cột tay, mọi phương tiện đều được dùng để bắt họ phải nộp thuế”. Một viên cố vấn trách chính sách đó tàn nhẫn, Alau-d-Din bảo: “Khanh là một nhà bác học đấy nhưng thiếu kinh nghiệm, ta vô học nhưng ta biết rõ công việc của ta. Khanh nên tin chắc rằng khi nào tụi Ấn nghèo mạt thì chúng mới hoá nhu thuận. Vì vậy ta đã ra lệnh để cho chúng có đủ sữa, lúa ăn đợi tới mùa sau, chứ không được dư để chứa trong kho mà làm giàu”.
Đó là vài nét chính về lịch sử Ấn Độ thời đó. Bị các chia rẽ nội bộ làm cho suy nhược, dân tộc Ấn không chống nổi bọn xâm lăng, bị bọn xâm lăng làm cho nghèo mạt, họ không còn đủ sức chống cự lại nữa và tìm nguồn an ủi trong những thuyết siêu nhiên, họ bảo làm chủ hay làm nô lệ thì cũng chỉ là ảo tưởng, cái gì cũng hư vô hết, đời người ngắn ngủi quá, hơi đâu mà nghĩ tới chuyện bảo vệ tự do của mình hoặc của dân tộc. Bi kịch đó để lại cho ta một bài học chua chát: phải luôn luôn cảnh giới mới bảo vệ được nền văn minh. Một dân tộc nên yêu hoà bình, nhưng cũng phải luôn luôn giữ gìn cho thuốc súng được khô.
Khi một bọn xâm lăng mới cũng từ phương Bắc xuống – luôn luôn như vậy – thì các vua Hồi bị đánh bại một cách dễ dàng cũng y như hồi xưa dân Ấn bị họ đánh bại. Người thắng họ đầu tiên là Tamerlan – gọi là Timur-i-lang thì đúng hơn – một người Thổ cho Hồi giáo là một lợi khí chiến tranh và tự xưng là hậu duệ của Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) để được rợ Mông Cổ giúp sức. Khi đã chiếm được ngai vàng xứ Samarcande, ông ta muốn vơ vét cho được nhiều vàng hơn nữa và một hôm nghĩ ra rằng Ấn Độ hãy còn đầy bọn tà giáo, nghĩa là chưa theo Hồi giáo. Các tướng lãnh của ông biết sự dũng cảm của bọn Hồi, nên còn do dự, tâu với ông rằng tụi tà giáo đó [tức dân Ấn] đương ở dưới cái ách của Hồi giáo rồi. Các Mullah thuộc làu làu kinh Coran [Thánh kinh của Hồi giáo] bèn đọc một thánh thi, thiên khải: “Ôi, Giáo Tổ [tức Mahomed], phải đem quân tấn công tụi tà giáo không thờ ta đi, trừng trị chúng thật gắt đi”. Thế là Timur-i-lang nghe lời Chúa dạy, vượt sông Indus, tàn sát hoặc bắt làm tù binh hết thảy những kẻ nào không trốn thoát, đánh tan đạo quân của vua Hồi Mahmud Tughlak, chiếm Delhi, thản nhiên hạ sát trăm ngàn tù binh, cướp bóc tất cả các của cải mà triều đại A Phú Hãn đã tích luỹ, rồi trở về Samarcande với một đoàn phụ nữ, nô lệ, tới đâu cũng gây cảnh hỗn loạn, đói kém và rắc bệnh dịch hạch cho dân chúng.
Khi quân đội ông ta rút về rồi, các vua Hồi ở Delhi lại trở lên ngai vàng, tiếp tục bóp nặn dân Ấn thêm một thế kỉ nữa, tới khi bị xâm lăng hẳn. Babur, người sáng lập triều đại Mông Cổ không kém Đại đế Hy Lạp Alexandre về can đảm và sức cám dỗ. Ông ta khôn khéo như tổ tiên ông là Timur và Gengis Khan, hai cái mầm tai hoạ của châu Á đó, nhưng không tàn nhẫn như họ. Có thể nói rằng sự quá dồi dào về sinh lực thể chất cũng như tinh thần làm cho ông khổ. Không thể ngồi yên được, phải chiến đấu, săn bắn, đi khắp nơi, không nghỉ, trong năm phút chỉ dùng một tay mà giết được năm quân thù, điều đó đối với ông chỉ là một trò chơi. Có lần trong hai ngày, ông ta phi ngựa hai trăm năm mươi sáu cây số, hai lần lội qua sông Gange, và khi về già ông nhớ lại thì ra từ hồi mười một tuổi, không bao giờ giữ nguyệt trai Ramadan ở một nơi tới hai lần.
Trong tập Hồi kí của ông bắt đầu như sau: “Năm mười hai tuổi ta làm vua xứ Ferghana”. Mười lăm tuổi ông bao vây rồi hạ được thành Samarcande, nhưng rồi lại phải bỏ vì không đủ tiền trả quân lính; ông suýt chết vì bệnh, phải trốn trong rừng một thời gian, rồi chỉ cầm đầu hai trăm bốn chục quân, ông chiếm lại được thành; lại mất thành một lần nữa vì có kẻ phản, phải sống hai năm trong cảnh nghèo tại một nơi hẻo lánh, đã có ý muốn rút về Trung Hoa sống một đời nông dân, nhưng rồi ông cũng tập hợp được một đạo quân mới, truyền tinh thần dũng cảm cho binh sĩ và chiếm được Kaboul. Năm đó ông hai mươi hai tuổi[5]. Chỉ có mười hai ngàn quân, một số kị binh thiện chiến, ông ta thắng được trăm ngàn quân của vua Hồi Ibrahim ở Panipat, giết hàng ngàn tù binh, chiếm Delhi, sáng lập ở đó một triều đại đáng coi là vẻ vang nhất, thi hành được nhiều ân huệ nhất trong số các triều đại ngoại nhân đã đô hộ Ấn Độ. Ông sống bốn năm yên ổn ở Delhi, làm nhiều bài thơ rất hay, viết hồi kí và mất hồi bốn mươi bảy tuổi, nhưng cứ xét những hoạt động cùng mạo hiểm của ông thì bốn mươi bảy năm đó cũng bằng trên một trăm năm.
Con trai ông, Humayun nhu nhược và do dự quá, chỉ mê ả phù dung nên không tiếp tục sự nghiệp của ông được. Một thủ lãnh A Phú Hãn tên là Sher thắng ông trong hai trận huyết chiến và trong một thời gian lại thống trị Ấn Độ, Sher Shah tuy đủ tư cách giữ truyền thống Hồi là giết người như ngoé, nhưng cho xây cất lại Delhi, tỏ ra hiểu nghệ thuật kiến trúc lắm, lại cải cách nền hành chánh, dọn đường cho chính quyền sáng suốt của Akbar. Hai “Shar” nữa tầm thường, giữ ngôi báu trong mười năm, rồi Humayun sau mười hai năm lang thang cực khổ, tổ chức được một đạo quân ở Ba Tư, trở vô Ấn Độ, khôi phục lại được ngai vàng. Tám tháng sau, từ sân thượng thư viện, ông té xuống mà bỏ mạng.
Trong hồi ông phiêu bạt, cực khổ, bà vợ sinh được một người con trai, mà ông thành kính lựa tên Muhammad để đặt cho, nhưng sau này sử Ấn Độ chỉ gọi là Akbar, nghĩa là “tối đại”. Trời cho Muhammad đủ những tài đức để thành một vĩ nhân, và cơ hồ như tổ tiên ông cũng đồng tình hợp lực để ông được hưởng mọi di truyền tốt vì ông là hậu duệ của Babur, Timur và Gengis Khan. Ông có vô số sư phó nhưng không chịu học ai cả, ngay đến tập đọc cũng không chịu. Chỉ thích những môn thể thao nguy hiểm, tập sự nghề làm vua bằng cách phi ngựa, chơi polo [mã cầu: cưỡi ngựa mà đánh cầu], trị những con voi dữ nhất, lúc nào cũng sẵn sàng đi săn sư tử, cọp, không ngại một sự khó nhọc, một nỗi nguy hiểm nào. Cũng như mọi “hảo hán” Thổ, ông giết người mà không tởm. Hồi mười bốn tuổi, để được xứng với cái tôn hiệu Ghazi – “Sát tà đạo” – ông huơ gươm chém một nhát rụng đầu một tù nhân Ấn. Đó, con người sau này thành một ông vua hiền minh nhất, có học thức nhất trong lịch sử nhân loại, hồi trẻ dã man như vậy đó.
Mười tám tuổi, ông không cần viên phụ chánh nữa, đích thân nắm hết mọi quyền hành, cai trị lấy thần dân. Lúc đó giang sơn của ông gồm khoảng một phần tám Ấn Độ: một dải đất rộng trung bình khoảng năm trăm cây số, từ Multan tới biên giới Tây Bắc và tới Bénarès. Ông tham lam vô cùng như ông nội ông, tận lực mở rộng đất đai, và sau nhiều chiến dịch tàn khốc, chiếm được toàn cõi Ấn Độ, trừ tiểu quốc Rajpute ở Mewar. Trở về Delhi, cởi xong binh giáp, ông bắt tay liền vào việc tổ chức lại đế quốc. Ông dùng chính sách chuyên chế, đích thân bổ nhiệm mọi quan lại lớn nhỏ, cả tại những tỉnh hẻo lánh nhất. Ông có bốn quan cận thần: một vị tể tướng gọi là Vakir, một bộ trưởng tài chính , đôi khi gọi làVazir (Vizier), có khi gọi là Diwan, một Triều trưởng gọi làBakhshi, và một Giáo trưởng, gọi là Sadr, làm chủ Hồi giáo ở Ấn Độ. Uy tín ông càng tăng, càng vững nhờ truyền thống, ông càng rút bớt quân đội đi, sau chỉ còn giữ một đạo quân thường bị là hai mươi lăm ngàn người thôi. Khi hữu sự, các võ quan tỉnh trưởng mộ thêm quân để tăng cường quân số nhỏ nhoi đó, nhưng phương tiện đó bấp bênh và chính sách đó làm cho Đế quốc Mông Cổ dưới thời Aureng-Zeb dễ sụp đổ. Các viên tỉnh trưởng và thuộc hạ ăn cắp, ăn hối lộ tới nỗi ông phải bỏ già nửa thì giờ vào việc trị tham nhũng. Ông hết sức tiết kiệm trong mọi chi tiêu của triều đình và cung điện tới nỗi định giá lấy thực phẩm, vật liệu và nhân công cung cấp cho quốc gia. Khi ông băng, trong quốc khố còn dư một số bằng khoảng một tỉ Mĩ kim ngày nay và đế quốc ông mạnh nhất thế giới.
Luật pháp rất nghiêm, thuế tuy nặng nhưng không bằng trước. Thuế điền thổ bằng từ một phần sáu tới một phần ba số thu gặt được, mỗi năm được khoảng hai tỉ quan. Nhà vua nắm trong tay cả ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, là tối cao thẩm phán, ông phải bỏ ra nhiều thì giờ xử những vụ quan trọng nhất. Ông ban các đạo luật cấm tảo hôn, cấm bắt quả phụ phải hoả thiêu theo chồng, cho quả phụ được tái giá, bỏ chế độ nô lệ, cấm giết sinh vật để tế thần, tôn giáo nào cũng được tự do, có tài thì làm nghề nào cũng được, không phân biệt nòi giống và tôn giáo, bãi bỏ thuế thân mà các vua Hồi thời trước đánh vào những người Ấn không theo Hồi giáo. Khi ông mới lên ngôi, còn dùng hình phạt chặt tay chặt chân, nhưng về cuối đời ông, hình luật Ấn có lẽ nhẹ hơn hết ở thế kỉ XVI. Các quốc gia mới thành lập, bắt đầu phải dùng chính sách cường bạo, rồi nếu được an ổn thì lần lần chính sách hoá ôn hoà hơn, tự do hơn.
Muhammad Akbar (1542-1605)
Các con của Akbar trước kia mong từng ngày cho ông chết, nay thấy rằng khó mà giữ được đế quốc cha đã sáng lập nên. Tại sao con các bậc vĩ nhân lại hầu hết là tầm thường quá đỗi? Có phải tại thiên tài của các vĩ nhân vừa do di truyền vừa do sinh lí, chỉ lâu lâu may mắn xuất hiện một lần, chứ không thể tái hiện được? Hay tại bậc thiên tài đã phải phí nhiều sinh lực về tinh thần và thể chất quá, không còn đâu để truyền lại cho con cái được? Hay tại con cái họ sống sung sướng, dễ dàng quá, ngay từ hồi nhỏ, không được nhu cầu và cao vọng kích thích, cho nên mau suy đốn? Jehangir chẳng những rất tầm thường mà còn đồi truỵ nữa. Cha là dòng dõi Thổ, mẹ là công chúa Ấn Độ, đông cung thái tử đó ngay từ nhỏ đã rượu chè, trai gái, có thói bạo dâm của rợ Thát Đát (Hung Nô), thói đó tiềm tàng trong máu của ông cha chàng: Babur, Humayun và Akbar, tới chàng mới phát ra. Khi lên ngôi rồi, Jehangir thích thấy cảnh lột da, đóng nõ đít, voi giày tội nhân. Trong tập Hồi kí, ông ta chép lại rằng một mã quan (quan giữ ngựa) và mấy người theo hầu vô ý xuất hiện thình lình làm cho con mồi của ông hoảng, chạy đi mất, ông nổi giận sai chém ngay mã quan đó và chặt gân nhượng chân của bọn theo hầu, thành thử bọn này suốt đời tàn tật. Sau khi chứng kiến cảnh hành hình rồi, ông ta bảo: “Ta tiếp tục cuộc săn bỏ dở”. Khi con trai ông, Khusru, âm mưu thoán nghịch, ông sai đóng nõ đít bảy trăm kẻ phiến loạn, sắp theo một hàng dài trong đường phố Lahore; và thấy họ hấp hối lâu rồi mới chết, ông ta hoan hỉ. Để thoả mãn nhục dục, ông ta có sáu ngàn cung tần mĩ nữ, nhưng quí nhất bà Nur Jehan mà ông ta đã giết chồng để cướp vợ. Về tư pháp, ông tỏ ra nghiêm khắc nhưng vô tư; nhưng ông ta tiêu pha quá độ, thành một gánh nặng cho một quốc gia phú thịnh nhất thế giới nhờ tài trị nước sáng suốt của Akbar và nhờ hưởng được nhiều năm thái bình.
Về khoảng cuối đời, Jehangir càng say sưa, uống rượu suốt ngày, bỏ bê công việc triều đình. Như vậy thì dĩ nhiên có nhiều cuộc âm mưu để truất ngôi ông; ngay từ năm 1622, con trai ông là Jehan đã muốn thoán vị, Jehangir vừa mới chết thì Jehan đương trốn ở miền Deccan cấp tốc về triều, giết hết các em để khỏi lo hậu hoạn.
Ông ta cũng cuồng bạo, vô độ y hệt cha. Số tiền tiêu pha về cung điện và trả lương cao cho vô số quan lại làm cho lợi tức của dân chúng mỗi ngày một kiệt. Akbar cho các tín ngưỡng được tự do, Jehangir không quan tâm tới tôn giáo, Jehan trái lại, phục hồi đạo Hồi, ngược đãi các tín đồ Ki Tô giáo và tàn phá các đền thờ Ấn một cách dã man.
Nhưng Shah Jehan được điều này cứu vớt lại phần nào: rộng rãi với bạn bè, bố thí cho dân nghèo, thích nghệ thuật, cho xây cất những đền đài đẹp nhất của Ấn Độ và chung tình với vợ: Mumtaz Mahal, “Trang sức của cung điện”. Trước khi cưới bà hồi hai mươi mốt tuổi, ông đã có hai người con trai với bà vợ trước. Trong mười tám năm Mumtaz sanh được mười bốn người con, và đứa út mới ra đời thì bà mất, thọ ba mươi chín tuổi. Shah Jehan thương tiếc vô cùng, sai cất lăng Taj Mahal, một công trình kiến trúc toàn màu trắng, cực đẹp, rồi trở lại cuộc đời truỵ lạc, dâm đãng. Lăng tráng lệ nhất thế giới đó chỉ là một trong trăm công trình kiến trúc mà Jehan đã cho xây cất, đặc biệt là ở Agra và Tân Delhi, chính ông đã vẽ bản đồ thành phố sau. Phí tổn của những kiến trúc đó, sự xa hoa phóng túng ở triều đình, biết bao bảo ngọc để xây Ngọc điện Khổng tước làm cho dân chúng chắc phải điêu đứng về thuế má. Tuy nhiên triều đại dài ba chục năm của ông chính là thời cực thịnh, uy danh lừng lẫy của Ấn Độ, mặc dầu có một nạn đói tàn phá Ấn Độ dữ dội chưa từng thấy. Ông vua xa xỉ và kiêu căng đó có tài năng, tuy làm phí rất nhiều sinh mạng của dân trong các chiến tranh với ngoại quốc, nhưng bảo vệ được cảnh thái bình trong nước suốt một thế hệ.
