Ảnh

Ảnh

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Văn minh Hittite


Khoảng 2.000 năm trước Công nguyên, những giáo sĩ gốc Ấn – Âu đã đến sinh cơ lập nghiệp tại Anatolie. Họ mau chóng thiết lập mộtđế quốc hùng mạnh tại vùng tiểu Á. Bằng việc thuần dưỡng ngựa, phát minh ra bánh xe và chiến xa, sản xuất được cả sắt thép… Họ đã tạo được một nền văn minh rực rỡ, cho tới khi bị tiêu diệt và bị chìm vào quên lãng…

Anatolie là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều mỏ sắt và đồng, ngũ cốc mọc tự nhiên. Các giáo sĩ Ấn – Âu cùng với đoàn du mụccó thể đã từ Đông Âu vượt Bosphore hoặc qua miền Bắc Caucase trước khi dừng lại ở trung tâm Anatolie thuộc xứ sở Hatti. Từ địa danh ấy, người ta quen gọi những người dân vùng này là Hittite.

Sau khi hùng mạnh, năm 1595 trước Công nguyên, người Hittite đã chinh phục được Syrie, Chypre và Babylone. Sức mạnh và tinh thần quật cường cho phép họ bành trướng ra tới biển.

Cách cố đô Ankara của Thổ Nhĩ Kì 140km về phía đông, kế cận ngôi làng Bogazkoy hiện nay, là thủ đô hattousa của đế quốc Hittite (thế kỉ XIII – XIV trước Công nguyên) dưới triều đại Souppilouliouma. Ko những người ta tìm thấy trong phế tích của nó những tài liệu lưu trữ của các vua Hittite viết bằng tiếng Ấn – Âu và sao chép lại chữ hình góc, mà còn tìm thấy dấu vết 5 ngôi đền và một tòa lâu đài nằm chót vót trên cao, với một vòng thành bao quanh 6km. Những cái cửa (nhất là cửa sư tử) được trang hoàng bằng hình điêu khắc rất đẹp. Trong tài liệu lưu trữ bấy giờ đã có những văn bản luật lệ với đầy đủ chi tiết và một sách chuyên luận nghiên cứu ngựa viết bằng chữ hình góc – chữ viết của dân Sumérien mà người Hittite đã ứng dụng. Ngay từ thế kỉ XV trước Công nguyên, người Hittite cũng đã có chữ tượng hình riêng, được sử dụng trong kinh sách và ấn của nhà vua. Đến nay, người ta vẫn chưa thể đưa ra ánh sáng tất cả những bí mật của dân tộc này.

Nhưng kì lạ nhất là một điện thờ nằm trong hốc đá ở Yazilikaya, với 2 phòng lộ thiên, cách Hattusa 1500km. Trên một vách đá vôi, còn lại vết tích điêu khắc đám rước 12 vị thần tế lễ vào dịp xuân sang. Vua Souppilouliouma I, vào thế kỉ XIV trước Công nguyên, đã biến một trong hai căn phòng ấy thành một ngôi đền thờ vua cha Toudhaliya III. Tại Alaca – Hoyuk ở phía Bắc làng Bogazkoy hiện nay, người ta đã phát hiện hai thành phố chồng chất lên nhau: một của người Hatti, cổ nhất , và một của người Hittite, những kẻ xâm lăng họ. Hai dân tộc ấy, có lúc đã là láng giềng của nhau, có ngôn ngữ riêng, sống hòa đồng cho tới khi Hatti hoàn toàn bị Hittite chinh phục.

Như vậy, người ta đã khám phá được nhiều ngôi mộ của các vương thân Hatti trong các niên đại từ 2300 đến 2000 năm trước Công nguyên. Các vương thân đã được mai táng với những vật dụng quý giá nhất của họ. Người ta đã tìm thấy tại thành phố này những vật bằng vàng (mũ, miện, bình) và bằng đồng (con hươu cao 52cm, cần và mạ bạc, bò rừng, báo). Những cửa ở lối vào thành phố (1400 năm trước Công nguyên) được bảo vệ bởi những con nhân sư to lớn, chạm trắc trên những cột chống bằng đá.

Tín ngưỡng của người Hittite chịu ảnh hưởng của các nước lân cận: Babylone, Hourrite, Syrie. Nhưng những sáng tạo nghệ thuật của họ đã có một sắc thái riêng biệt. Các vị tầhn tỏa ra sức mạnh và ánh sáng. Họ ở trong thành phố và trong các ngôi đền. Nhà vua kiêm chức giáo chủ, cùng các giáo sĩ chịu trách nhiệm tắm rửa, mặc quần áo, chăm sóc và giải trí cho các vị thần bằng âm nhạc và vũ điệu. Trước các vị thần, nhà vua đại diện cho toàn dân, và sau khi băng hà, vua được tôn vinh là thần.

Người Hittite giữ vai trò quan trọng trong việc nhập giống ngựa đã được thuần dưỡng vào phương Đông. Đó là một cuộc cách mạng trong phương tiện vận chuyển. Trước cuộc cách mạng này, phương tiện vận chuyển vẫn còn rất thô sơ. Chẳng hạn như một bánh xe được tìm thấy ở vùng Mésopotamie (Lưỡng Hà) vào năm 3500 trước Công nguyên là một bánh xe đặc, đơn giản được gắn vào xe do bò hoặc “onagre” – một giống lừa to lớn – kéo, chỉ dùng để chở hàng hóa tới những kho của lâu đài hay đền thờ. Khi phải chuyên chở đi xa, người ta thường chất lên lưng con vật hay ngay cả trên lưng người. Sự thuần dưỡng ngựa đã làm nảy sinh một phát minh mới: chiến xa nhẹ, với bánh xe có nan hoa, như người ta đã nhìn thấy trên các bức phù điêu thời đó. Trong ngôi đền ở Abou Simbel, thuộc Thượng Ai Cập, có một bức bích họa mô tả trận đánh nhau bằng chiến xa giữa lực lượng của pharaoh Rámès II và quân đội của Mouwatalli – vua xứ Hittite. Trong cuộc chiến này, quân đội Hittite đã huy động gần 2500 chiến xa với 7500 binh lính. Mãi tới năm 1000 trước Công nguyên, ngựa mới được dùng để cưỡi; và yên ngựa chỉ xuất hiện vào thế kỉ thứ IV sau Công nguyên. Người Hittite đã vượt hẳn các quốc gia khác đương thời về mặt quân sự cùng với việc độc quyền sản xuất sắt. Thời bấy giờ, sắt được coi là một kim loại quý hiếm. Các pharaoh Ai Cập đã nhận được quá biếu là những đồ vật bằng sắt của người Hittite.

Vào thế kỉ XII trước Công nguyên, đế quốc Hittite sụp đổ sau những trận chiến tranh liên miên với các dân tộc ở vùng biển hoặc các bộ tộc man rợ cũng có nguồn gốc Ấn – Âu. Tuy nhiên, nền văn minh Hittite vẫn được kế thừa trong những quốc gia tân – Hittite ở miền Bắc Syrie và miền Đông Anatolie cho tới thế kỉ VII trước Công nguyên. Nền văn minh Hittite rực rỡ đã bị chìm hẳn vào quên lãng, đến nỗi Hérodote, nhà sử gia Hi Lạp lỗi lạc, đã đặt chân tới Anatolie vào thế kỉ V trước Công nguyên mà cũng ko hề viết được một dòng nào về dân tộc Hittite. Phải đợi đến thế kỉ XIX và XX, nền văn minh Hittite mới được các nhà khảo cổ khai quật để mổ xẻ và soi rọi những bí mật về nó.

sưu tầm

                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét