Ảnh

Ảnh

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Hãy bỏ án tử hình


Đặng Đình Cung

Chúng tôi kêu gọi những nhà lập pháp nước ta bãi bỏ án tử hình và ghi điểm này trong Hiến pháp. Trong khi chờ Quốc hội thông qua quyết định bãi bỏ án tử hình, chúng tôi xin Chủ tịch Nước, dựa trên khoản 12, điều 103 cuả Hiến pháp 1992 để quyết định đặc xá, đổi án tử hình thành tù chung thân cho tất cả các phạm nhân hiện đang chờ bị hành quyết.

Đời sống của mỗi người phải được tôn trọng vì đời sống con người là thiêng liêng. Tôn trọng sự sống nâng con người lên trên hàng những con thú. Đây là một quan điểm tuyệt đối. Không ai có quyền giết người kể cả khi phải thừa lệnh cấp trên. Không một quyền lực nào, thông qua quy trình xét xử nào, có quyền quyết định sự sống chết của một con người. Án tử hình vi phạm đến quyền cơ bản của con người. Nó là một hình thức trừng phạt tàn bạo nhất, bất nhân nhất và đê tiện nhất.

Dù dưới hình thức nào chăng nữa, giết một người không phải là một hành động nhân đạo. Giết một phạm nhân là không cho người đó khả năng chuộc tội, sửa lỗi, ăn năn và cải thiện. Giết một phạm nhân là vĩnh viễn ngăn cản xã hội có cơ hội cải tạo một người xấu thành một người tốt. Một trọng tội tạo ra một số nạn nhân làm đau khổ gia đình bạn bè của các nạn nhân đó. Nhưng một phạm nhân đã bị hành quyết cũng để lại một gia đình và một số bạn bè. Giết một phạm nhân là cộng thêm một nạn nhân nữa làm thêm một số người khác đau khổ. Ngoài ra, những nghiên cứu về tâm thần học đã chứng minh rằng đao phủ và những người phải chứng kiến một vụ hành quyết cũng bị tác động tâm lý có thể dẫn đến sự điên cuồng.

Hệ thống tư pháp có thể sai lầm. Nếu đã giết một người rồi sau đó nhận thấy người đó bị xử oan thì không thể sửa chữa lại được nữa. Hệ thống tư pháp không công bằng. Người giầu mạnh có khả năng thuê người bào chữa giỏi trong khi đó kẻ hèn yếu thì có ít khả năng bào chữa hơn. Hệ thống tư pháp cũng không kiên định. Một tội được xét là đáng xử tử tùy nơi và tùy thời điểm lịch sử. Thời Trung cổ bắt một con thú trong rừng một chúa tể là bị xử tử. Thế kỷ trước, chống lại ý kiến của Stalin là bị xử tử. Thời Pháp thuộc ở nước ta buôn nha phiến là độc quyền của Nhà nước Bảo hộ, nhưng bây giờ thì buôn nha phiến ở Việt Nam và vài nước khác là có thể bị kết án tử hình. Ở đa số các nước, nếu bị kết tội hối lộ hay tội trốn thuế thì phải trả lại thiệt hại của Nhà Nước và lãnh vài tháng đến một hai năm tù. Với tội danh này ở Việt Nam hay ở Trung Quốc thì có thể bị kết án tử hình. Với những yếu kém đó của ngành tư pháp thì tại sao lại có thể thi hành một án không thể thay đổi được nữa ?

Công lý có chức năng bảo đảm an ninh hài hòa cho xã hội chứ không có chức năng trả thù. Giết chết một phạm nhân là một hành động trả thù. Giết chết một phạm nhân không phải là một giải pháp bảo vệ xã hội vì hành động này là một bạo lực và một bạo lực bao giờ cũng sinh ra bạo lực khác. Có người gây trọng tội vì tình, trong một tình huống người đó không thể suy nghĩ một cách lô–gíc. Những nghiên cứu về tội phạm học cho thấy tỷ số trọng tội giảm khi tỷ số tội phạm được làm sáng tỏ gia tăng và hệ thống tư pháp xử công minh, mau chóng và nhất quán còn án tử hình thì không có tính cách can ngăn như nhiều người tưởng. Các nhà khoa học nhận thấy những tiểu bang Mỹ đã bãi bỏ án tử hình (abolitionist States) có tỷ số trọng tội ít hơn so với những tiểu bang vẫn còn giữ án tử hình. Hơn nữa, tỷ số này đã giảm đi từ khi Canada huỷ bỏ án tử hình.

Bãi bỏ hoàn toàn án tử hình là trào lưu của thế giới bất luận hệ thống tư pháp, truyền thống, tục lệ và tôn giáo. Người Phật tử không giết hại. Đa số các tôn giáo khác cũng đã kêu gọi bãi bỏ án ghê tởm đó. Đạo Do Thái bãi bỏ từ năm 30 sau công nguyên, hầu hết các giáo hội Tin Lành kêu gọi bãi bỏ từ đầu thế kỷ XX và giáo hội Ki Tô kể từ hội nghị giám mục Vatican II (năm 1969 Nhà nước Vatican bãi bỏ án tử hình cho tất cả các tội danh). Năm 1980, Hội nghị Hồi giáo Thế giới và Liên hiệp các Luật gia Ả rập kêu gọi bãi bỏ án này. Năm 2002, Tòa án Hình sự Quốc tế tuyên bố sẽ không tuyên án tử hình kể cả cho những tội ghê tởm nhất như là tội chống lại nhân loại, tội diệt chủng, tội ác chiến tranh. Ngày 18 tháng chạp 2007, Đại hội Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 62/1494 kêu gọi ngưng hành quyết tội phạm trên thế giới. Hơn 150 nước đã bãi bỏ hay không thực thi án này nữa. Năm 2012, trong số 193 thành viên Liên hiệp quốc thì có 173 nước đã không hành quyết ai.

Tử hình không phải là tư pháp hình sự. Nó là sự thất bại của ngành tư pháp. Nó không hữu hiệu chống phạm pháp. Nó không cho phép chữa lại nếu tòa tuyên án sau này thấy rằng đã xử sai. Nó không thể và không phải đơn thuần là một công cụ của ngành tư pháp. Nó là một vi phạm đến quyền cơ bản của con người ghi ở điều 3 và 5 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Nó là một hành động ngược với giáo lý của nhân loại. “Tước đời sống của một người là một quy trình quá triệt để, quá bất nghịch để một con người có thể bắt một con người khác phải chịu kể cả khi đã xuyên qua một trình tự tư pháp” (Ban Ki–moon, Tổng thư ký Liên hiệp quốc).

Chúng ta đang đăng cai vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đã đến lúc chúng ta bãi bỏ án tử hình để thích nghi với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và gia nhập cộng đồng các quốc gia văn minh.


Đặng Đình Cung

Chú thích :

Trong số các trí thức Pháp biện luận chống lại án tử hình, chúng tôi xin giới thiệu nhà văn Victor Hugo, nhà văn Albert Camus và luật sư Robert Badinter. Đặc biệt bài “Le dernier jour d’un condamné” của Victor Hugo đã làm mềm lòng những người sắt đá nhất.

Hãy cấm xe máy !


Có thể nói, không một quốc gia nào trên thế giới có một “nền văn minh xe máy” độc nhất vô nhị như Việt Nam.




Nói như vậy cũng không hề ngoa ngôn. Sự thật là xe máy đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế, văn hóa, quy hoạch đô thị, thói quen, đạo đức, cách sống của người dân Việt Nam chứ không chỉ là vấn đề về an toàn giao thông.

Xe máy, đối với nhiều quốc gia, được coi là một phương tiện giao thông nguy hiểm, không khuyến khích sử dụng, thậm chí bị cấm ở nhiều thành phố. Với vận tốc có thể bằng ô tô, nhưng sự an toàn lại chỉ như xe đạp, nó thực sự là một hung thần trên đường.

Tai nạn hàng ngày hàng giờ xảy ra trên khắp các nẻo đường Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Không thể phủ nhận, xe máy, nếu xét trên góc độ tiện dụng, cơ động, linh hoạt, thì sẽ là phương tiện giao thông tuyệt vời không có đối thủ cạnh tranh. Nhưng hãy cùng nhau phân tích trên nhiều khía cạnh khác.

