Trên bản đồ, màu vàng là các tỉnh Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam,Thiểm Tây
Thời kì đồ đá mới
Năm 6000 TCN Khai sinh văn hóa Bùi Lí Cương, di chỉ ở phía bắc
tỉnh Hà Nam ngày nay
Năm 5100 TCN Khai sinh văn hóa Bùi Lí Cương, di chỉ phổ biến
ở phía bắc lưu vực sông Liêu
Năm 5000 TCN Khai sinh các nền văn hóa Ngưỡng Thiều,
văn hóa Bắc Tân, văn hóa Hà Mẫu Độ kế tiếp nhau,
di chỉ phân bố ở lưu vực sôn Hoàng Hà và
hạ du sông Trường Giang
Năm 4500 TCN Khai sinh văn hóa Mã Gia Diêu, di chỉ ở
vùng tam giác châu sông Trường Giang
Năm 4000 TCN Khai sinh các nền văn hóa Đại Vấn Khẩu,
văn hóa Đại Khê văn kế tiếp nhau, di chỉ phân bố ở
dụ du sông Hoàng Hà và trung du sông Trường Giang
Năm 3000 TCN Khai sinh văn hóa Khuất Gia Lĩnh, văn hóa Thạch Hiệp,
di chỉ phân bố ở các tỉnh Hồ Bắc và Quảng Đông
ngày nay
Năm 2600 TCN Khai sinh văn hóa Long Sơn, di chỉ phân bố ở
lưu vực sông Hoàng Hà; mở ra thời kì Hoàng Đế
truyền thuyết cổ sử Trung Quốc
Năm 2500 TCN Khai sinh văn hóa Lương Chử,
di chỉ ở các tỉnh Chiết Giang và phía nam
tỉnh Giang Tô ngày nay
Thời đại đồ đá mới
Thời đại đồ đá mới ở Trung Quốc (khoảng 3500 - 1500 TCN) bắt đầu có xuất hiện một số xã hội nông nghiệp, bởi vì con người thời kì này theo đuổi việc làm nghề trồng trọt và chăn nuôi, tương đối giữ gìn được tính ổn định, do đó cởi bỏ được sức lao động trong xã hội để theo đuổi hoạt động công nghệ, khiến cho văn hóa phát triển nhanh chóng. Di chỉ thời kì đồ đá mới phát hiện được ở Trung Quốc rất nhiều, các vùng trong cả nước đều có phát hiện, theo đó mà nói thì phân bố chủ yếu ở xung quanh lưu vực sông Hoàng Hà. Bấy giờ khí hậu ở vùng sông Hoàng Hà có ẩm ướt ấm áp hơn so với ngày nay, rừng cây sum suê, có nhiều loài động vật hoang dã, hồ và đầm ao có khắp miền bắc Trung Quốc. Cây trồng chủ yếu ở thời kì đồ đã mới là lúa tắc, lúa nếp; đồ vật đại biểu là đồ gốm.
Văn hóa Ngưỡng Thiều (năm 4000-2000 TCN)
Vì phát hiện sớm nhấy ở di chỉ thôn Ngưỡng Thiều - huyện Yểm Trì - tỉnh Hà Nam mà có tên ấy, là văn hóa giữa thời đại đồ đá mới. Một phái cho rằng tiền thân của văn hóa Ngưỡng Thiều là văn hóa Lão Quan Đài, văn hóa Lí Gia Thôn, Văn hóa Từ Sơn, văn hóa Bùi Lí Cương. Văn hóa Ngưỡng Thiều phân bố chủ yếu ở trung tâm vùng đất Trung Nguyên nơi hội tụ của lưu vực sông Hoàng Hà là các nhánh sông Vị, sông Phân, sông Lạc. Nền móng ở cùng tây bắc và miền Quan Trung có văn hóa đặc trưng không giống nhau, lại chia thành văn hóa Ngưỡng Thiều ở vùng Trung Nguyên và văn hóa Ngưỡng Thiều ở vùng Cam Túc.
Văn hóa Hồng Sơn (năm 4000-3000 TCN)
Di chỉ ở thành phố Xích Phong - tỉnh Nội Mông Cổ, là văn hóa cuối thời đại đồ đá mới, phân bố chủ yếu ở phía đông nam tỉnh Nội Mông Cổ, phía tây tỉnh Liêu Ninh, phía bắc tỉnh Hà Bắc. Phát hiện khá nhiều đồ vật làm bằng ngọc, không có nhiều các loại đồ gốm nhưng có vẻ đặc trưng.
Văn hóa Mã Gia Diêu (năm 3300-2650 TCN)
Vì phát hiện ở thôn Mã Gia Diêu - huyện Lâm Thao - tỉnh Cam Túc mà có tên ấy, thuộc văn hóa cuối thời đại đồ đá mới. Phân bố chủ yếu tại vùng thượng du sông Hoàng Hà.
Văn hóa Lương Chử (năm 3300 - 2200 TCN)
Vì phát hiện ở thị trấn Lương Chử - huyện Dư Hàng - tỉnh Chiết Giang mà có tên ấy, thuộc văn hóa cuối thời đại đồ đá mới, phân bố chủ yếu ở vùng Thái Hồ. Đồ gốm đặc trưng là đồ gốm màu đen, chế tác sáng đẹp. Đồ ngọc điêu khác cũng tinh xảo, có nhiều chủng loại.
Văn hóa Long Sơn - tỉnh Sơn Đông (năm 2500 - 2000 TCN)
Vì phát hiển ở thị trấn Long Sơn - huyện Chương Khâu - tỉnh Sơn Đông mà có tên ấy, thuộc văn hóa cuối thời đại đồ đá mới. Phân bố chủ yếu ở giữa và phía đông tỉnh Sơn Đông, vùng phía bắc sông Hoài của tỉnh Giang Tô. Cư dân ở đây lấy việc trồng cây lúa tắc trên ruộng khô, chăn nuôi các loài gia súc như heo, bò, dê, chó và đánh bắt cá là chủ yếu. Kế thừa kĩ thuật chế tác đồ gốm của văn hóa Đại Vấn Khẩu, chế tác thành đồ gốm màu đen, vỏ gốm sáng mỏng như vỏ trứng.
nguồn Diễn đàn Việt học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét