Ảnh

Ảnh

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Xem "năm sinh", xem "hướng nhà", xem "số đo cửa", là bởi vì đâu?

(mến tặng các đồng nghiệp)

1/ Khởi nguồn từ một quyển sách Bói

Kinh Dịch - một sách dùng để Bói toán, nguồn gốc của nó có thể từ cuối đời Ân, 1.200 năm trước Tây Lịch. Sách không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết. Từ xưa đến nay, trên 2.000 năm, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại chiếu vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc ban đầu.

Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số, đời Tống nó thành lý học.

Môn "dịch học" dựa trên thuyết âm dương , trên một vạch liền __ tượng trưng cho dương, một vạch đứt _ _ tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới: Lục thập tứ quái . Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống , xử thế...

Vì dịch học chỉ xây dựng trên 64 quẻ do hai vạch âm, dương chồng lên nhau, đổi chỗ cho nhau ba bốn lần mà thành, cho nên nó có một sức hấp dẫn lạ lùng, ai cũng tò mò muốn biết, mà những người có óc tưởng tượng dồi dào có thể dễ dàng cho mỗi quẻ một ý nghĩa mới, giảng mỗi quẻ theo vũ trụ quan, nhân sinh quan của mình, ý nghĩa đó càng huyền bí thì lại càng có vẻ thâm thúy,; do đó mà không một danh nho nào từ đời Hán đền đời Thanh không tìm hiểu Kinh dịch, hiệu đính, chú thích và một số đã tạo cho nó một nội dung mới khác xa nội dung thời Văn Vương, Chu Công. Nó gần thành một thứ khoa học biến hoá theo thời đại.

2/ Dịch học sinh ra Tử Vi đẩu số

Đời Bắc Tống, một đạo sĩ tên là Trần Đoàn, hiệu là Hi Di, sáng tác “dịch đồ” cho rằng bát quái gốc ở Hà Đồ, đưa dịch học vào một nẻo mới, nẻo thuật số (tức thuật đoán số mạng).

Ông đặt ra môn Bát tự Hà Lạc và Tử vi đẩu số chuyển can chi của ngày tháng, năm sinh thành những con số rồi chuyển số thành quẻ, để đoán vận mạng con người. Sau này môn Tử vi đẩu số phát triển mạnh, lan truyền trong nhân gian

3/ Dịch học kết hợp với môn Phong Thủy

Trần Đoàn còn đem Dịch học kết hợp chặt chẽ với với Môn Phong thủy, là một thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của địa thế, hướng gió, mạch nước, vị trí mồ mả, bố cục kiến trúc đến đời sống hoạ phúc của con người.

Sự kết hợp Dịch lý (Bát quái) và Tử vi đầu số ( năm sinh) với hướng Nhà, hướng cửa làm phát sinh thêm các phái Bát Trạch, Huyền Không,... Làm cho Dịch lý và môn Phong thủy càng thêm màu sắc huyền bí. Ngoài ra, Phong thủy còn tuân theo nguyên tắc Ngũ hành, thâm chí là Sinh, Lão, Bệnh, Tử (Phật giáo?) , và một số nguyên tắc dân gian khác khiến cho sự diễn dịch của các "Thầy" càng thêm rắc rối.

4/ Riêng về cửa, phải theo Cụ Lỗ Bang

Cụ Lỗ Ban tương tuyền sống ở nước Lỗ vào thời Xuân Thu. Cụ giỏi nghề mộc đến mức thành thánh nhân. Sau khi cụ tịch ko viết lại sách gì, chỉ để lại vài dụng cụ truyền cho đệ tử, trong đó quý nhất là cây thước Lỗ Ban. Trong đấy cụ có Note sẵn những con số được xem là tốt, có ích, đem lại trật sự, hài hòa và phát triển.

Người Trung Quốc thờ cúng Lỗ Ban (nên có giỗ Tổ nghê mộc) và hay nhờ cụ độ giúp cho thành đạt trong công việc. Cách hay nhất và dễ theo nhất là cứ áp dụng các con số trong Thước tương truyền do cụ để lại.

Thước nguyên thủy có chiều dài khoảng 42,9 cm. Hiện nay các loại thước dây Xây dựng đều in kèm số Lỗ Ban (màu đỏ) như vậy, suốt chiều dài cây thước kéo, loại 5 mét chẳng hạn, chỉ là một sự lập đi lập lại hơn 11 cây thước Lỗ Ban. Dùng Lỗ Ban thì phải lưu ý hàng dưới dùng đo Mặt đất (Thổ), mặt trên dùng do Bếp, cửa này nọ (Mộc).

4/ Phong thủy ứng dụng: dùng như thế nào?

Theo quy tắc : theo các Nội dung cơ bản đã dẫn ở trên. Bất quy tắc : cứ làm ngược lại.

Thật vậy, ngày nay khi thực hành Môn Phong thủy, ta thường xuyên bắt gặp trường hợp 2 thầy Phong thủy cho hướng dẫn trái ngược nhau 180'. Bởi vì nội dung của môn Phong Thủy quá rộng, sự hướng dẫn tùy theo từng trường phái, tùy thuộc các "Thầy" dùng sách nào để áp dụng.

Một trường hợp là xét phong thủy của Căn hộ chung cư, ở đây bắt gặp sự lúng túng. Vì Căn hộ nằm ở tầng cao (có khi rất cao) trên mặt đất, nếu áp dụng các quy tắc xưa dùng cho địa thế hướng đất của nhà e rằng không ổn.

Một ví dụ khác là quy tắc xếp số bậc Thang theo Sinh- lão- bệnh- tử có công thức (4xn+1) nhưng nếu xét từng vế Thang cho từng sàn thì đúng nhưng dùng cho Tổng số bậc thang trong cả Nhà thì sai.


Khi áp dụng Lý số vào Phong thủy cũng vậy, xem ngày tháng năm sinh cho gia chủ. Nhưng gia chủ có khi là một người (chồng hoặc vợ), có khi cả chồng lẫn vợ, hoặc có khi phải xét ngày tháng năm sinh của cả đại gia đình (?).

Xem địa thế đất, hướng nhà, hướng của cũng tùy... Ngày xưa các cụ xây nhà trên khu đất rộng , có tầm nhìn ra núi, ra sông. Ngày nay nhà xếp theo quy hoạch, nhà trong hẻm, nhà phân lô bán sẵn,... nếu cứ quay hướng Cửa, hướng giường, hướng bếp theo quy tắc nhiều trường hợp hoàn toàn bất ổn về mặt công năng sử dụng.

Rắc rối như thế, nhưng ở trên là những ví dụ ứng dụng theo quy tắc Dịch lý, trong thực tế còn rất nhiều quy tắc theo kiểu truyền miệng. Kiểu này thường là kiểu khó đỡ nhất. Ví dụ như hình ảnh lan truyền trên mạng về Cổng nhà giống chữ "L ngược" trong vụ án Bình Phước gần đây. Được lý giải rằng chữ "L ngược" giống hình ảnh cái Liềm treo ngay cổng vào, chủ nhà tất bị mạng vong. Dân mạng muốn câu view, tăng like nên truyền nhau Share thông điệp trên mà không biết rằng việc ấy khiến rất nhiều KTS phải khốn khổ vì phải chỉnh sửa thiết kế gấp vì tâm lý lo sợ của chủ đầu tư. Thậm chí công trình đang xây mà có chi tiết nào giống chữ "L", dù không ngược cũng phải đập bỏ, chỉnh sửa.

Vậy thái độ của ta nên thế nào cho phải phép. Đâu là Cơ sở khoa học, đâu là truyền thống dân gian, đâu là mê tín. Ông bà ta có câu : "có thờ có Thiêng, có Kiêng ắt có lành", nghe hơi ba phải nhưng thực tế cuộc sống đôi khi người ta chỉ cần như vậy là đủ.







Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Tạo hình nhân vật 'Tam quốc'



Bên trái là phiên bản 1994, bên phải là phiên bản 2010





Tào Tháo của Bào Quốc An (trái) và Lưu Kiến Bân (phải)



Lưu Bị của Tôn Nhan Quân (trái) và Vu Hòa Bình (phải)



Quan Vũ của Lục Thụ Minh (trái) và Vu Vinh Quang



Trương Phi bản cũ và mới



Lã Bố của Trương Quang Bắc (trái) và Hà Nhuận Đông (phải)






Chu Du của Hồng Vũ Trụ (trái) và Huỳnh Duy Đức (phải)



Đổng Trác của Lý Pha (trái) và Lã Tiểu Hòa (phải)



Triệu Vân của Trương Sơn (trái) và Nhiếp Viễn (phải)



Tôn Quyền của Ngô Hiểu Đông (trái) và Trương Bác (phải)



Gia Cát Lượng của Đường Quốc Cường (trái) và Lục Nghị (phải)



Điêu Thuyền của Trần Hồng (trái) và Trần Hảo (phải)



Đại Kiều



Tiểu Kiều của Hà Thanh (trái) và Triệu Kha (phải)



Tôn Thượng Hương của Triệu Việt (trái) và Lâm Tâm Như (phải)

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Vì sao Trung Quốc thiết lập giàn khoan trong vùng biển Việt Nam? Vì sao là lúc này và vì sao Việt Nam?

Hạm đội Nam Hải của TQ

Hạm đội Nam Hải của TQ
Đàm Hà Khánh dịch từ The Diplomat

Với ai, cái gì, ở đâu, khi nào và như thế nào, việc giàn khoan dầu Trung Quốc HD-981 thâm nhập vào vùng biển Việt Nam đã được đề cập một cách toàn diện, từ những nhà bình luận ở đây tại tạp chí The Diplomat và những nơi khác. Câu hỏi xuyên suốt đặt ra là, với liên tục những hành động khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lý do là tại sao? Sự ẩn khuất trong những quyết định nội bộ của Trung Quốc gây khó khăn để trả lời câu hỏi đó, nhưng một số lượng những bằng chứng hiện hữu cho thấy cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu với Việt Nam được đưa ra nhằm kiểm tra dũng khí của các nước ASEAN và Hoa Kỳ. Nó cung cấp cho Bắc Kinh một cơ hội để đánh giá phản ứng quốc tế để Trung Quốc xác quyết chủ quyền lãnh thổ trên biển của mình

Như Carl Thayer đã chỉ ra trên trang này cũng như M. Taylor Fravel cho biết trong cuộc phỏng vấn với The New York Times, quyết định của Công ty dầu khí viễn dương quốc gia Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu HD-981 là một bước đi có chủ ý nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ. CNOOC có thể là một doanh nghiệp nhà nước nhưng quyết định di chuyển khối tài sản 1 tỷ USD này vào một khu vực có trữ lượng dầu khí chưa rõ ràng trong khi chắc chắn kích động một cuộc khủng hoảng ngoại giao với các kịch bản địa chính trị của động thái này. Thực tế là khoảng 80 tàu hải quân và tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đi kèm với giàn khoan củng cố quan điểm cho rằng Trung Quốc đã thực hiện một chiến lược tiến tới mục tiêu khẳng định chủ quyền lãnh thổ trong khu vực.

Câu hỏi tại sao Trung Quốc đã chọn riêng Việt Nam để leo thang có lẽ dễ trả lời hơn một chút. Một số nhà phân tích đã lưu ý rằng Trung Quốc gây bất ngờ với thế giới bằng cách chọn leo thang tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam trong lúc quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện, gần đây nhất là vào mùa thu năm 2013. Ngoài ra, tồn tại một mức độ nhất định của tình đồng chí giữa Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đối với Trung Quốc, đột ngột mạo hiểm một mối quan hệ song phương tương đối ổn định thông qua một sự cạnh tranh tiềm ẩn có vẻ trắng trợn và vô trách nhiệm.

Ngược lại, nếu Trung Quốc phải thúc đẩy bất kỳ tranh chấp nào ở Biển Đông để kiểm tra dũng khí của Hoa Kỳ và các nước ASEAN, Việt Nam có lẽ là ứng cử viên phù hợp nhất. Như Tường Vũ nói với tờ New York Times, một cuộc tranh luận chính trị tồn tại ở Việt Nam về việc nước này nên duy trì gần gũi với Trung Quốc hoặc theo đuổi các mối quan hệ mật thiết hơn với phương tây, và với ảnh hưởng của phe cựu trào có trọng lượng đáng kể hơn. Biết rõ thái độ này, Trung Quốc đánh bạc với một mức độ khá tự tin rằng mặc dù giàn khoan dầu là hành động khiêu khích, Việt Nam chỉ sẽ đáp trả bằng lời nói và giữ giới hạn - không vũ lực.