Quy hoạch và xe máy

Chính phủ dường như bế tắc trong việc quy hoạch đô thị. Hiện nay hạ tầng kiến trúc lôm côm, nhà ống mọc lên như nấm không có cách gì khống chế. Những ngõ sâu hun hút ngoằn ngoèo chen chúc với những chợ tạm, chợ cóc chật chội bẩn thỉu. Hàng quán thi nhau đua nở lấn chiếm lòng lề đường.

Nét đẹp đô thị của những con phố sạch sẽ phong quang với những hàng xe hơi, xe bus trật tự nối đuôi nhau là một viễn cảnh xa vời đối với các đô thị Việt Nam.

Vì sao vậy? Nguyên nhân đến từ xe máy. Chỉ xe máy mới có thể luồn lách đến mọi ngóc ngách, dẫn đến việc khuyến khích người dân làm nhà trong ngõ mà không cần tuân thủ quy hoạch theo tiêu chuẩn chung.

Thậm chí có những ngõ nhỏ tới nỗi chỉ đảm bảo cho một chiều lưu thông vẫn tồn tại như một minh chứng cho sự tiện lợi không gì thay thế được của xe máy.

Chỉ có xe máy mới có thể tùy tiện tấp vào lề đường để chủ nhân vẫn ngồi trên yên, một chân chống xuống đất, thoải mái mặc cả mớ rau, con cá cho kịp bữa cơm chiều, tạo điều kiện cho sự tồn tại của chợ tự phát, mặc cho cơ quan chức năng ra sức dẹp hàng ngày.

Chỉ có xe máy mới dễ dàng dựng la liệt ngay trên vỉa hè để mua bán trao đổi hàng hóa, chiếm hết chỗ dành cho người đi bộ. Và như vậy, xe máy trở thành rào cản cho quy hoạch đô thị hiện đại ở Việt Nam.

Phải đi xe máy trong những sáng mùa đông lạnh cắt da thịt, hoặc trong những cơn mưa trút nước tầm tã, hay những trưa hè nóng đổ mồ hôi, giữa biển xe máy san sát chen vai thích cánh, khói độc tỏa mịt mù, âm thanh đinh tai nhức óc, mới thấy hết sự khổ sở mà ai cũng phải chịu đựng.

Điều đó tác động dần dần làm cho con người mất đi sự thông cảm lẫn nhau.

Trên đường, những gương mặt hồ hởi tươi sáng hiếm dần, thay vào đó là sự cau có, bẳn gắt. Chỉ cần va quệt nhẹ là sẵn sàng lao vào sống mái. Không thiếu những vụ ẩu đả, thậm chí giết người xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ mà báo chí đăng tải hàng ngày.

Khi ngồi trên xe máy, những người đàn ông không thể lịch lãm trong bộ complet, phụ nữ khó mà váy đầm dịu dàng thanh lịch. Mặc đẹp làm gì khi mà đằng nào cũng phải chùm bên ngoài chiếc áo chống nắng dài tới gót chân?

Mái tóc uốn bồng bềnh mà làm gì khi phải đội lên đầu những “nồi cơm điện” nặng nề cục mịch?

Điều này tưởng không quan trọng, nhưng lại liên quan khá nhiều đến văn hóa ứng xử.

Thật dễ hiểu. Nếu mọi người ai cũng ăn mặc đàng hoàng lịch sự thì đối xử với nhau hẳn sẽ lịch sự đàng hoàng hơn.

Thói quen và lối sống

Điều đáng lo ngại nhất là tư duy xe máy đã ăn sâu vào tâm lý của người Việt. Phần lớn người dân không thể hình dung họ sẽ sinh hoạt như thế nào nếu thiếu xe máy. Một sự lệ thuộc hoàn toàn.

Thậm chí chỉ cách 100m họ đã phải cần đến xe máy. Việc vào siêu thị mua thực phẩm sạch trở thành vô lí khi mà chỉ cần ngồi lên xe máy, phóng vèo ra chợ cóc đầu đường là có thể mua bất kỳ loại thực phẩm gì.

Thực phẩm chợ cóc thì không hề tuân thủ an toàn vệ sinh. Và hậu quả về ăn uống mất vệ sinh thì không nói ai cũng biết.

Cũng chính vì sự tiện lợi nhãn tiền của xe máy mà mọi người mất dần thói quen đi bộ. Không có cảnh đoàn người sải bước trên vỉa hè với tác phong công nghiệp hiện đại như ở các quốc gia khác. Vì thật “đáng tiếc” là ở Việt Nam xe máy có thể phóng vào tận cổng cơ quan.

Cũng không ở đâu có nghịch lý như Việt Nam khi coi chiếc xe máy không chỉ đơn thuần là phương tiện giao thông, mà trở thành của để dành, thậm chí là căn cứ để phân biệt đẳng cấp xã hội. Từ đó đẩy tới một nghịch lý tiếp theo là giá một chiếc xe máy, @, SH chẳng hạn, có thể đắt gần bằng một chiếc xe hơi loại trung bình tại các nước trong khu vực.

Việc thả nổi cho thị trường xe máy cũng đồng thời khiến cho nền công nghiệp ô tô không thể phát triển. Dẫn đến một nghịch lý khó có thể chấp nhận được nữa là, giá thành ô tô gần như đắt nhất thế giới tại một quốc gia nghèo.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao thông. Trong đó liên quan đến xe máy là nguyên nhân hàng đầu.

Chỉ có xe máy mới dễ dàng bỏ qua đèn đỏ, luồn lách, vượt làn, phóng nhanh, vượt ẩu… Điều tệ hại là, sự vi phạm giao thông công cộng của xe máy diễn ra quá thường xuyên, lâu ngày thói xấu thành quen thuộc đối với tất cả mọi người.

Như vậy, xe máy vô hình chung, góp phần đẩy nhanh sự xuống cấp về ý thức an toàn giao thông vốn đã quá kém của người dân Việt Nam.

Nạn giật đồ giữa ban ngày thật nhức nhối, kinh hoàng cho mọi người, nhất là phụ nữ. Chính xe máy đã đẻ ra những kẻ côn đồ cướp giật manh động đó, bởi nó là phương tiện gây án hữu dụng.

Bất kỳ sử dụng phương tiện nào khác đều không khả thi để giật đồ. Cũng có thể nói không ngoa là, nạn trộm chó cũng nhờ sự tiện lợi của xe máy mà có thể lộng hành, thay vì hoạt động nhỏ lẻ như trước.

Phóng xe ngược chiều

Giờ đây khi đã hình thành “nền văn minh xe máy”, nếu ai đó nêu ra ý tưởng “Cấm xe máy”, lập tức mọi người sẽ nhìn anh ta lạ lùng như người sao Hỏa.

Câu hỏi sẽ bật ngược lại: “Cấm xe máy thì đi bằng gì?”. Rồi viện lý do muôn thuở “nước ta còn nghèo, người dân lấy đâu ra tiền mua xe hơi”, “nhà nước chưa thể đủ tiền phát triển hệ thống giao thông công cộng để đáp ứng người dân”…

Vậy hãy nhìn sang các nước láng giềng gần nhất như Campuchia, Lào, Miến Điện…và tiêu biểu là thủ đô Yangon của Miến Điện.

Không giàu hơn chúng ta, dân trí cũng không hơn, nhưng họ đã thực hiện thành công giải pháp cấm xe máy để có được đô thị yên lành, sạch sẽ và an toàn.

Rõ ràng xe máy làm kìm hãm sự phát triển xã hội về mọi mặt. Và Việt Nam sẽ đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới nếu còn duy trì “nền văn minh xe máy” như thế này.

VN và nền văn hóa nhà mặt tiền

Nguyễn Văn Đặng

Nếu như ai đó nhận định xe máy cản trở quy hoạch đô thị thì ngược lại, chính tính ưu việt nhà mặt tiền tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thiết thực của người sử dụng xe máy dẫn đến phát triển “nền văn hóa xe máy”.

Khác với các quốc gia đang phát triển, tại Việt nam, hầu hết các nhà mặt tiền đều có giá rất cao. Sở dĩ như vậy vì nhà mặt tiền tận dụng, khai thác tối đa cho việc kinh doanh. Từ mua bán lẻ tất cả các mặt hàng “thượng vàng hạ cám”,các dịch vụ ăn uống, văn phòng công ty, trường học,… Điều này đã tạo thành nếp sống “văn hóa nhà mặt tiền”.

Việc dàn trải kinh doanh trên phục vụ đa số cho các nhu cầu cấp thiết sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ thôn quê, vùng ven vào thành phố, từ thành phố nhỏ đến thành phố lớn và những người có nhu cầu trong khu vực.

Thực tế người ta mua sắm theo yêu cầu hàng ngày không thể đi bộ một vài cây số, không thể đi phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, mà chỉ có văn minh xe máy mới đáp ứng hữu hiệu và thuận tiện. Kéo theo hình thành những vỉa hè làm nơi để xe máy, tiện lợi cho việc mua sắm nhưng lại cản trở giao thông, người đi lại.

Thực tế tồn tại là trụ sở các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng bố trí rải rác, manh mún ở mặt tiền các tuyến đường trong thành phố. Các phương tiện giao thông công cộng không đáp ứng được yêu cầu đi lại hàng ngày thì việc sử dụng xe máy là nhu cầu tất yếu.

Chưa kể các trường học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học cũng chiếm mặt tiền trong thành phố. Việc chở con đi học trong một vài cây số nếu không sử dụng xe máy thì dùng phương tiện gì cho phù hợp. Giờ tan học là ác mộng của tất cả các phương tiện giao thông đi qua khu vực này.

"Văn minh mặt tiền"

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nạn kẹt xe, văn hóa mặt tiền góp phần không nhỏ.

Khẳng định rằng, nếu quy hoạch đô thị tập trung, hợp lý cho các đối tượng trên, khai thác chiều cao, bỏ văn hóa mặt tiền, tăng cường phương tiện giao thông công cộng và lộ trình các phương tiện này đáp ứng di chuyển hợp lý, cũng như hình thành tập trung các khu vực buôn bán lẻ, áp dụng và nhân rộng mô hình tương tự cửa hàng tạp hóa 7 Eleven cho các khu vực dân cư thì sẽ không có các vấn nạn trên.

Cần thực hiện một cách đồng bộ và quyết tâm thì lượng xe máy tham gia giao thông trong thành phố sẽ giảm rõ rệt, giảm ách tắc giao thông, phát huy dịch vụ giao thông công cộng, tạo thói quen mới cho người dân đi bộ khoảng cách gần.

Sự thay đổi này là khả thi, không tốn nhiếu thời gian, xuất hiện thêm nhiều quỹ đất phục vụ dân sinh, môi trường.

Nhất là tạo năng lực thông hành cao, giảm kẹt xe, làm tiền đề cho việc loại dần “nền văn minh xe máy, văn minh mặt tiền”.

Nhưng ở Việt nam hiện tại, có thể chẳng ai ủng hộ việc này. Quan chức có địa vị cao trong xã hội họ cũng mang nặng tư tưởng mặt tiền, tậu vài nhà mặt tiền và muốn giữ bầu trời riêng cho cơ quan mình giữa trung tâm thành phố.

Chính "Nền văn hóa nhà mặt tiền" của Việt nam đã tạo ra nền “văn minh xe máy” và cản trở sự phát triển của cộng đồng.



Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Lời thoại đầu phim Scarface (1983)

Ở đâu ra cái sẹo ghê gớm này đây, Tony ?
Bối cảnh: Tháng 5 năm 1980, Fidel Castro cho mở cửa cảng Mariel cho phép người dân Cuba gặp gỡ thân nhân ở Mỹ. trong vòng 72 giờ đã có hơn 3000 tàu từ Mỹ sang đón người ở Cuba. Ngay lập tức Castro buộc các tàu quay trở lại mang theo toàn bộ những thành phần tị nạn. Khoảng 125000 người ti nạn cập bờ biển Florida trong đó ước tính có khoảng 25000 tội phạm hình sự các loại.

Tại phòng thẩm vấn/nhập cư trại tị nạn ở Florida các sĩ quan Nhập cư tra hỏi Tony Montana:

Sĩ quan 1 : Mày tên gì ?

Tony Montana: Antonio Montana, còn ông tên gì?

Sĩ quan 2 : Mày học tiếng Anh ở đâu, Tony?

Tony Montana : Từ ông già, ông ấy là người Mỹ giống như các ông, ổng cho tui xem nhiều phim Mỹ và tui học cách nói của Humphrey Bogart, James Cagney, tôi quý họ, tôi luôn nghĩ một ngày kia sẽ đến Mỹ

Sĩ quan 2 :thế giờ ông ta đâu?

Tony Montana  :chết rồi, ở đâu đó chẳng biết

Sĩ quan 2 :còn mẹ?

Tony Montana : chết luôn

Sĩ quan 1 : thế mày làm gì ở Cuba, Tony?

Tony Montana : à, tôi làm xây dựng, chủ yếu là việc tay chân, tôi đã từng trong quân đội đấy

Sĩ quan 1 : có người thân ở Mỹ ko Tony? anh em họ, anh rể, có ai ko?

Montana :ko có, chết hết rồi

Sĩ quan 1 : Đã ở tù lần nào chưa Tony?

Montana : ở tù á, ko có đâu
S
ĩ quan 1 : có ở viện tâm thần gì ko?

Montana : ồ cái đó thì có, trên tàu lúc ở biển đó

Sĩ quan 3: Ở đâu ra cái sẹo ghê gớm này đây, mèo cắn (eating pussy) hả?

Tony Montana: nghĩ sao mèo cắn có sẹo như vậy ?[cười] cái này là hồi tôi còn nhỏ? Mấy ông nên nhìn thằng nhóc đã gây ra cái này, giờ thì khó mà nhận ra nó luôn

Sĩ quan 3 : (cầm tay Tony chỗ vết xăm) còn cái này?
Tony Montana: chẳng có gì, cái này hồi có bồ

Sĩ quan 3 : bồ cục cứt, tao thấy mấy cái này nhiều rồi, đây là mật mã của mấy đứa trong tù, hình chĩa ba thì là một kiểu sát thủ đây, mày muốn nói cho tụi tao nghe hay là muốn vô khám đây Tony?

Tony Montana : dc rồi, tui nói, tui đã từng vô khám một lần, buôn Dollars, vụ lớn lắm

Sĩ quan 3:  mày hài thật đấy Tony

Tony Montana :thật mà, buôn với mấy thằng du khách Canada

Sĩ quan 3: hừm, mày làm gì, móc túi tụi nó hả?

(nói xong quay lưng bỏ ra ngoài, Montana đứng dậy, chửi toáng lên) : 

Tony Montana : mày là dân Cộng sản hả? mày thích thế hả? Bọn chúng nó suốt này bảo mày phải làm cái này, nghĩ thế kia. Mày có muốn trở thành con cừu ko? giống tất cả mọi người xung quanh ko hả?

Sĩ quan 3 : Tao chẳng nghe cái thứ cứt này đâu

Tony Montana: Mày muốn làm việc suốt 8, 10 tiếng một ngày mà đéo dc cái gì ko? mày muốn có mật thám theo dõi mày khắp nơi, tất cả mọi việc mày làm, tất cả những gì mày nói ko? Phải ăn bạch tuộc ba bữa một ngày. Tao ăn tới nỗi râu bạch tuộc thò cả ra tai đây nè, còn đôi giày Liên Xô thì lủng lòi hết cả ngón chân ra, mày thích thế hả? Mày muốn tao chịu trận và ko làm gì à? Ê, tao dek phải tội phạm nghe chưa, dek phải ma cô hay dân trộm cắp gì hết. Tao là Tony Montana, trị nạn chính trị chạy khỏi Cuba và tao muốn quyền con người của tao ngay bây giờ!
(đá ghế) giống lời tổng thống Jimmy Carter, okey?

