Ảnh

Ảnh

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Mohammad Ahmad - Đấng cứu thế và cuộc khởi nghĩa Hồi giáo ở Sudan 1881-1885





Sơ lược lịch sử Sudan


Bản đồ Sudan và vị trí của Khartoum


Sudan là một quốc gia Bắc Phi có lịch sử từ thời thượng cổ. Xứ này bắc giáp Ai Cập; đông-bắc là Hồng Hải; đông là Đông Phi và Ethiopia; nam là Uganda và Congo thuộc còn tây là Phi châu Xích đạo, Thủ phủ là Khartoum.



Phần lãnh thổ phía Bắc của Sudan ngày nay  thuộc Vương quốc Nubia cổ xưa. Khoảng 4000 năm trước công nguyên, khu vực này hình thành nên các vùng định cư và giao thương chặt chẽ với Ai Cập, dần dần khu vực này phát triển thành vương quốc Kush. Năm 721 trước công nguyên,  một hoàng tử Kush tiến hành chinh phục và thống nhất được Ai Cập, thành lập nên vương triều các Pharaon Ai Cập gốc Kush tồn tại trong vòng một thế kỷ . Về sau vương quốc Kush bị người Aksum thuộc phía Bắc của Ethiopia tiêu diệt vào khoảng giữa thế kỉ 4.

Trong vòng 1000 năm tiếp theo miền bắc Sudan là một quốc gia cơ đốc giáo, chia làm hai tiểu quốc là Mukarra và Aboa. Năm 640 người Ả rập xâm chiếm Ai Cập, tuy nhiên quốc gia cơ đốc tại Sudan vẫn tồn tại song song cùng với người Hồi trong khoảng 600 năm tiếp theo. Cuối thế kỉ 13, người A rập xâm chiếm vương quốc Nubia phần lớn là người Cơ đốc giáo và định cư tại đây, vùng này lại trở nên bị Hồi hóa. Năm 1517, Sultan người Thổ chinh phục Ai Cập và tiến quân vào miền bắc Sudan. Các giai đoạn tiếp theo Sudan liên tục bị chia nhỏ thành những lãnh thổ riêng biệt do các bộ lạc chiếm đóng.  



Năm 1820, phó vương Ai Cập là Mohammad Ali Pasha đánh chiếm lấy miền bắc Sudan rồi lại phái con là Ibrahim Pasha đánh tràn xuống phía nam. Mohammad Ali Pasha (là người Thổ gốc Albany) là tổng trấn của Ai Cập (lúc này dưới quyền cai quản của đế quốc Ottoman),đã thiết lập được quyền kiểm soát hoàn toàn Ai Cập vào năm 1805. Nhà Mohammad Ali, triều đại do ông sáng lập ra đã cai trị Ai Cập và Sudan tới khi bị lật đổ trong cuộc cách mạng Ai Cập năm 1952.



Tình hình tại Ai Cập lúc này đang là lãnh thổ của đế quốc Ottoman. Năm 1799, Mohammad Ali được gửi tới Ai Cập để chặn đứng cuộc xâm lăng của Napoléon Bonaparte nước Pháp. Được sự ủng hộ của đội quân người Albania và nhiều toán quân khác, ông ta bèn xâm chiếm Sudan. Sau khi quân Pháp rút lui, ông được Hoàng đế Selim III của nhà Ottoman phong làm Wāli (tổng trấn) Ai Cập năm 1805. Vị tổng trấn này chính là người thảm sát các tướng lãnh Mamluk vào năm 1811. Ông cũng  đề xướng nhiều cải cách cho quân đội và nhà nước Ai Cập và được mệnh danh là "Người sáng lập ra nước Ai Cập hiện đại".

Năm 1827, dân Hy Lạp dưới dự hậu thuẫn của Anh, Pháp nổi loạn đòi độc lập  Đế chế Ottoman cầu cứu và Ali đã phái đi một hạm đội gồm 63 chiến thuyền, 100 tàu vận tải và 16000 quân dưới sự chỉ huy của con trai ông ta  là Ibrahim Pasha. Tuy nhiên, liên quân Thổ - Ai Cập bị liên quân Nga-Anh-Pháp đánh thảm bại tại Mặt trận Navarino, khiến cho Hy Lạp giành được độc lập.  Để đòi đền bù cho tổn thất này, Ali gửi thư cho hoàng đế Ottoman đòi quyền bảo hộ Syria và đưa quân áp sát vùng biên giới.  Năm 1830, Ali nổi dậy chống lại hoàng đế nhà Ottoman, mở vài cuộc đột kích vào Syria và Tiểu Á, đánh bại quân Ottoman ở Mặt trận Konya (1833) và Nezib (1839). Về sau các cường quốc châu Âu giúp nhà Ottoman đánh bại Muhammad Ali.
Năm 1879, các cường quốc châu Âu can thiệp vào nội bộ Ai Cập, bắt Ismail phải thoái vị và lập hoàng tử Tewfik lên làm vua. Tewfik lại nhu nhược, nạn tham quan hoành hành nên ở Ai Cập có loạn Orabi. Vue Tewfik phải cầu viện nước Anh để dẹp loạn. Nên người Anh nhân cớ đó đưa quân vào bảo hộ Ai Cập. Sudan được xem là phần lãnh thổ Đồng trị, nhưng trên thực tế mọi quyền quyết định đều tùy thuộc vào các chỉ huy người Anh.

Từ năm 1881 đến 1885, Mohamad Ahmad lấy danh nghĩa vị cứu tinh Hồi giáo mới tiến hành một cuộc khởi nghĩa thần thánh đánh lùi quân Ai Cập-Anh biến Sudan  một quốc gia thần trị, áp đặt luật pháp Hồi giáo rất khắt khe. Các sách vở cũ liên quan đến hình luật và tín ngưỡng cựu triều đều bị đốt hết để thanh lọc xã hội. Được sáu tháng thì Mahdi mất vì bệnh thương hàn. Phó tướng Abdallahi ibn Muhammad lên thay, tự xưng là Khalifa (thống lĩnh) nước Sudan.
Abdallahi ibn Muhammad mở chiến dịch bành trướng, đánh sang Ethiopia năm 1887. Hai năm sau quân Sudan xâm lăng Ai Cập nhưng bị quân Ai Cập dưới sự chỉ huy của sĩ quan Anh đánh bại ở Tushkah. Các cuộc hành quân xuống miền nam Sudan thì bị quân Bỉ chặn đứng. Ở Eritrea quân Sudan cũng bị quân Ý đánh bại. Chuỗi bại trận liên tiếp phá tan giấc mộng bá chủ bách thắng của quân Sudan.
Chính phủ Anh đã chủ trương chinh phục Sudan từ cuối thế kỷ 19 vì muốn ngăn các cường quốc Âu châu như Pháp và Bỉ không khống chế được thượng nguồn sông Nin. Ngoài ra sau cuộc chiến tranh Anh-Ai Cập 1882, Anh đã chiếm đóng Ai Cập và đưa Tawfiq lên làm quốc vương nên lo ngại nếu không kiểm soát được Sudan, thì miền hạ lưu Ai Cập sẽ dễ bị uy hiếp. Dựa vào cớ bảo vệ quyền lợi của Ai Cập, chính phủ Anh cho động quân.

Nhân danh triều đình Ai Cập, quân đội Anh dưới sự chỉ huy của tướng Horatio Kitchener mở cuộc hành quân tái chiếm Sudan vào cuối thế kỷ 19. Trong ba năm từ năm 1896 đến 1898 quân Anh đánh tan lực lượng Mahdi. Trận quyết liệt nhất là trận Omdurman (Umm Durman) ngày 2 Tháng Chín khi hơn năm vạn quân Mahdi giao chiến thì quá nửa bị thương vong. Sau đó hai nước Anh và Ai Cập lập cơ chế đồng trị xứ Sudan tuy trên thực tế chính phủ Anh là chủ lực cai trị Sudan như một thuộc địa. Sang năm sau thể chế Anh-Ai đồng trị thành hình. Chức toàn quyền Sudan thì do chính phủ Ai Cập bổ nhiệm nhưng phải được Luân Đôn thuận phê sẽ đứng đầu xứ thuộc địa này. Tuy về mặt pháp lý, Ai Cập là thành viên bình đẳng với Anh trong việc cai trị Sudan nhưng trên thực tế, Sudan là phiên thuộc của Anh. Chính phủ Ai Cập có vận động sáp nhập Sudan vào Ai Cập để rộng quyền hơn nhưng những vận động đó không thành.

Năm 1936 quân đội Anh rút khỏi Ai Cập, chỉ giữ quyền kiểm soát Kênh đào Suez nhưng đối với Sudan, chính phủ Anh tiếp tục cai trị song hành với Ai Cập.Vào những năm đầu Đệ nhị Thế chiến quân đội Ý mở cuộc xâm lăng Sudan từ xứ Đông Phi thuộc Ý nhưng bị đánh bại. Sang năm 1941 Lực lượng Phòng thủ Sudan nhân danh quân đội Đồng Minh mở cuộc phản công đánh vào thuộc địa Eritrea của Ý, buộc tướng Guglielmo Nasi phải đầu hàng.

Cuộc cách mạng Ai Cập năm 1952 lật đổ nền quân chủ và tân tổng thống Muhammad Naguib quyết định chấm dứt thể chế đồng trị của Ai Cập ở Sudan. Mất cơ chế pháp lý đó, Anh cũng phải rút lui và nước Sudan độc lập ra đời năm 1956 sau 55 năm phụ thuộc Anh.


Cuộc khởi nghĩa thần thánh của Mohammad Ahmad


Cuốn tiểu thuyết "Trên sa mạc và trong rừng thẳm" của nhà văn Henryk Sienkiewicz (giải nobel văn chương 1905) kể về chuyến hành trình của hai đứa trẻ băng qua sa mạc và rừng thẳng Phi Châu. Bối cảnh trong truyện diễn ra vào đúng lúc cuộc khởi nghĩa của Ahmad tại Sudan. Tác giả, người sống cùng thời, đã có những mô tả khá chi tiết về quy mô, tính chất của cuộc chiến tranh, thậm chí miêu tả về Mohammad Ahmad rất sinh động. Tuy nhiên do đứng từ góc nhìn của người Châu Âu đầu Tk19 mang nặng tư tưởng khai hóa nên tác giả đã nhận xét tiêu cực về cuộc khởi nghĩa của nhân dân Sudan như là "bọn giặc làm phản". Một điểm nữa là tuy tác giả miêu tả chi tiết về con người và hành động của Mohammad Ahmad nhưng có lẽ đương thời tác giả chưa có dịp tiếp xúc trực tiếp nên có những điểm chưa chuẩn xác vì dẫu sao đây cũng chỉ là một tác phẩm văn học. Trong tác phẩm Henryk Sienkiewicz mô tả Mohammad là một người đàn ông trung niên thừa cân béo phì với nụ cười mỉm luôn thường trực trên môi. Tuy nhiên nhìn ảnh tư liệu ta thấy ngay, Mohammad Ahmad là típ người hoàn toàn khác hẳn. Đó ắt hẳn phải là một con người có tố chất thông minh, có phần hơi nghiêm nghị cùng với dáng vẻ của một nhà thuyết giáo chính trực và mộ đạo.

Kể từ cuộc xâm lược của Mohammed Ali vào Sudan 1820, ròng rã hơn 60 năm người Ai Cập thiết lập chế độ cai trị hà khắc lên đất nước Sudan. Người dân khắp mọi miền của Sudan đã chịu nhiều bất công và đau khổ mãi cho đến năm 1881, khi một lãnh tụ vĩ đại xuất hiện để dẫn dắt nhân dân Sudan trong cuộc khởi nghĩa chống lại bất công và giành tự do. Vị lãnh tụ vĩ đại ấy chính là Mohammed Ahmed. Ông ta thuộc dân tộc Danagla, sinh sống ở vùng Dongola. Cha của ông ta là một fiki hay một thầy dạy giáo lý, người đã truyền thụ cho ông ta khả năng đọc, viết và nội dung của thánh kinh Hồi giáo- kinh Koran. Là một người đầy nhiệt huyết, Ahmad tìm hiểu thêm về lịch sử Ai Cập, Ấn Độ, ba Tư, Châu Âu và những vùng xung quanh đất nước mình. Ông ta là người thông minh xuất chúng với năng lực cá nhân vượt trội người khác.

Mohammed Ahmed-Ibn-Seyyid-Abdallah là người cuối cùng và nổi tiếng nhất trong số những người chinh phục Sudan. Sự nghiệp của ông đồng hành với danh xưng "MAHDI", nghĩa là người được thiên chúa mặc khải. Vị mahdi thuyết giảng với nhân dân của ông ta về mục tiêu chinh phục cả thế giới. Ông dạy mọi người tuyên thệ sẽ không mặc lên người một trang phục mới chừng nào chưa đánh đuổi hết những kẻ ngoại quốc ra khỏi Sudan. Dù ông ta chiến đấu với chính phủ Ai Cập và người Anh những ông ta vẫn giành được sự ủng hộ đông đảo của người dân Ai Cập. Ông ta đáp ứng được kì vọng của nhân dân mang lại niềm kiêu hãnh cho quốc gia và sự giận dữ đối với ách áp bức của ngoại bang. Việc người Anh đã chiếm quyền bảo hộ Ai Cập đã động chạm đến lòng ái quốc của nhân dân Ai Cập. Nhà tiên tri Hồi giáo ở Sudan đã chiếm được nhiều sự sùng kính  từ phía người dân Ai Cập hơn là những người Anh, vốn chẳng có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ giữ lời hứa rút quân khỏi Ai Cập.

Mohamed Ahmad sinh ra gần đảo Argo, vùng Dongola, Sudan. Khi mất , ước tính độ tuổi của ông ở vào khoảng 45. Như vậy, ông phải sinh khoảng giữa những năm 1840-1845. Mặc dù hoàn cảnh nghèo khổ và bấp bênh gia đình ông vẫn tuyên bố họ là những “Ashral” tức những con cháu thuộc dòng dõi của nhà tiên tri.



Suốt những tháng năm tuổi trẻ Mohammad Ahmad giành hết sức trau dồi kiến thức. Ông ta học kinh Koran một cách nhiệt thành và lĩnh hội những lý thuyết đầu tiên từ đó. Ông thương xuyên di chuyển đến thành phố Berber và trở thành môn đệ của một thầy giáo có tiếng tăm là Mohammed el Kheir, người hoàn tất quá trình học tập của Ahmed. Khi đến tuổi trưởng thành, Ahmad di chuyển đến Khatoum nơi ông trở thành đệ tử của vị thầy giáo đang rất nổi tiếng và được tôn sùng thời bấy giờ là Sheikh Mohammed Sherif và cũng là ông chú của Ahmed. Cùng với ông này, Ahmed di chuyển đến sống ở đảo Abba, trên bờ sông Nile trắng gần Kawa. Ông sống và học tập ở đây trong vòng vài năm và sau đó kết hôn với con gái của Mohammed Sherif.

Trông dáng mạo bên ngoài thì Ahmad là một người có vẻ hấp dẫn lạ thường, ông là người mạnh mẽ với nguồn năng lượng dường như vô tận. Giống như hững người Danagle khác, ông có làn da sẫm màu. Một nụ cười dễ chịu luôn xuất hiện trên gương mặt. Bên dưới nụ cười ấy xuất hiện một dấu hiệu kì lạ là khoảng trống hình chữ V giữa hai răng trên. Đối với người Sudan, đó là dấu hiệu của may mắn và phúc đức. Khả năng giao tiếp của ông, vốn được đào tạo trở nên cực kì trôi chảy dễ chịu. Về sau, khi ông cùng các môn đệ tuyên bố rằng mình là một đấng Messiah, Sứ giả của thượng đế, ông hành động giống thật như mình được sự chỉ bảo trực tiếp của thương đế. Mọi mệnh lệnh ông ban ra được xem như truyền đạt lại ý chỉ của chúa trời và sự từ chối sẽ được xem như một tội lỗi. Sự không tuân mệnh các yêu cầu đó tương đương với việc kháng chỉ các ý muốn của thượng đế.
Khả năng của Ahmed cuốn hút sự ngượng mộ của người khác cộng thêm lòng nhiệt thành tôn giáo năng nổ khiến các thấy giáo của ông rất yêu quý... cho đến một lúc, sự mâu thuẫn bùng nổ. Mohammed Ahmed quở trách một sinh viên của mình vì anh này hát múa trong một bữa tiệc. Ông ta giữ quan điểm rằng những hoạt động như vậy sẽ phiền lòng thượng đế. Trong những tranh luận và xung đột xảy ra tiếp sau đó, Ahmed được kể là đã có những tuyên bố cứng rắng dọa sẽ rời khỏi nhà trường. Đây là những lời là đau lòng người thầy, Mohammed Sherif, người đã xem Ahmed như một môn đệ ưu tú nhất của mình. Nhưng vị môn đồ trẻ tuổi này lại dám phê bình ông ta trước mặt những người lớn tuổi và công dân của thành phố. Trục xuất Ahmad là cách duy nhất có thể duy trì thẩm quyền và uy tín của Sherif.

Tin tức về sự cố này nhanh chóng lan truyền và tạo nên sự đồng cảm trong bộ phận lớn dân chúng đối với sinh viên mộ đạo đầy nhiệt huyết như vậy. Giờ đây Ahmed đã có những người ùng hộ ông ta lần đầu tiên. Ông ta còn dám chỉ trích cả những người giàu có trong nhà của chính họ và trở thành người hùng của tầng lớp thị dân nghèo. Rồi chợt lan truyền lời đồn đại rằng Ahmed chính là vị Sứ giả chân chính của thượng đế, vị cứu tinh luôn được chờ đợi trong thế giới Hồi giáo từ những năm 1300. Tên của ông và gia đình cũng gần gũi với tên gọi của Nhà Tiên tri.
Khi tiếng tăm và sự hâm mộ đối với Ahmed tăng lên, chính quyền Ai Cập và người Anh chú ý tới lời rao giảng chống lại bất công của Ahmed và ra lệnh bắt. Với những môn đệ theo sau, Ahmed bỏ trốn lên một hòn đảo trên sông Nile. Tại đây chủ thuyết tôn giáo Mahdi ra đời. Mọi người từ khắp mọi miên đất nước hành hương đến hòn đảo cầu xin vị thánh ban phước và gào khóc cho sự giải thoát khỏi những cảnh bất công. Về sau, làn sóng đó đã tiếp tục bùng nổ, Ahmed và quần chúng đi theo ông ta đã thành lập được đội quân đánh bại người Ai cập và người Anh, giải phong Sudan thoát khỏi 60 năm nô lệ và cảnh tô thuế nặng nề.  
Từ đảo Abba, Ahmed gờ đây gọi là đấng Mahdi, di chuyển tới quận Kordofan, nơi ngọn lửa ông nhóm lên đã bùng phát trong quần chúng. Để thuyết giáo và cổ vũ quân chúng, Mahdi chỉ có một chủ đề và một điệp khúc lặp đi lặp lại “ Tôn giáo của ta đang đi xuống và suy đồi, lời tiên tri đã bị xúc phạm và Hồi giáo thật sự đã bị đánh mất tôn chỉ bởi quan chức chính quyền thối nát và sự báng bổ của họ với niêm tin”.
Giờ đây, Mohammed và Thủ hiến Gordon ở Khartoum trở thành hai đối thủ chính tranh giành quyền uy trong tâm thức của nhân dân Sudan. Họ cũng là đối thủ không đội trời chung ở bình diện khác, cả hai đều tuyên bố mình là “Sứ giả của thượng đế”.

Đấng Mahdi tuyên bố những lời lẽ nhấn mạnh răng mình chính là “người dẫn dắt hay sứ giả của thượng đế” và tự gọi mình là Mohammed Ahmed el Mahdi Monutazer, nghĩa là Đấng tiên trii và người dẫn dắt được thế giới chờ đợi. Những người ủng hộ ông ta thường reo hò “ Mohammed Ahmed Alla nili Alla” được hiểu là Mohammed đấng cứu thế và nhà tiên tri của thượng đế.
Những lời đồn thổi được thêu dệt xung quanh ông, một trong số đó là ông sẽ tiến quân vào Ai Cập để làm thanh lọc đạo Hồi tại đây, đồng thời trục xuất người cơ đốc và rằng ông sẽ tiến chiếm thánh địa Mecca, hơi ông sẽ được nhận tước Khalifat và trở thành thũ lãnh Hồi giáo trên toàn thế giới.
Những đề nghị thân thiện đến từ thủ hiến Gordon đều bị Mahdi từ chối. Để hồi đáp một trong những đề nghị như vậy từ Gordon, Mahdi tuyên bố “ ta gửi lại cho ngài những quà tặng. Ta không chấp nhận đề nghị của ngài làm chức amir (thủ lãnh) của thành Kordofan. Ngài bảo ngài được thượng đế gửi đến để mang lại hòa bình từ. Chúng ta đang ở cùng thượng đế, nếu ngài ở cùng thượng đế thì ngài ở cùng chúng tôi. Hãy cải đạo, chuyển sang Hồi giáo, nếu không chúng tôi sẽ trừng phạt ngài tương tự như đối với Thủ hiến Hicks” .
Trận chiến tương lai là không tránh khỏi và những giải pháp hòa đàm sẽ không mang lại kết quả. Gordon đáp lại như sau “ta đến Khatoum với sứ mạng hòa bình nhưng ngài muốn chiến tranh, vậy hãy đến đây, ta đã sẵn sàng” . Vị Mahdi cũng đước mời đến Khatoum để giải thích theo kinh Koran nếu ông ta là vị Tiên tri thật sự được chờ đón. Ông ta phớt lờ lời mời và trả lời “ nhân danh thượng đế và nhà tiên tri của ngài, ta là ông chủ thật sự của Sudan và không khi nào ta đến Khartoum chỉ để phán xét chính ta”.
Cùng với những lời thuyết giảng, Mahdi siết chặt mối nối giữa tất cả những người Hồi giáo và các bộ lạc ở Sudan. Với tính toán khôn ngoan, ông ta khéo léo vận dụng những sự bất bình có sẵn làm nền tảng cho những thông điệp của mình. Ông ta vừa là một lãnh tụ tôn giáo nhưng cũng là một nhà chính trị lão luyện. Ông ta sử dụng nhưng bất công xảy ra khắp nơi và quy kết tất cả cho chính quyền. Đầu óc sắc xảo của ông thấy rõ qua những mục tiêu ông đã chọn, kể từ những bước tiến đầu tiên, đó là những vấn đề cấp thiết nhất của đất nước.
Chính quyền Anh treo giải thưởng lớn cho Ahmed, bất kể còn sống hay chết. Hành động này buốc Ahmed phải tuyên bố cuộc thánh chiến. Ông ta hứa với đông đảo những người ủng hộ sự chia sẻ chiến lợi phẩm thu được từ quân thù.