Với mục đích này, tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc chỉ đâm vào tàu Việt Nam và bắn họ bằng vòi rồng - PLAN vẫn duy trì chức năng hỗ trợ, đảm bảo rằng bất cứ động cưỡng bức nào đã được sử dụng đều không có nguồn gốc rõ ràng từ tàu quân sự (mặc dù Việt Nam không hoàn toàn đồng ý cách giải thích này). Hơn nữa, trước khi Trung Quốc có thể bắt đầu thử vận ​​may của mình với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, chẳng hạn Philippines, nước mà gần đây đã ký một thỏa thuận mười năm chia sẻ cơ sở quốc phòng với Hoa Kỳ, nó phải xem Hoa Kỳ có sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực.

Trong khi với Philippines, Hàn Quốc, và Nhật Bản Hoa Kỳ có hiệp ước ràng buộc để hành động, trong trường hợp tranh chấp khác trong Biển Đông, đặc biệt là tranh chấp quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, tất cả những gì nước Mỹ đã hành động chứng tỏ rằng họ sẵn sàng đứng lên vì lợi ích của chính họ đã được xác định trong quá khứ, bao gồm tự do hàng hải, giải quyết hòa bình tất cả các cuộc xung đột, và không sử dụng cưỡng chế và đe dọa trong tranh chấp. Với vụ HD-981, Trung Quốc đã thách thức Mỹ trên cả ba. Ngoài ra, với lợi ích của Exxon Mobil ở các vùng biển, HD-981 cũng cản trở lợi ích thương mại của Mỹ trong khu vực. Cho đến nay, phản ứng của Hoa Kỳ - một tuyên bố kêu gọi hành vi của Trung Quốc là "khiêu khích" - thực sự không đủ trọng lượng để Trung Quốc dừng các hành vi như vậy trong tương lai.

Cuối cùng, Trung Quốc đã tính toán thời gian để thực hiện động thái này ngay khi Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa rời châu Á và ngay trước cuộc họp của lãnh đão ASEAN tại Naypyidaw, Myanmar cuối tuần qua. Làm như vậy, Trung Quốc đã mạo hiểm: động thái chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế lớn và bị lên án. Tuy nhiên, như các báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN cho thấy, Trung Quốc vẫn có một sự đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo khu vực không được kết chặt đầy đủ để hình thành một mặt trận chung chống lại sự ép buộc của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong khi đó đáng chú ý là các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra một tuyên bố riêng biệt, "quốc tế hóa" các tranh chấp trong khi cho rằng mối nguy từ hành động của Trung Quốc vẫn chưa quá giới hạn ( và có lẽ trong tương lai gần)

Tương tự như vậy, đối với một Hoa Kỳ suy sụp, mệt mỏi và không đủ khả năng tài chính cho vai trò cảnh sát toàn cầu, thất bại tại giàn khoan dầu này nằm trong dây chuyền của cuộc khủng hoảng toàn cầu như tại Syria và Ukraina - chỉ cần khác mức độ khẩn cấp chính trị. Bằng cách tránh một đồng minh có hiệp ước hoặc đối tác chính của Mỹ, Trung Quốc tìm cách tô vẽ Mỹ như là một thế lực không thể khẳng định lợi ích của mình trong khu vực. Một hệ quả tiêu cực của việc này là các quốc gia khác tham gia vào tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ tìm cách đơn phương quân sự hóa để bù đắp sự phụ thuộc vào đảm bảo an ninh của Mỹ, có khả năng tạo ra một viễn cảnh nhức đầu cho Trung Quốc sau này trong tương lai.

Quyết định di chuyển giàn khoan dầu HD-981 vào vùng biển tranh chấp phù hợp với quyết định của Trung Quốc áp đặt khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cho thấy tín hiệu về tham vọng của Trung Quốc trong việc đơn phương theo đuổi yêu sách lãnh thổ trên biển của mình. Trung Quốc nói rằng các giàn khoan dầu sẽ vẫn ở vùng biển này cho đến tháng Tám năm nay. Rốt cuộc điều khác biệt duy nhất trong khủng hoảng lần này là việc lần đầu tiên Trung Quốc thiết lập món tài sản đắt tiền này trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước khác. Và Việt Nam không phải là một quốc gia dễ xơi - nó có năng lực hải quân ở mức độ vừa đủ có thể dẫn đến một cuộc ẩu đả có vũ trang với Trung Quốc. Nhìn chung, trong sáu tháng qua, chúng ta đã thấy Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn bao giờ hết trong việc theo đuổi tuyên bố của mình, và cho thời điểm này, nó đang thành công.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Những khẩu tiểu liên nổi tiếng

Súng tiểu liên là loại vũ khí cá nhân tầm gần, thuộc họ súng máy, cũng thuộc họ súng tự động tùy theo phân loại của các quốc gia. Do cấu tạo trích khí gián tiếp hoặc trực tiếp để lùi khóa nòng phối hợp với lò xo đẩy đạn, lò xo hồi khóa nòng để nạp đạn tự động, tiểu liên có thể bắn từng phát hoặc bắn liên tục. Tốc độ bắn trong thử nghiệm súng có thể đạt 600 phát/phút. Tốc độ bắn trong thực tế chiến đấu khoảng 100 phát/phút. Hộp tiếp đạn có thể chứa từ 20 đến 40 viên.

Được phát mình đầu tiên bởi người Đức trong Thế chiến thứ I, sau đó tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong Thế chiến II với hai khẩu tiêu liên huyền thoại là M1 Thompson và MP-40. Cho đến sau này, người Đức vẫn chứng tỏ vị trí đứng đầu trong công nghệ sản xuất súng tiểu liên của mình với khẩu MP5 rất nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.


M1 Thompson


Cỡ đạn : .45ACP (11,43x23mm)

Dài : 852mm (M1928)

Nặng : 4,9kg (M1928)

Băng đạn : băng đạn thẳng 20/30 viên, băng đạn tròn 50/100 viên

Tầm bắn hiệu quả : 100-150m

Tốc độ bắn: 600 viên/phút






Súng tiểu liên Thompson do ông John T. Thompson thiết kế đã đi vào sản xuất hàng loạt từ năm 1921 với nhiều phiên bản. Thompson là tiểu liên chính của cảnh sát Mỹ trong khoảng thời gian sau vài năm nó được tạo ra, nó cũng xuất hiện với vai trò là súng tiểu liên chính của quân đội Mỹ trong Thế chiến hai, đồng thời cũng được trang bị cho nhiều nước đồng minh khác. Trong chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam, các chiến sĩ cùng người dân Miền Nam Việt Nam đã tịch thu rất nhiều súng Thompson từ quân đội Pháp và đặt cho nó cái tên ngộ nghĩnh là Tôm sông.

Khẩu súng này có nhiều ưu điểm: tốc độ bắn nhanh, thay đạn dễ dàng, bắn khá chính xác. Nhiều loại súng hiện đại thời nay vẫn dựa trên mẫu Thompson để sản xuất vì cơ cấu chốt khóa cơ bẩm của Thompson làm cho súng tản nhiệt nhanh, cò súng ít khi bị kẹt nhưng cũng bộc lộ nhược điểm: súng khá nặng. Do sử dụng đạn .45 ACP nên súng khá nặng so với những loại súng tiểu liên 9mm khác như là: Sten, MP-40, MAT-49,... Thompson M1919 là khẩu súng sơ khai của các mẫu súng Thompson khác. Sau khi biến chuyển nhiều lần, nó trở thành khẩu M1928 huyền thoại trên mặt trận Thái Bình Dương.





Được xem là khẩu súng tiểu liên có liên quan tới các băng đảng gangster ở Mỹ, bằng chứng là trong một bộ phim hình sự của năm 2009 là Public Enemies (Kẻ thù quốc gia), trong bộ phim này Johnny Deep vào vai một tên trùm băng cướp khét tiếng có thật trong lịch sử nước Mỹ tên là John Dillinger, anh ta cùng một số đồng bọn lẫn cả những nhân viên FBI đều dùng súng M1928 "Tommy Gun" trong suốt bộ phim. Súng Thompson có một mối quan hệ tốt với quân đội không lâu sau. Nó được sản xuât rộng rãi từ năm 1925 trở đi cho quân đội Mỹ với số lượng không nhỏ. Liên thanh là một trong những lợi và yếu thế của nó vì đôi khi tản nhiệt không kịp. Độ giật của nó khá cao, vì vậy nên khẩu M1928A1 được đặt thêm thiết bị giảm rung, tiếng Anh gọi là Cutts compensator. Nhưng rắc rối xảy ra khi nó khá đắt tiền và gia công lâu nên khẩu M1A1 ra đời thay thế chỗ cho nó trên mặt trận phía Tây. Sau chiến tranh Triều Tiên, nó tiếp tục nhiệm vụ trong chiến tranh Việt Nam vài năm đầu, đến năm 1965 thì bị thay thế bởi súng trường M16 và AR-15.


MP-40

Cỡ đạn : 9x19mm Parabellum

Dài : 630/833mm

Nặng : 4,03/4,7kg

Băng đạn : 32 viên

Tầm bắn hiệu quả : 100m

Tốc độ bắn: 550 viên/phút




MP-40 (MP viết tắt của Maschinenpistole) là loại súng tiểu liên cùng dòng được quân đội Đức quốc xã sử dụng rộng rãi trong thế chiến thứ hai, ngoài ra nó còn được các lực lượng vũ trang khác sử dụng. Nó có 2 người anh em nữa là MP-38 và MP-41. MP-40 được Heinrich Vollmer thiết kế dựa trên mẫu VPM 1930 của Heinrich Vollmer. Quân Đồng minh thường gọi nó là "Schmeisser" theo tên Hugo Schmeisser mặc dù nó thực sự không phải thiết kế của nhà thiết kế súng này.

MP-40 là loại súng tiểu liên bán tự động và tự động, hoạt động theo nguyên tắc trích khí phản lực, với thiết kế vỏ kim loại hoàn toàn cùng báng gấp khá đẹp và gọn. Ban đầu người ta sản xuất chúng từ nhôm đúc, nhưng sau đó do quá tốn kém nên chúng chỉ được làm với nhôm dát mỏng qua kỹ thuật hàn điện và thậm chí cả nhựa tổng hợp.Tuy nhiên, chúng vẫn nổi tiếng với sự chính xác cao và đặc biệt không bao giờ bị kẹt đạn khi bắn.



Tuy vậy, khẩu MP-40 vẫn có những điểm yếu như ở băng đạn 32 viên của nó. Với kiểu thiết kế băng đạn đẩy từng viên một lên nòng, chứ không phải đẩy 2 viên một lên nòng như khẩu Thompson của Mỹ, tạo ra ma sát lớn giữa các viên đạn trong băng đạn và đôi khi làm cho đạn bị chẹt không lên nòng được. Một nhược điểm nữa mà ta thường xuyên thấy là xạ thủ khi bắn thường nắm tay vào băng đạn tạo ra áp lực lớn lên băng đạn làm băng đạn bị lệch khỏi vị trí và bị lỏng ra khi lắp vào súng. Lính Đức luôn được huấn luyện để khi bắn luôn để tay vào phía giữa băng đạn và cò súng để tránh làm hỏng súng.


PPSh-41

Cỡ đạn : 7,62×25mm Tokarev

Dài : 843mm

Nặng : 4,3-5,45kg

Băng đạn : băng đạn trống 71 viên và băng đạn cong 35 viên

Tầm bắn hiệu quả : 200m

Tốc độ bắn: 900 viên/phút





PPSh-41 (Pistolet-Pulemyot Shpagina obrazet 1941 - Súng tiểu liên của Shpangin kiểu năm 1941) là súng tiểu liên được kỹ sư Georgi Shpagin thiết kế. Súng được chấp nhận trang bị năm 1941 và là súng tiểu liên tiêu chuẩn của Hồng quân Xô Viết trong thế chiến thứ hai. Có thể coi đây là một phiên bản đơn giản hóa, tối ưu hóa của khẩu súng tiểu liên do thiếu tướng - kỹ sư Vasily Degtyaryov thiết kế năm 1934 (cải tiến vào năm 1940 trở thành PPD-40). PPSh-41 với thiết kế máy lùi, bắn khi khóa nòng hở, sử dụng đạn 7,62×25mm của súng ngắn Tokarev TT-33 đã trở thành súng tiểu liên tiêu chuẩn của Hồng quân Xô Viết khi đó.

Ngoài thiết kế đơn giản, dễ chế tạo và sử dụng, những khẩu PPSh-41 được sản xuất trong thế chiến còn rất rẻ do các bộ phận bằng kim loại, trừ nòng và khóa nòng, đều không được gia công bằng các phương pháp phức tạp như súng trường, tuy nhiên vẫn bảo đảm cho khẩu súng có một kết cấu vững chắc. Hàng triệu khẩu PPSh-41 đã ra đời trong các nhà máy tạm thời được sơ tán kể từ khi quân Đức tràn vào lãnh thổ Liên bang Xô Viết.





Đạn 7,62×25mm Tokarev có đường đạn và khả năng xuyên tốt hơn nhiều so với đạn 9x19mm, và tốt hơn nhiều so với đạn .45 ACP. Có thể nói nền móng thành công của 7,62×25mm Tokarev là 7,63×25mm Mauser. Ngoài ưu thế về đạn, PPSh-41 còn có tốc độ bắn lý thuyết lên tới 900 phát/phút tạo ra ưu thế hỏa lực chế áp tầm gần và xung phong. Điều này được củng cố bởi hộp tiếp đạn trống 71 viên làm tăng khả năng duy trì hỏa lực, hạn chế thời gian dừng thay đạn.


Sten


Cỡ đạn : 9x19mm Parabellum
Dài : 900mm (MkII)

Nặng : 3,48kg (MkII)

Băng đạn : 32 viên

Tầm bắn hiệu quả : 50-100m

Tốc độ bắn 500 viên/phút




Sten là một trong những khẩu súng tiểu liên được dùng bởi quân đội Anh và tất cả lực lượng kháng chiến ở châu Âu trong suốt thế chiến thứ hai. Đây là một trong những khẩu súng tiểu liên nổi tiếng nhất trong thời thế chiến thứ hai, chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Súng tiểu liên Sten được thiết kế khá đơn giản với chi phí sản xuất thấp.

Khi thế chiến thứ hai bùng nổ, tất cả súng tiểu liên được gửi đến cho quân đội Anh ở tất cả các mặt trận và cũng được bán cho những lực lượng kháng chiến ở châu Âu. Những người kháng chiến bảo rằng thật may mắn khi họ có khẩu Sten vì trước khi Sten ra đời thì họ phải dùng Thompson, MP-40 và một vài khẩu súng trường khác. Hai khẩu tiểu liên đó không có giảm thanh khiến cho những cuộc phục kích và ám sát những sỹ quan cấp cao Đức bị quân lính Đức phát hiện rất nhanh, kết quả là hơn một nữa số người đã bị bắt hoặc bị bắn chết ngay tại chỗ. Nhờ mẫu Sten Mk IIS có thể gắn giảm thanh lẫn cả sự chính sác cao nên việc ám sát của họ đã thành công, có rất nhiều người đã nhận xét rằng Sten có tạo hình rất lạ giống một khẩu súng tự tạo tại nhà hơn là vũ khí trong chiến tranh.




Tuy vậy, khẩu Sten cũng bị coi là thiếu tin cậy hơn so với khẩu Thompson hay MP-40, nó không thể hoạt động ổn định trong những môi trường khắc nghiệt nhưrừng nhiệt đới. Chính vì điều đó đã khiến cho cuộc ám sát một sĩ quan SS, Reinhard Heinrich của hai lính biệt kích người Séc suýt nữa thất bại chỉ vì khẩu Sten của họ bị kẹt đạn và họ phải sử dụng lựu đạn. Có một điều lạ là súng Sten đã được dùng bởi rất nhiều lực lượng Anh trên tất cả các chiến trường nhưng các lực lượng ở châu Phi sử dụng Sten với số lượng ít vô cùng, trong hàng ngàn binh lính chỉ có vài trăm người là dùng khẩu Sten.

Sten đã được bán khắp nơi trên thế giới sau chiến tranh Việt Nam, nó là một khẩu tiểu liên ưa thích của nhiều lực lượng nổi dậy từ nhiều cuộc chiến trên thế giới. Vì sử dụng loại đạn nổi tiếng thế giới, 9x19mm, nên việc tìm và mua đạn cho khẩu Sten không khó cho lắm. Đáng chú ý nhất là quân du kích Mujahideen và Taliban trong chiến tranh Afghanistan cùng với nhiều lực lượng nổi dậy khác ở châu Phi.

HK MP5

Nói đến dòng súng tiểu liên SMG (Sub-Machine Gun), không ai không biết đến loại súng HK MP-5, vũ khí rất nổi tiếng có mặt trong trang bị của hầu hết các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, và là niềm tự hào của người Đức. MP5 là khẩu súng có uy lực bắn không lớn nhưng bù lại nó có độ giật thấp khi bắn tốc độ bắn nhanh; nhỏ gọn, nhẹ tiện lợi và có thể lắp thêm phụ kiện như ống hãm thanh, kính ngắm laser... nên khẩu tiểu liên này rất được các đội đặc nhiệm nổi tiếng trên thế giới ưa dùng như đặc nhiệm Hải quân Mỹ Navy SEAL, đặc nhiệm SWAT (Mỹ), Hiến binh Pháp (GIGN), đặc nhiệm GSG-9 (Đức).





MP5, về cơ bản giống với khẩu súng trường tấn công HK G-3 với nòng rãnh xoắn, 3 chế độ bắn khác nhau và cơ chế búa điểm hỏa. MP5 sử dụng cơ cấu ngắm bắn khe ngắm – đầu ruồi, cơ cấu này dùng vật chuẩn thứ nhất (đầu ruồi) hình chữ I đặt trong khe ngắm hình chữ V, chia đôi khe sáng ở khe ngắm thành hai phần bằng nhau, đầu ruồi ngang bằng với vai ngắm.