Jehan giết hết các em để lên ngôi, nhưng ông quên không giết hết các con trai ông, để cho một người con sau này truất ngôi ông. Năm 1657, người con thông minh nhất của ông, Aureng-Zeb, nổi loạn trong miền Deccan, Jehan cũng như David [vua Do Thái thời cổ] ra lệnh cho các tướng lãnh dẹp quân phiến loạn nhưng rán đừng giết con ông. Nhưng Aureng-Zeb thắng được hết các đạo quân triều đình, bắt sống được cha, giam vô đồn Agra, tại đó Jehan sống thêm chín năm đau khổ, uất hận, không một lần nào được con trai vô thăm, thui thủi với người con gái hiếu thảo Jahanara, suốt ngày ở trong tháp Jasmine, nơi ông bị nhốt, nhìn sang lăng tẩm trắng toát của Mumtaz, người yêu của ông, trên bờ bên kia sông Jumna.
Người con đã tàn nhẫn, bất hiếu với cha như vậy nhưng là một trong những vị thánh của đạo Hồi và có lẽ là nhân vật siêu quần nhất trong số các đế vương Mông Cổ. Các mullah sư phó của ông đã truyền cho ông những tín ngưỡng rất mạnh tới nỗi hồi trẻ ông đã có lần muốn từ bỏ xã hội, từ bỏ ngôi báu để sống trong một nhà tu kín. Mặc dầu độc tài, giỏi ngoại giao, có một quan niệm về luân lí đặc biệt, chỉ hợp với tôn giáo của ông thôi, ông luôn luôn là một người rất mộ đạo, đọc kinh hằng giờ, nhịn ăn mấy ngày, thuộc làu kinh Coran và đem quân diệt các dân ngoại đạo, tóm lại lúc nào cũng theo đúng kinh Coran. Về chính trị, ông tính toán một cách lạnh lùng, có thể nói dối khéo léo miễn là có lợi cho nước và cho Chúa. Nhưng vua Mông Cổ mà như ông thì còn là ít tàn bạo nhất đấy, có thể nói là hiền từ nhất nữa; dưới triều đại ông, sự giết chóc giảm đi, hình phạt cũng nhẹ hơn trước. Thái độ lúc nào cũng khiêm tốn, ai trêu chọc thì kiên nhẫn chịu, gặp tai hoạ thì an phận. Theo đúng những điều tôn giáo nghiêm cấm về rượu, thức ăn và các thứ xa xỉ; mặc dầu giỏi về âm nhạc mà không ham, cho nó là một thú vui gợi dục quá; hình như ông đã giữ đúng quyết định phải làm lụng bằng chân tay để kiếm ăn và kiếm được bao nhiêu thì chi tiêu bấy nhiêu thôi. Đúng là Thánh Augustin ngồi trên ngai vàng.
Vua Jehan đã dùng một nửa lợi tức để khuyến khích ngành kiến trúc và các nghệ thuật khác. Aureng-Zeb trái lại không quan tâm gì tới nghệ thuật, óc hẹp hòi tới man rợ, sai phá hủy hết các đền chùa của bọn “dị giáo”, suốt nửa thế kỉ cầm quyền, ông tìm mọi cách diệt hết các tôn giáo khác ở Ấn Độ. Ông ra lệnh cho các tỉnh trưởng, quan lại triệt hạ hết các đền Ấn Độ, các nhà thờ Ki Tô giáo, đập hết các ngẫu tượng và đóng cửa hết các trường học Ấn. Chỉ trong một năm, riêng tại Amber, đã có sáu mươi ngôi đền bị phá huỷ; ông cho triệt hạ ở Chitor sáu mươi ba đền, ở Udaipur một trăm hai mươi ba đền, mà cho xây cất ở Bénarès một thánh đường Hồi giáo ngay trên nền cũ của một ngôi đền người Ấn đặc biệt quí trọng, thực là chửi vào mặt toàn dân Ấn. Ông cấm người Ấn thờ phụng thần thánh của họ, kẻ nào không cải đạo theo Hồi giáo thì phải đóng một thứ thuế thân nặng. Hậu quả của thái độ cuồng tín đó là hàng ngàn ngôi đền bị tàn phá, thế là nghệ thuật Ấn trong cả ngàn năm bị mai một, và những di tích còn lưu lại ngày nay không thể cho ta một ý niệm đúng về cảnh huy hoàng đẹp đẽ của Ấn Độ hồi xưa ra sao.
Aureng-Zeb làm cho một số người Ấn nhút nhát phải cải giáo theo đạo Hồi, nhưng triều đại và quốc gia của ông vì ông mà suy vong, đành rằng có một số người theo đạo Hồi sùng bái ông như thánh, nhưng hằng triệu, hằng triệu người Ấn vì sợ quá mà phải câm miệng chứ vẫn cầu nguyện thầm cho ông mau chết, coi ông như một con quỉ và trốn chui trốn nhủi khi thấy bóng bọn quan đi thu thuế. Dưới triều đại Aureng-Zeb, đế quốc Mông Cổ đạt tới mức thịnh nhất ở Ấn Độ và lan rộng tới miền Deccan; nhưng sự cường thịnh đó không đâm rễ sâu vào lòng dân nên khi bị quân thù hơi mạnh tấn công thì nó tan rã liền. Chính Aureng-Zeb trong mấy năm cuối đời nhận thấy óc hẹp hòi, ngu tín của mình đã làm hại sự nghiệp của tổ tiên.
Ông chết rồi, chỉ mười bảy năm là đủ cho đế quốc của ông tan tành. Sự tàn bạo của Jehangir, thói xa xỉ phung phí của Jehan và tinh thần cuồng tín, cố chấp của Aureng-Zeb đã làm cho dân chúng xưa trung thành với Akbar nay đâm oán triều đại Mông Cổ. Thiểu số theo Hồi giáo bị khí hậu nóng quá làm cho thần kinh và thể chất suy nhược, không còn hăng hái chiến đấu như hồi xưa nữa; mà nhà vua lại không mộ thêm tân binh ở phương Bắc để củng cố uy quyền đã lung lay. Trong lúc đó, một đảo nhỏ ở bên kia trời Tây phái con buôn tới vơ vét những nguồn lợi của Ấn Độ. Ít lâu sau họ chở súng tới để chiếm đế quốc mênh mông mà thiên tài của hai dân tộc Ấn và Hồi đã liên hiệp nhau để tạo nên một nền văn minh vào bậc lớn nhất thế giới đó.
(trích từ : Lịch sử văn minh Ấn Độ -Will Durant, Nguyễn Hiến Lê dịch)
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012
Mohammad Ahmad - Đấng cứu thế và cuộc khởi nghĩa Hồi giáo ở Sudan 1881-1885
Sơ lược lịch sử Sudan
Bản đồ Sudan và vị trí của Khartoum
Sudan là một quốc gia Bắc Phi có lịch sử từ thời thượng cổ. Xứ này bắc giáp Ai Cập; đông-bắc là Hồng Hải; đông là Đông Phi và Ethiopia; nam là Uganda và Congo thuộc còn tây là Phi châu Xích đạo, Thủ phủ là Khartoum.
Phần lãnh thổ phía Bắc của Sudan ngày nay thuộc Vương quốc Nubia cổ xưa. Khoảng 4000 năm trước công nguyên, khu vực này hình thành nên các vùng định cư và giao thương chặt chẽ với Ai Cập, dần dần khu vực này phát triển thành vương quốc Kush. Năm 721 trước công nguyên, một hoàng tử Kush tiến hành chinh phục và thống nhất được Ai Cập, thành lập nên vương triều các Pharaon Ai Cập gốc Kush tồn tại trong vòng một thế kỷ . Về sau vương quốc Kush bị người Aksum thuộc phía Bắc của Ethiopia tiêu diệt vào khoảng giữa thế kỉ 4.
Trong vòng 1000 năm tiếp theo miền bắc Sudan là một quốc gia cơ đốc giáo, chia làm hai tiểu quốc là Mukarra và Aboa. Năm 640 người Ả rập xâm chiếm Ai Cập, tuy nhiên quốc gia cơ đốc tại Sudan vẫn tồn tại song song cùng với người Hồi trong khoảng 600 năm tiếp theo. Cuối thế kỉ 13, người A rập xâm chiếm vương quốc Nubia phần lớn là người Cơ đốc giáo và định cư tại đây, vùng này lại trở nên bị Hồi hóa. Năm 1517, Sultan người Thổ chinh phục Ai Cập và tiến quân vào miền bắc Sudan. Các giai đoạn tiếp theo Sudan liên tục bị chia nhỏ thành những lãnh thổ riêng biệt do các bộ lạc chiếm đóng.
Năm 1820, phó vương Ai Cập là Mohammad Ali Pasha đánh chiếm lấy miền bắc Sudan rồi lại phái con là Ibrahim Pasha đánh tràn xuống phía nam. Mohammad Ali Pasha (là người Thổ gốc Albany) là tổng trấn của Ai Cập (lúc này dưới quyền cai quản của đế quốc Ottoman),đã thiết lập được quyền kiểm soát hoàn toàn Ai Cập vào năm 1805. Nhà Mohammad Ali, triều đại do ông sáng lập ra đã cai trị Ai Cập và Sudan tới khi bị lật đổ trong cuộc cách mạng Ai Cập năm 1952.
Tình hình tại Ai Cập lúc này đang là lãnh thổ của đế quốc Ottoman. Năm 1799, Mohammad Ali được gửi tới Ai Cập để chặn đứng cuộc xâm lăng của Napoléon Bonaparte nước Pháp. Được sự ủng hộ của đội quân người Albania và nhiều toán quân khác, ông ta bèn xâm chiếm Sudan. Sau khi quân Pháp rút lui, ông được Hoàng đế Selim III của nhà Ottoman phong làm Wāli (tổng trấn) Ai Cập năm 1805. Vị tổng trấn này chính là người thảm sát các tướng lãnh Mamluk vào năm 1811. Ông cũng đề xướng nhiều cải cách cho quân đội và nhà nước Ai Cập và được mệnh danh là "Người sáng lập ra nước Ai Cập hiện đại".
Năm 1827, dân Hy Lạp dưới dự hậu thuẫn của Anh, Pháp nổi loạn đòi độc lập Đế chế Ottoman cầu cứu và Ali đã phái đi một hạm đội gồm 63 chiến thuyền, 100 tàu vận tải và 16000 quân dưới sự chỉ huy của con trai ông ta là Ibrahim Pasha. Tuy nhiên, liên quân Thổ - Ai Cập bị liên quân Nga-Anh-Pháp đánh thảm bại tại Mặt trận Navarino, khiến cho Hy Lạp giành được độc lập. Để đòi đền bù cho tổn thất này, Ali gửi thư cho hoàng đế Ottoman đòi quyền bảo hộ Syria và đưa quân áp sát vùng biên giới. Năm 1830, Ali nổi dậy chống lại hoàng đế nhà Ottoman, mở vài cuộc đột kích vào Syria và Tiểu Á, đánh bại quân Ottoman ở Mặt trận Konya (1833) và Nezib (1839). Về sau các cường quốc châu Âu giúp nhà Ottoman đánh bại Muhammad Ali.
Năm 1879, các cường quốc châu Âu can thiệp vào nội bộ Ai Cập, bắt Ismail phải thoái vị và lập hoàng tử Tewfik lên làm vua. Tewfik lại nhu nhược, nạn tham quan hoành hành nên ở Ai Cập có loạn Orabi. Vue Tewfik phải cầu viện nước Anh để dẹp loạn. Nên người Anh nhân cớ đó đưa quân vào bảo hộ Ai Cập. Sudan được xem là phần lãnh thổ Đồng trị, nhưng trên thực tế mọi quyền quyết định đều tùy thuộc vào các chỉ huy người Anh.
Từ năm 1881 đến 1885, Mohamad Ahmad lấy danh nghĩa vị cứu tinh Hồi giáo mới tiến hành một cuộc khởi nghĩa thần thánh đánh lùi quân Ai Cập-Anh biến Sudan một quốc gia thần trị, áp đặt luật pháp Hồi giáo rất khắt khe. Các sách vở cũ liên quan đến hình luật và tín ngưỡng cựu triều đều bị đốt hết để thanh lọc xã hội. Được sáu tháng thì Mahdi mất vì bệnh thương hàn. Phó tướng Abdallahi ibn Muhammad lên thay, tự xưng là Khalifa (thống lĩnh) nước Sudan.
Abdallahi ibn Muhammad mở chiến dịch bành trướng, đánh sang Ethiopia năm 1887. Hai năm sau quân Sudan xâm lăng Ai Cập nhưng bị quân Ai Cập dưới sự chỉ huy của sĩ quan Anh đánh bại ở Tushkah. Các cuộc hành quân xuống miền nam Sudan thì bị quân Bỉ chặn đứng. Ở Eritrea quân Sudan cũng bị quân Ý đánh bại. Chuỗi bại trận liên tiếp phá tan giấc mộng bá chủ bách thắng của quân Sudan.
Chính phủ Anh đã chủ trương chinh phục Sudan từ cuối thế kỷ 19 vì muốn ngăn các cường quốc Âu châu như Pháp và Bỉ không khống chế được thượng nguồn sông Nin. Ngoài ra sau cuộc chiến tranh Anh-Ai Cập 1882, Anh đã chiếm đóng Ai Cập và đưa Tawfiq lên làm quốc vương nên lo ngại nếu không kiểm soát được Sudan, thì miền hạ lưu Ai Cập sẽ dễ bị uy hiếp. Dựa vào cớ bảo vệ quyền lợi của Ai Cập, chính phủ Anh cho động quân.
Nhân danh triều đình Ai Cập, quân đội Anh dưới sự chỉ huy của tướng Horatio Kitchener mở cuộc hành quân tái chiếm Sudan vào cuối thế kỷ 19. Trong ba năm từ năm 1896 đến 1898 quân Anh đánh tan lực lượng Mahdi. Trận quyết liệt nhất là trận Omdurman (Umm Durman) ngày 2 Tháng Chín khi hơn năm vạn quân Mahdi giao chiến thì quá nửa bị thương vong. Sau đó hai nước Anh và Ai Cập lập cơ chế đồng trị xứ Sudan tuy trên thực tế chính phủ Anh là chủ lực cai trị Sudan như một thuộc địa. Sang năm sau thể chế Anh-Ai đồng trị thành hình. Chức toàn quyền Sudan thì do chính phủ Ai Cập bổ nhiệm nhưng phải được Luân Đôn thuận phê sẽ đứng đầu xứ thuộc địa này. Tuy về mặt pháp lý, Ai Cập là thành viên bình đẳng với Anh trong việc cai trị Sudan nhưng trên thực tế, Sudan là phiên thuộc của Anh. Chính phủ Ai Cập có vận động sáp nhập Sudan vào Ai Cập để rộng quyền hơn nhưng những vận động đó không thành.
Năm 1936 quân đội Anh rút khỏi Ai Cập, chỉ giữ quyền kiểm soát Kênh đào Suez nhưng đối với Sudan, chính phủ Anh tiếp tục cai trị song hành với Ai Cập.Vào những năm đầu Đệ nhị Thế chiến quân đội Ý mở cuộc xâm lăng Sudan từ xứ Đông Phi thuộc Ý nhưng bị đánh bại. Sang năm 1941 Lực lượng Phòng thủ Sudan nhân danh quân đội Đồng Minh mở cuộc phản công đánh vào thuộc địa Eritrea của Ý, buộc tướng Guglielmo Nasi phải đầu hàng.
Cuộc cách mạng Ai Cập năm 1952 lật đổ nền quân chủ và tân tổng thống Muhammad Naguib quyết định chấm dứt thể chế đồng trị của Ai Cập ở Sudan. Mất cơ chế pháp lý đó, Anh cũng phải rút lui và nước Sudan độc lập ra đời năm 1956 sau 55 năm phụ thuộc Anh.
Cuộc khởi nghĩa thần thánh của Mohammad Ahmad
Cuốn tiểu thuyết "Trên sa mạc và trong rừng thẳm" của nhà văn Henryk Sienkiewicz (giải nobel văn chương 1905) kể về chuyến hành trình của hai đứa trẻ băng qua sa mạc và rừng thẳng Phi Châu. Bối cảnh trong truyện diễn ra vào đúng lúc cuộc khởi nghĩa của Ahmad tại Sudan. Tác giả, người sống cùng thời, đã có những mô tả khá chi tiết về quy mô, tính chất của cuộc chiến tranh, thậm chí miêu tả về Mohammad Ahmad rất sinh động. Tuy nhiên do đứng từ góc nhìn của người Châu Âu đầu Tk19 mang nặng tư tưởng khai hóa nên tác giả đã nhận xét tiêu cực về cuộc khởi nghĩa của nhân dân Sudan như là "bọn giặc làm phản". Một điểm nữa là tuy tác giả miêu tả chi tiết về con người và hành động của Mohammad Ahmad nhưng có lẽ đương thời tác giả chưa có dịp tiếp xúc trực tiếp nên có những điểm chưa chuẩn xác vì dẫu sao đây cũng chỉ là một tác phẩm văn học. Trong tác phẩm Henryk Sienkiewicz mô tả Mohammad là một người đàn ông trung niên thừa cân béo phì với nụ cười mỉm luôn thường trực trên môi. Tuy nhiên nhìn ảnh tư liệu ta thấy ngay, Mohammad Ahmad là típ người hoàn toàn khác hẳn. Đó ắt hẳn phải là một con người có tố chất thông minh, có phần hơi nghiêm nghị cùng với dáng vẻ của một nhà thuyết giáo chính trực và mộ đạo.
Kể từ cuộc xâm lược của Mohammed Ali vào Sudan 1820, ròng rã hơn 60 năm người Ai Cập thiết lập chế độ cai trị hà khắc lên đất nước Sudan. Người dân khắp mọi miền của Sudan đã chịu nhiều bất công và đau khổ mãi cho đến năm 1881, khi một lãnh tụ vĩ đại xuất hiện để dẫn dắt nhân dân Sudan trong cuộc khởi nghĩa chống lại bất công và giành tự do. Vị lãnh tụ vĩ đại ấy chính là Mohammed Ahmed. Ông ta thuộc dân tộc Danagla, sinh sống ở vùng Dongola. Cha của ông ta là một fiki hay một thầy dạy giáo lý, người đã truyền thụ cho ông ta khả năng đọc, viết và nội dung của thánh kinh Hồi giáo- kinh Koran. Là một người đầy nhiệt huyết, Ahmad tìm hiểu thêm về lịch sử Ai Cập, Ấn Độ, ba Tư, Châu Âu và những vùng xung quanh đất nước mình. Ông ta là người thông minh xuất chúng với năng lực cá nhân vượt trội người khác.
Mohammed Ahmed-Ibn-Seyyid-Abdallah là người cuối cùng và nổi tiếng nhất trong số những người chinh phục Sudan. Sự nghiệp của ông đồng hành với danh xưng "MAHDI", nghĩa là người được thiên chúa mặc khải. Vị mahdi thuyết giảng với nhân dân của ông ta về mục tiêu chinh phục cả thế giới. Ông dạy mọi người tuyên thệ sẽ không mặc lên người một trang phục mới chừng nào chưa đánh đuổi hết những kẻ ngoại quốc ra khỏi Sudan. Dù ông ta chiến đấu với chính phủ Ai Cập và người Anh những ông ta vẫn giành được sự ủng hộ đông đảo của người dân Ai Cập. Ông ta đáp ứng được kì vọng của nhân dân mang lại niềm kiêu hãnh cho quốc gia và sự giận dữ đối với ách áp bức của ngoại bang. Việc người Anh đã chiếm quyền bảo hộ Ai Cập đã động chạm đến lòng ái quốc của nhân dân Ai Cập. Nhà tiên tri Hồi giáo ở Sudan đã chiếm được nhiều sự sùng kính từ phía người dân Ai Cập hơn là những người Anh, vốn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ giữ lời hứa rút quân khỏi Ai Cập.
Mohamed Ahmad sinh ra gần đảo Argo, vùng Dongola, Sudan. Khi mất , ước tính độ tuổi của ông ở vào khoảng 45. Như vậy, ông phải sinh khoảng giữa những năm 1840-1845. Mặc dù hoàn cảnh nghèo khổ và bấp bênh gia đình ông vẫn tuyên bố họ là những “Ashral” tức những con cháu thuộc dòng dõi của nhà tiên tri.
Suốt những tháng năm tuổi trẻ Mohammad Ahmad giành hết sức trau dồi kiến thức. Ông ta học kinh Koran một cách nhiệt thành và lĩnh hội những lý thuyết đầu tiên từ đó. Ông thương xuyên di chuyển đến thành phố Berber và trở thành môn đệ của một thầy giáo có tiếng tăm là Mohammed el Kheir, người hoàn tất quá trình học tập của Ahmed. Khi đến tuổi trưởng thành, Ahmad di chuyển đến Khatoum nơi ông trở thành đệ tử của vị thầy giáo đang rất nổi tiếng và được tôn sùng thời bấy giờ là Sheikh Mohammed Sherif và cũng là ông chú của Ahmed. Cùng với ông này, Ahmed di chuyển đến sống ở đảo Abba, trên bờ sông Nile trắng gần Kawa. Ông sống và học tập ở đây trong vòng vài năm và sau đó kết hôn với con gái của Mohammed Sherif.
Trông dáng mạo bên ngoài thì Ahmad là một người có vẻ hấp dẫn lạ thường, ông là người mạnh mẽ với nguồn năng lượng dường như vô tận. Giống như hững người Danagle khác, ông có làn da sẫm màu. Một nụ cười dễ chịu luôn xuất hiện trên gương mặt. Bên dưới nụ cười ấy xuất hiện một dấu hiệu kì lạ là khoảng trống hình chữ V giữa hai răng trên. Đối với người Sudan, đó là dấu hiệu của may mắn và phúc đức. Khả năng giao tiếp của ông, vốn được đào tạo trở nên cực kì trôi chảy dễ chịu. Về sau, khi ông cùng các môn đệ tuyên bố rằng mình là một đấng Messiah, Sứ giả của thượng đế, ông hành động giống thật như mình được sự chỉ bảo trực tiếp của thương đế. Mọi mệnh lệnh ông ban ra được xem như truyền đạt lại ý chỉ của chúa trời và sự từ chối sẽ được xem như một tội lỗi. Sự không tuân mệnh các yêu cầu đó tương đương với việc kháng chỉ các ý muốn của thượng đế.
Khả năng của Ahmed cuốn hút sự ngượng mộ của người khác cộng thêm lòng nhiệt thành tôn giáo năng nổ khiến các thấy giáo của ông rất yêu quý... cho đến một lúc, sự mâu thuẫn bùng nổ. Mohammed Ahmed quở trách một sinh viên của mình vì anh này hát múa trong một bữa tiệc. Ông ta giữ quan điểm rằng những hoạt động như vậy sẽ phiền lòng thượng đế. Trong những tranh luận và xung đột xảy ra tiếp sau đó, Ahmed được kể là đã có những tuyên bố cứng rắng dọa sẽ rời khỏi nhà trường. Đây là những lời là đau lòng người thầy, Mohammed Sherif, người đã xem Ahmed như một môn đệ ưu tú nhất của mình. Nhưng vị môn đồ trẻ tuổi này lại dám phê bình ông ta trước mặt những người lớn tuổi và công dân của thành phố. Trục xuất Ahmad là cách duy nhất có thể duy trì thẩm quyền và uy tín của Sherif.