Những bất đồng lớn nảy sinh trong chính những chỉ huy được chính quyền cử đến để vây bắt Mahdi. Xung đột biến thành một cuộc đánh nhau và đội quân này bị chia thành hai nhóm đối nghịch mất hết sức chiến đấu. Những người ủng hộ Mahdi đón chào binh lính bằng dùi cui, gậy gộc và đá. Chỉ một thoáng, đám binh lính này đã bị tiêu diệt. Giờ đến lượt quân của Mahdi tiến chiếm El-Obeid, thủ phủ thành Kordofan. Và mặc dù bị đẩy lùi với tổn thất lớn, họ tiếp tục vây hãm trong vòng 5 tháng sau, đến khi quân đội đầu hàng. Lúc này Mahdi đã đánh dấu phép màu cho mình trong những lời hò reo “Lạy Alla, đấng tiên tri chân chính đã đến”.
Giờ đây chính quyền không thể xem Mahđi như là một người thần thánh, cuồng tín nhưng nghèo khó và không có ảnh hưởng- những người mà họ có thể phớt lờ tronglúc uy tín của Mahdi ngày càng tăng cao. Tinh thần của cuộc nổi loạn lúc này xảy ra ở Ai Cập không nghi ngờ gì làm tăng thêm phấn khích ở Sudan. Chính quyền lại gửi đề nghị cho Mahdi và tiếp tục bị từ chối. Và từ đây trở đi thắng lợi nối tiếp thắng lợi cho đoàn quân của Mahdi và thất bại nối tiếp thất bại cho chính quyền.

Giờ đây con người và hành động của Mahdi đã lan ra toàn Sudan và những thất vọng đã trở thành hy vọng và sự mất phương hướng đã tìm được người dẫn dắt. Từ khắp vùng núi, đồng bằng cho đến rừng thẳm và sa mạc, các bộ lạc giương cao lá cờ đen như biểu tượng ủng hộ cho phong trào của Mahdi. Người Selem, Baggara, Risega, Homer, Dirrka, Bongo, Madi và mari tất cả đổ dồn tập trung về khu trại của Mahdi. Họ đi ngựa hoặc chân trần, vũ trang bằng cung tên và giáo mác. Một số thuộc lớp những người nghèo khổ nhất chỉ có đủ mảnh vải che thân. Chính quyền Anh-Ai cập cố chống lại màn sóng và tung ra những kế hoạch và tăng cường lực lượng. Tất cả những bộ lạc giờ đây tiếp tục tập hợp xung quanh Mahdi. Tất cả đều có một mục tiêu chung “tự do” hoặc “ thiên đường”.

Mohammed Ahmed có đầy đủ những tố chất của một lãnh tụ cách mạng, sự tư tin cao độ đối với bản thân của người được thần thánh dẫn dắt, năng lực cá nhân xuất chúng và phẩm chất chính trực của người lãnh đạo. Những phẩm chất đó được kết hợp để cổ vũ đám đông những người ủng hộ theo đuổi niềm tin của những lời thuyết giảng. Thêm nữa Ahmed xuất iện vào đúng lúc sự mong chờ vị thánh cứu thế trở nên mòn mõi, khiến Ahmed được tôn sùng như là đấng Mahdi, người được thượng đế gửi xuống để giải phóng tín đồ Hồi giáo. Và rằng đây là một cuộc thánh chiến và lời của Mahdi hứa sẽ tưởng thưởng cho cái chết của những chiến sĩ là phần thưởng nơi thiên đàng. Đây quả là một học thuyết thú vị kích thích lòng dũng cảm cao độ của tất cả tín đồ, giúp cho đội quân vũ trang thô sơ của Mahdi có thể liên tiếp đánh bại người Anh và Ai Cập. Cứ mỗi chiến thắng lại mang thêm nhiều người ủng hộ đến với Mahdi và đế một lúc cả những Sudan đã đặt dưới chân của nhà cách mạng.
Ai Cập triệu hồi thủ hiến Raouf và gửi đến một tướng lãnh mới cùng một đạo quân lớn nhằm chống lại Mahdi. Tuy nhiên, đám quân hỗ lốn của Mahdi dường như vẫn bất khả chiến bại. Tại Senaar, 6000 quân Ai Cập chỉ 20 người thoát được. Tại Djiebel-Gadir vào tháng 6/1882 hai quân đoàn bị quét sạch, tại Seribah, ngày 11/7/1 quân của Mahdi hủy diệt một đạo quân 6100 lính, chỉ 12 người thoát chết. Vào tháng 11, ông ta tiến quân và đánh bại lực lượng Ai Cập lên đến 10000 quân.
Sau khi tấn công El-Obey, nơi ông ta phải chịu một thất bại tạm thời, ông ta chuyển hướng sang Khartoum, thành phố thủ đô của Sudan. Người Anh vốn trước đây chỉ e ngại sự suy giảm lợi ích và uy tín của họ thì lúc này đứng trước nguy cơ bị quét sạch ra khỏi Sudan. Lực lượng Ai Cập được phái đi chặn hậu quân của Mahdi đã bị đập tan.
Sir William Hicks , một cựu binh từ chiến tranh thuộc địa được giao chỉ huy một đạo quân 10000 người với vũ khí tối tân nhất . Với lực lượng lớn này, ông ta vượt sa mạc Nubian và tiến dọc sông Nile, hy vọng chặn đánh quân của Mahdi đâu đó gần Khartoum. Trước khi đối đầu với tướng Hicks, quân của Mahdi đã đánh tan quân Ai Cập tại Abu Ahmed và Bheheb nên không còn mối nguy nào từ Ai Cập uy hiếp. Hicks đến được Khartoum sau khi đánh bại một số bộ lạc trên đường đi. Về phía Mahdi lúc này sĩ khí đang lên rất cao, Mahdi được xem như một lãnh tụ không thể đánh bại và là sứ giả thật sự từ thượng đế. Quân của Mahdi cũng đang trên đường tiến về Khartoum nhanh chóng.

Hicks để 3000 quân lại giữ Khartum còn mình dẫn toàn quâan bản bộ tiến đánh Mahdi, nhưng Mahdi lại thay đổi chiến thuật, rút lui nhanh chóng ra khỏi Khartoum. Ông ta cắm trại tại El-Obeid, một khoảng cách đủ xa để làm mệt mỏi đường tiến quân của người Anh. Tuy nhiên khi Hicks đến được thành phố, Mahdi lại rút lui sâu hơn vào sa mạc. Hicks đuổi theo và rơi vào cái bẫy đã giăng sẵn. Vào 3/11/1883 , đoàn quân của Hicks sau khi bị làm cho mệt mỏi vì khát và một số chết vì bị uống nhầm nước độc bị quân của Mahdi tấn công. Đây là chiến thắng quyết đinh của Mahdi, quân Anh bị tàn sát chết chất đống trong đó có cả xác của Hicks.
Lúc này tình trạng của người Anh ở Sudan trở thành hoảng loạn. Họ lo sợ rằng làn sóng của Mahdi sẽ lan tràn sang cả nhưng thuộc địa khác. Lực lượng của Mah di gửi đi đánh Suakin dưới sự chỉ huy của vị tướng giỏi nhất của Mahdi là Osman Digna đã đánh bại đạo quân dưới quyền chỉ huy của một tướng lãnh người Anh khác là Sir Samuel Baker. Về sau phải một chỉ huy Anh khác tên Graham mới giữ được chân của osman Digna tại vùng vịnh.
Thêm nhiều chiến thắng nữa cho đoàn quân của Mah di, ông ta chiếm đóng Berber, Donggola (quê nhà của Mahdi), Darfur và quân lị giàu có Equatorial.

Người Anh, nhận ra tình cảnh bị đánh bật khỏi Sudan chỉ còn biết trông cậy vào tướng Gordon , vốn được gọi là “Chinese” Gorgon -một cựu binh từ chiến tranh Nha phiến tại Trung Hoa. Gordon sang Trung Hoa năm 1860 theo chân lực lượng Đồng minh chiếm đóng Bắc Kinh và Di Hòa Viên của triều đình nhà Thanh. Đến Tháng Tư năm 1862 thì theo tướng William Stavely rút về Thượng Hải để bảo vệ nhóm người Anh trong khi thành phố bị quân Thái Bình uy hiếp. Thế quân Thái Bình bấy giờ rất mạnh kể từ khi chiến thắng quân triều đình ở Nam Kinh năm 1853. Thị dân Thượng Hải phải mộ dân quân phòng bị, đặt dưới quyền chỉ huy của Frederick Townsend Ward, người Mỹ. Quân đội Pháp cùng lực lượng quân Anh của tướng Stavely cũng phối hợp với Ward đánh đuổi được đối phương khỏi Gia Định và Thanh Phố ở phía tây Thượng Hải, giải nguy cho thành phố. Tuy nhiên trong trận Từ Khê, Ward tử thương. Tổng đốc Giang Tô là Lý Hồng Chương đề thỉnh Stavely chọn người thay thế. Stavely tiến cử Gordon vào chức vụ đó; nên tuy ông là sĩ quan của Anh, nhiệm vụ của ông là chỉ huy quân đội nhà Thanh. Chính phủ Anh cũng thuận cho và Gordon nhậm chức chỉ huy đội Thường Thắng quân ở Tùng Giang.

Dưới trướng của ông, đội Thường Thắng giành chiến thắng ở Côn Sơn rồi Tô Châu. Vẻ vang nhất là vào năm 1864 với chiến thắng Thường Châu, bấy giờ là bản doanh của quân Thái Bình. Quân Thái Bình phải rút về Nam Kinh; đến Tháng Bảy thì Nam Kinh cũng thất thủ và lực lượng Thái Bình tan rã. Vua Thanh ban ông chức đề đốc và phong tử tước để thưởng công. Sau đó Gordon chọn hồi hương và về Anh và được gửi sang Châu Phi, nơi ông nhận trách nhiệm huấn luyện quân đội Ai Cập và đã phục vụ trong một số chiến dịch quân sự tại Bắc Phi. Ông ta nổi tiếng với lòng dũng cảm và cũng cũng là một người mộ đạo nhiệt thành, giống như Mahdi, ông này cũng tin rằng mình đang thực hiện sứ mệnh tôn giáo thiêng liêng. 



Charles George Gordon



Khi Gordon đến thành Khartoum, ông này nhanh chóng nhận thấy tình trạng tuyệt vọng hơn là mình có thể xoay sở. Biết rõ xứ sở và con người nơi đây hơn bất cứ người Anh nào khác, Gordon quyết định đàm phán. Sau khi thất bại trong việc lôi kéo sự trợ giúp của một tay cựu lai buôn nô lệ là Lobeir Pasha, Gordon quyết định trực tiếp thương thảo với Ahmed. Gordon đề nghị với Mahdi quyền thủ hiến một khu vực rộng lớn. Phía Mahdi phớt lờ và cười nhạo đề nghị này, tại sao phải chấp nhận một tỉnh trong khi toàn bộ Sudan đã gần như là của họ. Để đáp trả, Mahdi yêu cầu Gordon cải đạo sang Hồi giáo.



Với Gordon dĩ nhiên điều này là không thể chấp nhận được nhưng là một sĩ quan chuyên nghiệp ông ta biết mình không có đủ lực lượng để phòng thủ Khartoum. Ông ta gửi phụ nữ và trẻ em ra khỏi Khartoum và chuẩn bị cho cuộc vây hãm đến từ Mahdi. Nhiều tháng sau khi bị vây trong thành, quân Anh gửi một lực lượng 25000 quân dưới sự chỉ huy của Lord Wolsely để trợ giúp cho lực lượng của Gordon tại Khartoum.

Lord Wosely người đã đánh bại quân Ai Cập tại trận Tel-el-Khebir  năm 1882 là nhân tố chủ chốt của quyền thống trị cuả người Anh tại Ai Cập mang lực lượng của mình tiến dọc sông Nile với 800 tàu, hy vọng đến được Khartoum trước khi quân Mahdi có thể hạ thành.

Sau vài tuần hành quân, những toán quân đầu tiên trong lực lượng của Wolsely đã đến được Omdurman, một vị trí cách Khartoum vài dặm. Trong cuộc hải trình, quân Anh đã chạm trán với vài đợt tấn công của quân Hồi. Thành công của Wolsely tại Aby Klea và mang được lực lượng ngược dòng sông Nile quả là một nỗ lực xứng đáng nhưng điều đó không cứu được Gordon. Hai ngày trước khi ông ta có thể đến nơi, ngày 25/1/1885 thành Khartoum đã thất thủ rơi vào tay quân nổi dậy.



Cuộc vây hãm dài 321 ngày kết thúc khi 25000 quân phấn khích của Mahdi vượt qua được tường thành và bao vây tòa nhà chỉ huy của Gordon. Gordron một chiến binh quả cảm cho đến phút cuối bước bình thản trên nhưng bậc thềm khi một chiến binh không lồ người Khordofan lạo vào ông ta với mũi giáo trên tay. Một sĩ quan khác tên Nisser đã chặt đầu ông này bằng gươm. Hàng trăm chiến sĩ dựng xác Gordon lên và xỉa giáo vào thân thể, đầu của ông ta được gửi đến cho Mahdi, người chí ít xem trọng ông ta nhưng là một chiến bình và đã từng hy vọng có thể cải đạo cho Gordon.
Câu chuyện rằng Gordon có thể cứu được Sudan thật là thảm kịch, bản thân Gordon chưa bao giờ có đủ lực lượng để có thể làm điều đó. Thảm họa tại Khartoum và cái chết của Gordon xóa sạch hy vọng có thể duy trì niềm tự hào của quân Anh. Cộng thêm vào đó tại trận Kassala, quân của Osman Digna  tiếp tục đánh bại một đạo quân 11000 lính hỗn hợp Anh - Ai Cập khác nữa.
Trước tình thế hỗn loạn đó, quân của Wolsely thoái lui về Cairo để bảo toàn lực lượng. Về sau để trả mối thù và lấy lại danh dự này, Wolseley yêu cầu đước có cơ hội tấn công Mahdi một lần nữa và được chấp thuận. Ông ta quay trở lại với lực lượng 11000 quân da trắng trong cùng năm đó và lại bị đẩy lùi. Người Anh chính thức triệt thoái khỏi Sudan ngoại trừ cảng Suakin, nơi có thể phòng thủ bằng chiến hạm còn Mahdi chính thức thống trị toàn cõi Sudan.

Mahdi từ chối ở trong thành Khartoum vì xem rằng nó đã bị ô uế bởi người ngoại đạo. Ông ta đem lực lượng tiến dọc bờ tây sông Nile trắng và đóng trại tai một địa điểm gần sa mạc, nơi họ có ý định thiết lập một thủ đô tương lai cho Sudan. Ông ta giờ đây là chủ nhân tối cao của một vương quốc 1600 dặm dài và rộng 700 dặm ngang. Những chủ đề của ông được lắng nghe khắp toàn cõi Sudan và tất cả các bộ lạc. Người Sudan là một tập hợp rất nhiều giống dân khác nhau nhưng tất cả đều hiện diện trong đám đông những kẻ ủng hộ Mahdi. Ở đó có cả người Hồi, người cơ đốc và vô thần, có người ngưỡng mộ Mahdi và sự nghiệp của ông ta , có người theo đuổi để tìm khiếm sự bảo vệ, thực phẩm và của cải.
Tham vọng của Mahdi dâng cao, ông ta tự ví mình như một tiên tri Mohammed khác tái sinh. Ông ta dự định sát nhập thêm nhưng lãnh thổ khác vào vương quốc của mình, vùng đất cơ đốc giáo ở Ethiopia, tấn công  Ai Cập và biến đổi toàn thế giới thành Hồi giáo.



Bản đồ xứ Sudan giai đoạn khởi nghĩa Mahdi
Sự nghiệp khó tin của ông ta kết thúc khi chưa có giấc mơ nào kể trên thành hiện thực .Vào 2/7/1885 sáu tháng sau cái chết của Gordon, Mohamed Ahmed chết vì bệnh sốt thương hàn. Ông giành nhưng sức lực cuối cùng của mình trước khi chết để cầu nguyện.
Các tin đồ khóc thương cho ông ta hàng tháng trời và sau đó xây một ngôi mộ lớn nơi Mahdi qua đời. Sự nghiệp của Mahdi được kế thừa bởi vị chỉ huy thứ hai là Abdulla , người cai trị Sudan thêm 11 năm đầy rắc rối trước khi người Anh giao cho Lord Kitchener đủ lực lượng và súng ống để tái chiếm Sudan.
Để trả thù điều mà ông này nghĩ là danh dự của nước Anh, Kitchener cho thấy không có sự khoan dung nào và không có gì thiên liêng khi ông ta thực hiện nhiệm vụ. Đúng với cái tên Kitchener “tên đồ tể” ông này cho đào mả của Ahmed lên , lấy xương cốt của Mahdi vứt xuống sông Nile. Đầu lâu của Mahdi được kể là bị đem ngâm dầu lửa và sau đó được Kitchener dùng như bao đựng thuốc lá.

Những người ùng hộ Mahdi tiếp tục chiến đấu chông lại Kitchener và quân Anh cho tới tận 1930.

Phần kết


Như một câu hỏi không lời đáp- liệu có phải Mohammed Ahmed , vị Mahdi- là đấng cứu thế thực sự? Với hàng triệu người Sudan thì điều đó là hiển nhiên và một số người vẫn tiếp tục giữ niềm tin đó. Nhưng hãy để sự thực lên tiếng , Mohammed và nhưng người kế tục đã tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa , chống lại nhưng áp bức và bất công của chế độ thực dân. Thành quả của ông là đã đẩy quân Anh ra khỏi Sudan mang lại quyền sống và quyền làm chủ cho người dân Sudan. Chính ông đã đoàn kết các bộ lạc Sudan và mang lại niềm tự hào về một quốc gia Sudan thống nhất tự do.

Nếu ông còn sống thêm vài chục năm và sự nghiệp của ông được kéo dài liệu lịch sử Sudan và Bắc Phi có đổi thay? Tiếc cho người dân Sudan khi họ lại để mất đất nước vào tay thực dân Anh, những kẻ sau này đã chủ động phân chia đất nước Sudan làm hai, miền Bắc Hồi giaó và miền nam cho dân cơ đốc. Đường biên giới áp đặt do thực dân vẽ ra đã gây nên di chứng kéo dài và hậu quả nội chiến thảm khốc tại Sudan về sau. Cuộc chiến tương tàn tại Sudan suốt mấy chục năm qua đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, làm kiệt quệ và phân hóa sâu sắc đất nước vốn rất trù phú và giàu tài nguyên này. Cho đến đầu năm 2011, thì miền nam Sudan đã hoàn toàn tách ra trở thành một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, ngọn lửa bất ổn trên đất nước này chưa bao giờ có dấu hiệu chấm dứt thực sự.

Bản đồ quốc gia NamSudan độc lập

Đàm Hà Khánh


Tài liệu tham khảo :
- Mohammed Ahmed, (The Mahdi), Messiah of Sudan- by John Henrik Clark

3 nhận xét:

  1. Kinh nhỡ ??? Kinh hoàng về khả năng dịch thuật,kinh hoàng về văn phong,kinh hoàng về ông Mohamet-Amen.
    Nói chung là : kinh thiên động đậy.

    Trả lờiXóa
  2. hehe cũng từ cuốn sách mà ku Đoan giới thiệu tao mới biết về ông này, thấy hứng thú làm 1 bài giới thiệu với bà kon đồng đạo luôn thể

    Trả lờiXóa
  3. "Casino" – 카지노 사이트 - kirill-kondrashin.com
    "Casino" – 카지노 사이트. kirill-kondrashin 춀노노 사이트. 춀노노노 카지노 사이트 노사이트. 노노노노노노노노노노. 노노노노

    Trả lờiXóa