Sự thành công của MP-5 có thể nói là ngoài mong đợi của nhà sản xuất. Những yếu tố của thành công đó là chất lượng cao và độ tin cậy của súng, khả năng bắn phát một chính xác đến khâm phục, rất linh hoạt.





Súng có ba chế độ bắn, bao gồm: an toàn, bán tự động bắn 1 viên, tự động bắn liên tục. Trang bị loại đạn cỡ 10mm (10x25mm) và 40S&W (10x22mm). Tốc độ bắn 800 viên / phút, tốc độ đạn 400 m/s, tầm bắn hiệu quả 25m đến 100m, tầm bắn tối đa 150 m.


HK UMP


UMP (Universale Maschinenpistole) là loại súng tiểu liên được phát triển và chế tạo bởi công ty Heckler & Koch vào khoảng nửa cuối những năm 1990 và được giới thiệu năm 1999. Súng được thiết kế với tiêu chí nhẹ và mạnh nhưng cũng rẻ hơn khẩu MP-5. Các khách hàng chính mà nó nhắm tới khi được sản xuất là các lực lượng thi hành công vụ.





UMP sử dụng cơ chế nạp đạn bằng phản lực bắn và bắn với thoi nạp đạn đóng. Thân súng được làm bằng nhựa tổng hợp để có trọng lượng nhẹ. Nút khóa an toàn cũng là nút chọn chế độ bắn nằm ở cả hai bên thân súng gần hệ thống cò với bốn cơ chế là khóa an toàn, từng viên, 2 hay 3 viên (tùy mẫu) và tự động. Khe nhả vỏ đạn nằm ở phía bên trái súng.

Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi nhưng trên thân súng cũng có thanh răng để gắn các hệ thống nhắm khác phù hợp hơn. Hai thanh răng khác nằm ở hai bên thân súng và một nằm ở dưới lớp ốp tay để gắn các thiết bị hỗ trợ khác như đèn pin, hệ thống nhắm laser, tay cầm... Súng bắn loại đạn mạnh hơn các loại súng tiểu liên khác để tăng hỏa lực và khả năng sát thương vì thế nên độ giật sẽ cao hơn, để có thể điều khiển súng trong chế độ bắn tự động tốc độ bắn của súng được giảm xuống so với MP-5. Báng súng có thể gấp sang một bên khi không cần để tiết kiệm không gian. Nòng súng có thể gắn thêm ống hãm thanh.





UMP có chiều dài 450 mm báng gấp / 690 mm báng mở, nặng 2,3-1,65 kg. Sử dụng đạn 9x19mm Parabellum, băng đạn 30 viên hoặc 25 viên tùy phiên bản, tốc độ bắn 600-650 viên/phút và tầm bắn hiệu quả 100m. Hiện nay phiên bản UMP 45 được sử dụng rộng rãi nhất.


Uzi


Uzi là một trong những loại súng tự vệ trang bị cho cá nhân khá nhỏ gọn. Khẩu súng Uzi đầu tiên được thiết kế bởi thiếu tá Uziel Gal - một người Do Thái gốc Đức - vào cuối những năm 1940. Súng được sản xuất bởi Israel Military Industries của Israel, nhà sản xuất FN Herstal của Bỉ, và một số hãng khác theo nhượng quyền. Bản mẫu đầu tiên được chế tạo vào năm 1950 bởi hãng Uziel Gal của Israel. Từ năm 1954, Uzi được đưa vào sử dụng trong quân đội Israel. Trên thế giới, Uzi được trang bị chủ yếu cho các lực lượng cảnh sát, phản ứng nhanh, trong quân đội thường trang bị cho lực lượng đặc biệt và lính tăng, pháo binh.





Với lợi thế như giá thành rẻ, chịu nước tốt, tiện sử dụng mang vác dễ dàng nên Uzi hay được các lực lượng phản ứng nhanh, đặc công, hay các đội biệt kích sử dụng, bên cạnh đó với tầm sát thương hiệu quả trong vòng 200m thì rõ ràng đây là một lợi thế không thể thuận lợi hơn trong các nhiệm vụ chống khủng bố, bắt cóc, tống tiền ở các địa bàn dân cư đông, hay trong khu trung tâm thành phố.





Uzi thường sử dụng loại đạn : 9x19mm Parabellum, .22 LR, .45 ACP, .41 AE. Trọng lượng: 3.5 kg Dài: 650mm hoặc 470 mm Độ dài nòng : 260 mm. Súng có tốc độ bắn 600 viên/phút, tốc độ đạn 400 mét/giây tầm sát thương hiệu quả trong vòng bán kính 200m vì thế nó rất thích hợp cho những nhiệm vụ như chống khủng bố, chống bắt cóc, tống tiền chiến đấu trong địa bàn hẹp như khu dân cư, trung tâm thành phố.


FN P90

FN P90 là một loại súng tiểu liên thuộc loại vũ khí phòng vệ cá nhân được thiết kế bởi nhà sản xuất vũ khí FN Herstal của Bỉ vào cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990. Tên của vũ khí là viết tắt của dự án 90 (Project 90), dùng để xác định một hệ thống vũ khí mới cho năm 1990. P90 ban đầu được thiết kế như là một súng cầm tay nhỏ gọn nhưng mạnh mẽ cho những người lái xe, những người điều hành các nhóm phục vụ quân nhu, hỗ trợ nhân viên, lực lượng đặc nhiệm và các đơn vị chống khủng bố.





P90 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng phản lực bắn với thoi nạp đạn đóng. Để giảm trong lượng và chiều dài P90 sử dụng thiết kế băng đạn gắn phía sau và khung cùng hầu hết các chi tiết làm bằng nhựa chịu lực. Hộp đạn chứa được 50 viên với hai hàng. Và để súng trở nên nhỏ nhất có thể P90 sử dụng thiết kế đặc hộp đạn nằm dọc trên thân súng với đạn được xếp nằm ngang theo chiều rộng của súng. Hộp đạn có một rãnh xoắn ốc ở đầu để viên đạn theo đó được đẩy xoay 90 độ xuống khoang chứa đạn.

P90 có thiết kế báng súng nhỏ gọn, tay cầm làm bằng polymer và hợp kim gia cố. Vũ khí chứa một số tính năng cải tiến trong đó có băng đạn gắn phía trên và đạn 5.7x28mm còn biết với tên SS90 dành riêng cho loại súng này để có thể tăng khả năng xuyên thủng qua áo giáp hơn đạn của súng ngắn thông thường.




Súng có chiều dài 500mm, cân nặng 2.5kg. Sử dụng đạn 5.7x28mm với hộp đạn 50 viên, tốc độ bắn 900 viên/phút với tầm bắn hiệu quả dưới 200m.

P90 hiện đang được sử dụng trong quân đội và lực lượng cảnh sát tại hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới cũng như bởi hơn 200 đơn vị thực thi luật pháp cùng một số lực lượng bí mật tại Hoa Kỳ. Kiểu PS90 dùng trong thể thao này cũng trở nên phổ biến với các xạ thủ là dân thường.

Nguồn : genk.vn

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Chuyện ở Cao Lãnh

Tùng Giang là phó giám đốc một công ty chuyên cung ứng thiết bị trường học. Công việc của anh phần nhiều là đi tỉnh, gặp gỡ, trao đổi họp hành với các sở ban ngành để bàn thảo hợp đồng. Do tính chất công việc nên anh đi rất nhiều, uống cũng nhiều.

Sáng ngày 14 đầu xuân Giáp Ngọ anh ngồi xe chạy xuống thanh phố Cao Lãnh thương thảo đơn hàng đầu năm. Công ty đang rất cần đơn hàng quan trọng này nên trong xe anh hình dung trước các cuộc gặp gỡ. Đầu tiên là buổi giới thiệu tại văn phòng Sở giáo dục thành phố, buổi trưa anh sắp xếp mời một số quan chức đi liên hoan tại nhà hàng sang trọng nhất thành phố. Đầu giờ, nếu mời được thì rủ các xếp ra khu du lịch Tràm Chim và có lẽ ở đó anh sẽ chủ động mời khách vui chơi tới tối. Đó là phần việc mà anh thường đảm trách - lo quan hệ với các đối tác- mà phần lớn là trải qua các cuộc nhậu tưng bừng ở nhà hàng, quán nhậu.

Khi tài xế chở Tùng Giang về khách sạn thì đã quá khuya, anh lên phòng còn tài xế xin phép chạy qua ngủ nhà người quen. Anh không quá say, cảm thấy mệt nhiều hơn, chỉ kịp thay đồ rồi ngả vào giường ngủ vùi.

Giang ngủ tới gần sáng thì có tiếng mở cửa phòng, vợ anh dắt thằng ku Long con anh ba tuổi bước vào “nó đòi lên ngủ với ba nè anh“. Anh thấy vui nhưng còn ngái ngủ “ ồ, con trai nhớ ba hả con, cục cưng ngoan quá”. Miệng nói thế nhưng anh vẫn nằm nghiên không trở mình, vợ anh hình như chỉ đứng ngoài cửa còn thằng ku phi thẳng lên giường vòng tay ôm lấy ba cười nứt nẻ. Tiếng cười con trẻ làm anh tỉnh hẳn, anh xoay sang nhìn con trai,

“ba, con muốn lên chơi với ba”

“ uh, nhưng mà ba muốn ngủ tiếp”

“con kéo mềm không cho ba ngủ nha”

“à, con trai ba quậy nhất nhà đúng không?”

“con ngoan mà, ba mới quậy nhất nhà, con lấy súng bắn ba nha?”

“thôi đừng bắn ba, ba sợ lắm”

“con kêu công an bắt ba luôn nha?”

“thôi đừng bắt ba, ba ngoan mà”...

Giang chơi với con được một chập thì thấy buồn ngủ lại, thằng cu lúc này cũng thiu thiu, hai ba con ôm nhau ngủ tiếp.

Giang mở mắt thì trời sáng hẳn, nhìn sang cạnh không thấy cu Long đâu, nghĩ chắc vợ mình mang nó xuống phòng dưới nữa rồi. Anh thấy hơi nặng đầu, chắc hôm qua uống nhiều quá.

Thay đồ, rửa mặt xong Giang xuống sảnh ăn sáng. Anh kêu tô hủ tíu và ly cà phê, châm điếu thuốc rít một hơi, cảm thấy tỉnh hẳn. Ngó quanh không thấy vợ, anh định móc điện thoại gọi xem vợ con ở đâu chợt thấy đầu óc choáng váng. Hôm qua tài xế chở anh đi Cao Lãnh một mình, vợ con anh còn ở Sài Gòn!

Giang mở điện thoại, thấy nhiều cuộc gọi nhỡ, rồi mẹ anh gọi. Mẹ anh khóc, kể trong điện thoại tối qua vợ con anh đi công viên chơi bị đụng xe. Vợ anh đi xe máy bị xe Taxi chạy ẩu tông, kéo lê một đoạn chết tại chỗ. Cu Long con anh được mang vào viện cấp cứu nhưng không qua khỏi, chết đâu lúc 4-5h sáng.


Đàm Hà Khánh
Viết ngày Valentine 14/2/2014

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Hãy bỏ án tử hình


Đặng Đình Cung

Chúng tôi kêu gọi những nhà lập pháp nước ta bãi bỏ án tử hình và ghi điểm này trong Hiến pháp. Trong khi chờ Quốc hội thông qua quyết định bãi bỏ án tử hình, chúng tôi xin Chủ tịch Nước, dựa trên khoản 12, điều 103 cuả Hiến pháp 1992 để quyết định đặc xá, đổi án tử hình thành tù chung thân cho tất cả các phạm nhân hiện đang chờ bị hành quyết.

Đời sống của mỗi người phải được tôn trọng vì đời sống con người là thiêng liêng. Tôn trọng sự sống nâng con người lên trên hàng những con thú. Đây là một quan điểm tuyệt đối. Không ai có quyền giết người kể cả khi phải thừa lệnh cấp trên. Không một quyền lực nào, thông qua quy trình xét xử nào, có quyền quyết định sự sống chết của một con người. Án tử hình vi phạm đến quyền cơ bản của con người. Nó là một hình thức trừng phạt tàn bạo nhất, bất nhân nhất và đê tiện nhất.