Sĩ quan 1: Carter nên nghe bài diễn văn này, thằng này khá thật. Cậu thấy sao, Harry?

Sĩ quan 3: tao dek tin cái cc gì hết , tất cả bọn chúng với tao đều như nhau. Tên khốn Castro thải bã lên đầu chúng ta. Mang thằng khốn nầy đến Trại Tự do để họ xem xét. Mang nó cút khỏi đây đi.

Tony Montana: Mày biết gì ko? Cứ gửi tao tới đâu chẳng dc, ko thành vấn đề. Chẳng có gì tụi bây hù mà Castro chưa từng mang tới cho tao đâu!

-------------------------------

Immigration Officer #1: Okay, so what do you call yourself? Tony Montana: Antonio Montana. And you, what you call yourself?Immigration Officer #2: Where'd you learn to speak the English, Tony?Tony Montana: Uh, in a school. And my father, he was, uh, from the United States. Just like you, ya know? He was a Yankee. Uh, he used to take me a lot to the movies. I learn. I watch the guys like Humphrey Bogart, James Cagney. They, they teach me to talk. I like those guys. I always know one day I'm comin' here, United States.Immigration Officer #2: So where's your old man now?Tony Montana: He dead. He die. Sometime. Somewhere.Immigration Officer #2: Mother?Tony Montana: She dead too.Immigration Officer #1: What kind of work you do in Cuba, Tony?Tony Montana: Ah, you know, things. I was, uh - This, that. Construction business. I work a lot with my hands. I was in the army.Immigration Officer #1: Any family in the States, Tony? Any cousins, brother-in-law, anybody?Tony Montana: Nobody. Everybody's dead.Immigration Officer #1: You ever been to jail, Tony?Tony Montana: Me? Jail? No way. No.Immigration Officer #1: Been in a mental hospital?Tony Montana: Oh, yeah. On the boat coming over.
Immigration Officer #3: Where'd you get the beauty scar, tough guy? Eatin' pussy?Tony Montana: How'm I gonna get a scar like that eating pussy?[Tony smiles]Tony Montana: This was when I was a kid, ya know?Immigration Officer #3: Mm-hmm.Tony Montana: You should see the other kid. You can't recognize him.Immigration Officer #3: [forcing Tony to show a tattoo on his hand] And this?Tony Montana: Oh, that's nothing, man. That's for my sweetheart.Immigration Officer #3: Sweetheart, my ass! We've been seein' more and more of these. Some kind of code these guys used in the can. Pitchfork means an assassin or somethin'. You wanna tell us about it, Montana, or do you wanna take a little trip to the detention center?Tony Montana: [pause] Okay, you got me. I was in the can one time. For buying dollars. Big, big deal.Immigration Officer #3: That's pretty funny, Tony.Tony Montana: Well, that's true. It was a Canadian tourist.Immigration Officer #3: Hmm. What'd ya do? Mug him first?
Tony Montana: You a communist? Huh? How'd you like it, man? They tell you all the time what to do, what to think, what to feel. Do you wanna be like a sheep? Like all those other people? Baah! Baah!Immigration Officer #3: I don't have to listen to this bullshit!Tony Montana: You wanna work eight, ten fucking hours? You own nothing, you got nothing! Do you want a chivato on every corner looking after you? Watching everything you do? Everything you say, man? Do you know I eat octopus three times a day? I got fucking octopus coming out of my fucking ears. I got the fuckin' Russian shoes my feet's comin' through. How you like that? What, you want me to stay there and do nothing? Hey, I'm no fuckin' criminal, man. I'm no puta or thief. I'm Tony Montana, a political prisoner from Cuba. And I want my fuckin' human rights, now![slams desk]Tony Montana: Just like the President Jimmy Carter says. Okay?Immigration Officer #1: Carter should see this human right. He's really good. What do you say, Harry?Immigration Officer #3: I don't believe a word of this shit! They all sound the same to me. That son of a bitch Castro is shittin' all over us. Send this bastard to Freedom Town. Let them take a look at him. Get him outta here.Tony Montana: You know somethin'? You can send me anywhere. Here, there, this, that; it don't matter. There's nothing you can do to me that Castro has not done.