Tin tức về sự cố này nhanh chóng lan truyền và tạo nên sự đồng cảm trong bộ phận lớn dân chúng đối với sinh viên mộ đạo đầy nhiệt huyết như vậy. Giờ đây Ahmed đã có những người ùng hộ ông ta lần đầu tiên. Ông ta còn dám chỉ trích cả những người giàu có trong nhà của chính họ và trở thành người hùng của tầng lớp thị dân nghèo. Rồi chợt lan truyền lời đồn đại rằng Ahmed chính là vị Sứ giả chân chính của thượng đế, vị cứu tinh luôn được chờ đợi trong thế giới Hồi giáo từ những năm 1300. Tên của ông và gia đình cũng gần gũi với tên gọi của Nhà Tiên tri.
Khi tiếng tăm và sự hâm mộ đối với Ahmed tăng lên, chính quyền Ai Cập và người Anh chú ý tới lời rao giảng chống lại bất công của Ahmed và ra lệnh bắt. Với những môn đệ theo sau, Ahmed bỏ trốn lên một hòn đảo trên sông Nile. Tại đây chủ thuyết tôn giáo Mahdi ra đời. Mọi người từ khắp mọi miên đất nước hành hương đến hòn đảo cầu xin vị thánh ban phước và gào khóc cho sự giải thoát khỏi những cảnh bất công. Về sau, làn sóng đó đã tiếp tục bùng nổ, Ahmed và quần chúng đi theo ông ta đã thành lập được đội quân đánh bại người Ai cập và người Anh, giải phong Sudan thoát khỏi 60 năm nô lệ và cảnh tô thuế nặng nề.
Từ đảo Abba, Ahmed gờ đây gọi là đấng Mahdi, di chuyển tới quận Kordofan, nơi ngọn lửa ông nhóm lên đã bùng phát trong quần chúng. Để thuyết giáo và cổ vũ quân chúng, Mahdi chỉ có một chủ đề và một điệp khúc lặp đi lặp lại “ Tôn giáo của ta đang đi xuống và suy đồi, lời tiên tri đã bị xúc phạm và Hồi giáo thật sự đã bị đánh mất tôn chỉ bởi quan chức chính quyền thối nát và sự báng bổ của họ với niêm tin”.
Giờ đây, Mohammed và Thủ hiến Gordon ở Khartoum trở thành hai đối thủ chính tranh giành quyền uy trong tâm thức của nhân dân Sudan. Họ cũng là đối thủ không đội trời chung ở bình diện khác, cả hai đều tuyên bố mình là “Sứ giả của thượng đế”.
Đấng Mahdi tuyên bố những lời lẽ nhấn mạnh răng mình chính là “người dẫn dắt hay sứ giả của thượng đế” và tự gọi mình là Mohammed Ahmed el Mahdi Monutazer, nghĩa là Đấng tiên trii và người dẫn dắt được thế giới chờ đợi. Những người ủng hộ ông ta thường reo hò “ Mohammed Ahmed Alla nili Alla” được hiểu là Mohammed đấng cứu thế và nhà tiên tri của thượng đế.
Những lời đồn thổi được thêu dệt xung quanh ông, một trong số đó là ông sẽ tiến quân vào Ai Cập để làm thanh lọc đạo Hồi tại đây, đồng thời trục xuất người cơ đốc và rằng ông sẽ tiến chiếm thánh địa Mecca, hơi ông sẽ được nhận tước Khalifat và trở thành thũ lãnh Hồi giáo trên toàn thế giới.
Những đề nghị thân thiện đến từ thủ hiến Gordon đều bị Mahdi từ chối. Để hồi đáp một trong những đề nghị như vậy từ Gordon, Mahdi tuyên bố “ ta gửi lại cho ngài những quà tặng. Ta không chấp nhận đề nghị của ngài làm chức amir (thủ lãnh) của thành Kordofan. Ngài bảo ngài được thượng đế gửi đến để mang lại hòa bình từ. Chúng ta đang ở cùng thượng đế, nếu ngài ở cùng thượng đế thì ngài ở cùng chúng tôi. Hãy cải đạo, chuyển sang Hồi giáo, nếu không chúng tôi sẽ trừng phạt ngài tương tự như đối với Thủ hiến Hicks” .
Trận chiến tương lai là không tránh khỏi và những giải pháp hòa đàm sẽ không mang lại kết quả. Gordon đáp lại như sau “ta đến Khatoum với sứ mạng hòa bình nhưng ngài muốn chiến tranh, vậy hãy đến đây, ta đã sẵn sàng” . Vị Mahdi cũng đước mời đến Khatoum để giải thích theo kinh Koran nếu ông ta là vị Tiên tri thật sự được chờ đón. Ông ta phớt lờ lời mời và trả lời “ nhân danh thượng đế và nhà tiên tri của ngài, ta là ông chủ thật sự của Sudan và không khi nào ta đến Khartoum chỉ để phán xét chính ta”.
Cùng với những lời thuyết giảng, Mahdi siết chặt mối nối giữa tất cả những người Hồi giáo và các bộ lạc ở Sudan. Với tính toán khôn ngoan, ông ta khéo léo vận dụng những sự bất bình có sẵn làm nền tảng cho những thông điệp của mình. Ông ta vừa là một lãnh tụ tôn giáo nhưng cũng là một nhà chính trị lão luyện. Ông ta sử dụng nhưng bất công xảy ra khắp nơi và quy kết tất cả cho chính quyền. Đầu óc sắc xảo của ông thấy rõ qua những mục tiêu ông đã chọn, kể từ những bước tiến đầu tiên, đó là những vấn đề cấp thiết nhất của đất nước.
Chính quyền Anh treo giải thưởng lớn cho Ahmed, bất kể còn sống hay chết. Hành động này buốc Ahmed phải tuyên bố cuộc thánh chiến. Ông ta hứa với đông đảo những người ủng hộ sự chia sẻ chiến lợi phẩm thu được từ quân thù.
Những bất đồng lớn nảy sinh trong chính những chỉ huy được chính quyền cử đến để vây bắt Mahdi. Xung đột biến thành một cuộc đánh nhau và đội quân này bị chia thành hai nhóm đối nghịch mất hết sức chiến đấu. Những người ủng hộ Mahdi đón chào binh lính bằng dùi cui, gậy gộc và đá. Chỉ một thoáng, đám binh lính này đã bị tiêu diệt. Giờ đến lượt quân của Mahdi tiến chiếm El-Obeid, thủ phủ thành Kordofan. Và mặc dù bị đẩy lùi với tổn thất lớn, họ tiếp tục vây hãm trong vòng 5 tháng sau, đến khi quân đội đầu hàng. Lúc này Mahdi đã đánh dấu phép màu cho mình trong những lời hò reo “Lạy Alla, đấng tiên tri chân chính đã đến”.
Giờ đây chính quyền không thể xem Mahđi như là một người thần thánh, cuồng tín nhưng nghèo khó và không có ảnh hưởng- những người mà họ có thể phớt lờ tronglúc uy tín của Mahdi ngày càng tăng cao. Tinh thần của cuộc nổi loạn lúc này xảy ra ở Ai Cập không nghi ngờ gì làm tăng thêm phấn khích ở Sudan. Chính quyền lại gửi đề nghị cho Mahdi và tiếp tục bị từ chối. Và từ đây trở đi thắng lợi nối tiếp thắng lợi cho đoàn quân của Mahdi và thất bại nối tiếp thất bại cho chính quyền.
Giờ đây con người và hành động của Mahdi đã lan ra toàn Sudan và những thất vọng đã trở thành hy vọng và sự mất phương hướng đã tìm được người dẫn dắt. Từ khắp vùng núi, đồng bằng cho đến rừng thẳm và sa mạc, các bộ lạc giương cao lá cờ đen như biểu tượng ủng hộ cho phong trào của Mahdi. Người Selem, Baggara, Risega, Homer, Dirrka, Bongo, Madi và mari tất cả đổ dồn tập trung về khu trại của Mahdi. Họ đi ngựa hoặc chân trần, vũ trang bằng cung tên và giáo mác. Một số thuộc lớp những người nghèo khổ nhất chỉ có đủ mảnh vải che thân. Chính quyền Anh-Ai cập cố chống lại màn sóng và tung ra những kế hoạch và tăng cường lực lượng. Tất cả những bộ lạc giờ đây tiếp tục tập hợp xung quanh Mahdi. Tất cả đều có một mục tiêu chung “tự do” hoặc “ thiên đường”.
Mohammed Ahmed có đầy đủ những tố chất của một lãnh tụ cách mạng, sự tư tin cao độ đối với bản thân của người được thần thánh dẫn dắt, năng lực cá nhân xuất chúng và phẩm chất chính trực của người lãnh đạo. Những phẩm chất đó được kết hợp để cổ vũ đám đông những người ủng hộ theo đuổi niềm tin của những lời thuyết giảng. Thêm nữa Ahmed xuất iện vào đúng lúc sự mong chờ vị thánh cứu thế trở nên mòn mõi, khiến Ahmed được tôn sùng như là đấng Mahdi, người được thượng đế gửi xuống để giải phóng tín đồ Hồi giáo. Và rằng đây là một cuộc thánh chiến và lời của Mahdi hứa sẽ tưởng thưởng cho cái chết của những chiến sĩ là phần thưởng nơi thiên đàng. Đây quả là một học thuyết thú vị kích thích lòng dũng cảm cao độ của tất cả tín đồ, giúp cho đội quân vũ trang thô sơ của Mahdi có thể liên tiếp đánh bại người Anh và Ai Cập. Cứ mỗi chiến thắng lại mang thêm nhiều người ủng hộ đến với Mahdi và đế một lúc cả những Sudan đã đặt dưới chân của nhà cách mạng.
Ai Cập triệu hồi thủ hiến Raouf và gửi đến một tướng lãnh mới cùng một đạo quân lớn nhằm chống lại Mahdi. Tuy nhiên, đám quân hỗ lốn của Mahdi dường như vẫn bất khả chiến bại. Tại Senaar, 6000 quân Ai Cập chỉ 20 người thoát được. Tại Djiebel-Gadir vào tháng 6/1882 hai quân đoàn bị quét sạch, tại Seribah, ngày 11/7/1 quân của Mahdi hủy diệt một đạo quân 6100 lính, chỉ 12 người thoát chết. Vào tháng 11, ông ta tiến quân và đánh bại lực lượng Ai Cập lên đến 10000 quân.
Sau khi tấn công El-Obey, nơi ông ta phải chịu một thất bại tạm thời, ông ta chuyển hướng sang Khartoum, thành phố thủ đô của Sudan. Người Anh vốn trước đây chỉ e ngại sự suy giảm lợi ích và uy tín của họ thì lúc này đứng trước nguy cơ bị quét sạch ra khỏi Sudan. Lực lượng Ai Cập được phái đi chặn hậu quân của Mahdi đã bị đập tan.
Sir William Hicks , một cựu binh từ chiến tranh thuộc địa được giao chỉ huy một đạo quân 10000 người với vũ khí tối tân nhất . Với lực lượng lớn này, ông ta vượt sa mạc Nubian và tiến dọc sông Nile, hy vọng chặn đánh quân của Mahdi đâu đó gần Khartoum. Trước khi đối đầu với tướng Hicks, quân của Mahdi đã đánh tan quân Ai Cập tại Abu Ahmed và Bheheb nên không còn mối nguy nào từ Ai Cập uy hiếp. Hicks đến được Khartoum sau khi đánh bại một số bộ lạc trên đường đi. Về phía Mahdi lúc này sĩ khí đang lên rất cao, Mahdi được xem như một lãnh tụ không thể đánh bại và là sứ giả thật sự từ thượng đế. Quân của Mahdi cũng đang trên đường tiến về Khartoum nhanh chóng.
Hicks để 3000 quân lại giữ Khartum còn mình dẫn toàn quâan bản bộ tiến đánh Mahdi, nhưng Mahdi lại thay đổi chiến thuật, rút lui nhanh chóng ra khỏi Khartoum. Ông ta cắm trại tại El-Obeid, một khoảng cách đủ xa để làm mệt mỏi đường tiến quân của người Anh. Tuy nhiên khi Hicks đến được thành phố, Mahdi lại rút lui sâu hơn vào sa mạc. Hicks đuổi theo và rơi vào cái bẫy đã giăng sẵn. Vào 3/11/1883 , đoàn quân của Hicks sau khi bị làm cho mệt mỏi vì khát và một số chết vì bị uống nhầm nước độc bị quân của Mahdi tấn công. Đây là chiến thắng quyết đinh của Mahdi, quân Anh bị tàn sát chết chất đống trong đó có cả xác của Hicks.
Lúc này tình trạng của người Anh ở Sudan trở thành hoảng loạn. Họ lo sợ rằng làn sóng của Mahdi sẽ lan tràn sang cả nhưng thuộc địa khác. Lực lượng của Mah di gửi đi đánh Suakin dưới sự chỉ huy của vị tướng giỏi nhất của Mahdi là Osman Digna đã đánh bại đạo quân dưới quyền chỉ huy của một tướng lãnh người Anh khác là Sir Samuel Baker. Về sau phải một chỉ huy Anh khác tên Graham mới giữ được chân của osman Digna tại vùng vịnh.
Thêm nhiều chiến thắng nữa cho đoàn quân của Mah di, ông ta chiếm đóng Berber, Donggola (quê nhà của Mahdi), Darfur và quân lị giàu có Equatorial.
Người Anh, nhận ra tình cảnh bị đánh bật khỏi Sudan chỉ còn biết trông cậy vào tướng Gordon , vốn được gọi là “Chinese” Gorgon -một cựu binh từ chiến tranh Nha phiến tại Trung Hoa. Gordon sang Trung Hoa năm 1860 theo chân lực lượng Đồng minh chiếm đóng Bắc Kinh và Di Hòa Viên của triều đình nhà Thanh. Đến Tháng Tư năm 1862 thì theo tướng William Stavely rút về Thượng Hải để bảo vệ nhóm người Anh trong khi thành phố bị quân Thái Bình uy hiếp. Thế quân Thái Bình bấy giờ rất mạnh kể từ khi chiến thắng quân triều đình ở Nam Kinh năm 1853. Thị dân Thượng Hải phải mộ dân quân phòng bị, đặt dưới quyền chỉ huy của Frederick Townsend Ward, người Mỹ. Quân đội Pháp cùng lực lượng quân Anh của tướng Stavely cũng phối hợp với Ward đánh đuổi được đối phương khỏi Gia Định và Thanh Phố ở phía tây Thượng Hải, giải nguy cho thành phố. Tuy nhiên trong trận Từ Khê, Ward tử thương. Tổng đốc Giang Tô là Lý Hồng Chương đề thỉnh Stavely chọn người thay thế. Stavely tiến cử Gordon vào chức vụ đó; nên tuy ông là sĩ quan của Anh, nhiệm vụ của ông là chỉ huy quân đội nhà Thanh. Chính phủ Anh cũng thuận cho và Gordon nhậm chức chỉ huy đội Thường Thắng quân ở Tùng Giang.
Dưới trướng của ông, đội Thường Thắng giành chiến thắng ở Côn Sơn rồi Tô Châu. Vẻ vang nhất là vào năm 1864 với chiến thắng Thường Châu, bấy giờ là bản doanh của quân Thái Bình. Quân Thái Bình phải rút về Nam Kinh; đến Tháng Bảy thì Nam Kinh cũng thất thủ và lực lượng Thái Bình tan rã. Vua Thanh ban ông chức đề đốc và phong tử tước để thưởng công. Sau đó Gordon chọn hồi hương và về Anh và được gửi sang Châu Phi, nơi ông nhận trách nhiệm huấn luyện quân đội Ai Cập và đã phục vụ trong một số chiến dịch quân sự tại Bắc Phi. Ông ta nổi tiếng với lòng dũng cảm và cũng cũng là một người mộ đạo nhiệt thành, giống như Mahdi, ông này cũng tin rằng mình đang thực hiện sứ mệnh tôn giáo thiêng liêng.
Charles George Gordon
Khi Gordon đến thành Khartoum, ông này nhanh chóng nhận thấy tình trạng tuyệt vọng hơn là mình có thể xoay sở. Biết rõ xứ sở và con người nơi đây hơn bất cứ người Anh nào khác, Gordon quyết định đàm phán. Sau khi thất bại trong việc lôi kéo sự trợ giúp của một tay cựu lai buôn nô lệ là Lobeir Pasha, Gordon quyết định trực tiếp thương thảo với Ahmed. Gordon đề nghị với Mahdi quyền thủ hiến một khu vực rộng lớn. Phía Mahdi phớt lờ và cười nhạo đề nghị này, tại sao phải chấp nhận một tỉnh trong khi toàn bộ Sudan đã gần như là của họ. Để đáp trả, Mahdi yêu cầu Gordon cải đạo sang Hồi giáo.
Với Gordon dĩ nhiên điều này là không thể chấp nhận được nhưng là một sĩ quan chuyên nghiệp ông ta biết mình không có đủ lực lượng để phòng thủ Khartoum. Ông ta gửi phụ nữ và trẻ em ra khỏi Khartoum và chuẩn bị cho cuộc vây hãm đến từ Mahdi. Nhiều tháng sau khi bị vây trong thành, quân Anh gửi một lực lượng 25000 quân dưới sự chỉ huy của Lord Wolsely để trợ giúp cho lực lượng của Gordon tại Khartoum.
Lord Wosely người đã đánh bại quân Ai Cập tại trận Tel-el-Khebir năm 1882 là nhân tố chủ chốt của quyền thống trị cuả người Anh tại Ai Cập mang lực lượng của mình tiến dọc sông Nile với 800 tàu, hy vọng đến được Khartoum trước khi quân Mahdi có thể hạ thành.
Sau vài tuần hành quân, những toán quân đầu tiên trong lực lượng của Wolsely đã đến được Omdurman, một vị trí cách Khartoum vài dặm. Trong cuộc hải trình, quân Anh đã chạm trán với vài đợt tấn công của quân Hồi. Thành công của Wolsely tại Aby Klea và mang được lực lượng ngược dòng sông Nile quả là một nỗ lực xứng đáng nhưng điều đó không cứu được Gordon. Hai ngày trước khi ông ta có thể đến nơi, ngày 25/1/1885 thành Khartoum đã thất thủ rơi vào tay quân nổi dậy.
Cuộc vây hãm dài 321 ngày kết thúc khi 25000 quân phấn khích của Mahdi vượt qua được tường thành và bao vây tòa nhà chỉ huy của Gordon. Gordron một chiến binh quả cảm cho đến phút cuối bước bình thản trên nhưng bậc thềm khi một chiến binh không lồ người Khordofan lạo vào ông ta với mũi giáo trên tay. Một sĩ quan khác tên Nisser đã chặt đầu ông này bằng gươm. Hàng trăm chiến sĩ dựng xác Gordon lên và xỉa giáo vào thân thể, đầu của ông ta được gửi đến cho Mahdi, người chí ít xem trọng ông ta nhưng là một chiến bình và đã từng hy vọng có thể cải đạo cho Gordon.
Câu chuyện rằng Gordon có thể cứu được Sudan thật là thảm kịch, bản thân Gordon chưa bao giờ có đủ lực lượng để có thể làm điều đó. Thảm họa tại Khartoum và cái chết của Gordon xóa sạch hy vọng có thể duy trì niềm tự hào của quân Anh. Cộng thêm vào đó tại trận Kassala, quân của Osman Digna tiếp tục đánh bại một đạo quân 11000 lính hỗn hợp Anh - Ai Cập khác nữa.
Trước tình thế hỗn loạn đó, quân của Wolsely thoái lui về Cairo để bảo toàn lực lượng. Về sau để trả mối thù và lấy lại danh dự này, Wolseley yêu cầu đước có cơ hội tấn công Mahdi một lần nữa và được chấp thuận. Ông ta quay trở lại với lực lượng 11000 quân da trắng trong cùng năm đó và lại bị đẩy lùi. Người Anh chính thức triệt thoái khỏi Sudan ngoại trừ cảng Suakin, nơi có thể phòng thủ bằng chiến hạm còn Mahdi chính thức thống trị toàn cõi Sudan.
Mahdi từ chối ở trong thành Khartoum vì xem rằng nó đã bị ô uế bởi người ngoại đạo. Ông ta đem lực lượng tiến dọc bờ tây sông Nile trắng và đóng trại tai một địa điểm gần sa mạc, nơi họ có ý định thiết lập một thủ đô tương lai cho Sudan. Ông ta giờ đây là chủ nhân tối cao của một vương quốc 1600 dặm dài và rộng 700 dặm ngang. Những chủ đề của ông được lắng nghe khắp toàn cõi Sudan và tất cả các bộ lạc. Người Sudan là một tập hợp rất nhiều giống dân khác nhau nhưng tất cả đều hiện diện trong đám đông những kẻ ủng hộ Mahdi. Ở đó có cả người Hồi, người cơ đốc và vô thần, có người ngưỡng mộ Mahdi và sự nghiệp của ông ta , có người theo đuổi để tìm khiếm sự bảo vệ, thực phẩm và của cải.
Tham vọng của Mahdi dâng cao, ông ta tự ví mình như một tiên tri Mohammed khác tái sinh. Ông ta dự định sát nhập thêm nhưng lãnh thổ khác vào vương quốc của mình, vùng đất cơ đốc giáo ở Ethiopia, tấn công Ai Cập và biến đổi toàn thế giới thành Hồi giáo.
Bản đồ xứ Sudan giai đoạn khởi nghĩa Mahdi
Sự nghiệp khó tin của ông ta kết thúc khi chưa có giấc mơ nào kể trên thành hiện thực .Vào 2/7/1885 sáu tháng sau cái chết của Gordon, Mohamed Ahmed chết vì bệnh sốt thương hàn. Ông giành nhưng sức lực cuối cùng của mình trước khi chết để cầu nguyện.
Các tin đồ khóc thương cho ông ta hàng tháng trời và sau đó xây một ngôi mộ lớn nơi Mahdi qua đời. Sự nghiệp của Mahdi được kế thừa bởi vị chỉ huy thứ hai là Abdulla , người cai trị Sudan thêm 11 năm đầy rắc rối trước khi người Anh giao cho Lord Kitchener đủ lực lượng và súng ống để tái chiếm Sudan.
Để trả thù điều mà ông này nghĩ là danh dự của nước Anh, Kitchener cho thấy không có sự khoan dung nào và không có gì thiên liêng khi ông ta thực hiện nhiệm vụ. Đúng với cái tên Kitchener “tên đồ tể” ông này cho đào mả của Ahmed lên , lấy xương cốt của Mahdi vứt xuống sông Nile. Đầu lâu của Mahdi được kể là bị đem ngâm dầu lửa và sau đó được Kitchener dùng như bao đựng thuốc lá.
Những người ùng hộ Mahdi tiếp tục chiến đấu chông lại Kitchener và quân Anh cho tới tận 1930.
Phần kết
Như một câu hỏi không lời đáp- liệu có phải Mohammed Ahmed , vị Mahdi- là đấng cứu thế thực sự? Với hàng triệu người Sudan thì điều đó là hiển nhiên và một số người vẫn tiếp tục giữ niềm tin đó. Nhưng hãy để sự thực lên tiếng , Mohammed và nhưng người kế tục đã tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa , chống lại nhưng áp bức và bất công của chế độ thực dân. Thành quả của ông là đã đẩy quân Anh ra khỏi Sudan mang lại quyền sống và quyền làm chủ cho người dân Sudan. Chính ông đã đoàn kết các bộ lạc Sudan và mang lại niềm tự hào về một quốc gia Sudan thống nhất tự do.
Nếu ông còn sống thêm vài chục năm và sự nghiệp của ông được kéo dài liệu lịch sử Sudan và Bắc Phi có đổi thay? Tiếc cho người dân Sudan khi họ lại để mất đất nước vào tay thực dân Anh, những kẻ sau này đã chủ động phân chia đất nước Sudan làm hai, miền Bắc Hồi giaó và miền nam cho dân cơ đốc. Đường biên giới áp đặt do thực dân vẽ ra đã gây nên di chứng kéo dài và hậu quả nội chiến thảm khốc tại Sudan về sau. Cuộc chiến tương tàn tại Sudan suốt mấy chục năm qua đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, làm kiệt quệ và phân hóa sâu sắc đất nước vốn rất trù phú và giàu tài nguyên này. Cho đến đầu năm 2011, thì miền nam Sudan đã hoàn toàn tách ra trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, ngọn lửa bất ổn trên đất nước này chưa bao giờ có dấu hiệu chấm dứt thực sự.
Bản đồ quốc gia NamSudan độc lập
Đàm Hà Khánh
Tài liệu tham khảo :
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)