Dù dưới hình thức nào chăng nữa, giết một người không phải là một hành động nhân đạo. Giết một phạm nhân là không cho người đó khả năng chuộc tội, sửa lỗi, ăn năn và cải thiện. Giết một phạm nhân là vĩnh viễn ngăn cản xã hội có cơ hội cải tạo một người xấu thành một người tốt. Một trọng tội tạo ra một số nạn nhân làm đau khổ gia đình bạn bè của các nạn nhân đó. Nhưng một phạm nhân đã bị hành quyết cũng để lại một gia đình và một số bạn bè. Giết một phạm nhân là cộng thêm một nạn nhân nữa làm thêm một số người khác đau khổ. Ngoài ra, những nghiên cứu về tâm thần học đã chứng minh rằng đao phủ và những người phải chứng kiến một vụ hành quyết cũng bị tác động tâm lý có thể dẫn đến sự điên cuồng.

Hệ thống tư pháp có thể sai lầm. Nếu đã giết một người rồi sau đó nhận thấy người đó bị xử oan thì không thể sửa chữa lại được nữa. Hệ thống tư pháp không công bằng. Người giầu mạnh có khả năng thuê người bào chữa giỏi trong khi đó kẻ hèn yếu thì có ít khả năng bào chữa hơn. Hệ thống tư pháp cũng không kiên định. Một tội được xét là đáng xử tử tùy nơi và tùy thời điểm lịch sử. Thời Trung cổ bắt một con thú trong rừng một chúa tể là bị xử tử. Thế kỷ trước, chống lại ý kiến của Stalin là bị xử tử. Thời Pháp thuộc ở nước ta buôn nha phiến là độc quyền của Nhà nước Bảo hộ, nhưng bây giờ thì buôn nha phiến ở Việt Nam và vài nước khác là có thể bị kết án tử hình. Ở đa số các nước, nếu bị kết tội hối lộ hay tội trốn thuế thì phải trả lại thiệt hại của Nhà Nước và lãnh vài tháng đến một hai năm tù. Với tội danh này ở Việt Nam hay ở Trung Quốc thì có thể bị kết án tử hình. Với những yếu kém đó của ngành tư pháp thì tại sao lại có thể thi hành một án không thể thay đổi được nữa ?

Công lý có chức năng bảo đảm an ninh hài hòa cho xã hội chứ không có chức năng trả thù. Giết chết một phạm nhân là một hành động trả thù. Giết chết một phạm nhân không phải là một giải pháp bảo vệ xã hội vì hành động này là một bạo lực và một bạo lực bao giờ cũng sinh ra bạo lực khác. Có người gây trọng tội vì tình, trong một tình huống người đó không thể suy nghĩ một cách lô–gíc. Những nghiên cứu về tội phạm học cho thấy tỷ số trọng tội giảm khi tỷ số tội phạm được làm sáng tỏ gia tăng và hệ thống tư pháp xử công minh, mau chóng và nhất quán còn án tử hình thì không có tính cách can ngăn như nhiều người tưởng. Các nhà khoa học nhận thấy những tiểu bang Mỹ đã bãi bỏ án tử hình (abolitionist States) có tỷ số trọng tội ít hơn so với những tiểu bang vẫn còn giữ án tử hình. Hơn nữa, tỷ số này đã giảm đi từ khi Canada huỷ bỏ án tử hình.

Bãi bỏ hoàn toàn án tử hình là trào lưu của thế giới bất luận hệ thống tư pháp, truyền thống, tục lệ và tôn giáo. Người Phật tử không giết hại. Đa số các tôn giáo khác cũng đã kêu gọi bãi bỏ án ghê tởm đó. Đạo Do Thái bãi bỏ từ năm 30 sau công nguyên, hầu hết các giáo hội Tin Lành kêu gọi bãi bỏ từ đầu thế kỷ XX và giáo hội Ki Tô kể từ hội nghị giám mục Vatican II (năm 1969 Nhà nước Vatican bãi bỏ án tử hình cho tất cả các tội danh). Năm 1980, Hội nghị Hồi giáo Thế giới và Liên hiệp các Luật gia Ả rập kêu gọi bãi bỏ án này. Năm 2002, Tòa án Hình sự Quốc tế tuyên bố sẽ không tuyên án tử hình kể cả cho những tội ghê tởm nhất như là tội chống lại nhân loại, tội diệt chủng, tội ác chiến tranh. Ngày 18 tháng chạp 2007, Đại hội Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết 62/1494 kêu gọi ngưng hành quyết tội phạm trên thế giới. Hơn 150 nước đã bãi bỏ hay không thực thi án này nữa. Năm 2012, trong số 193 thành viên Liên hiệp quốc thì có 173 nước đã không hành quyết ai.

Tử hình không phải là tư pháp hình sự. Nó là sự thất bại của ngành tư pháp. Nó không hữu hiệu chống phạm pháp. Nó không cho phép chữa lại nếu tòa tuyên án sau này thấy rằng đã xử sai. Nó không thể và không phải đơn thuần là một công cụ của ngành tư pháp. Nó là một vi phạm đến quyền cơ bản của con người ghi ở điều 3 và 5 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Nó là một hành động ngược với giáo lý của nhân loại. “Tước đời sống của một người là một quy trình quá triệt để, quá bất nghịch để một con người có thể bắt một con người khác phải chịu kể cả khi đã xuyên qua một trình tự tư pháp” (Ban Ki–moon, Tổng thư ký Liên hiệp quốc).

Chúng ta đang đăng cai vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đã đến lúc chúng ta bãi bỏ án tử hình để thích nghi với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và gia nhập cộng đồng các quốc gia văn minh.


Đặng Đình Cung

Chú thích :

Trong số các trí thức Pháp biện luận chống lại án tử hình, chúng tôi xin giới thiệu nhà văn Victor Hugo, nhà văn Albert Camus và luật sư Robert Badinter. Đặc biệt bài “Le dernier jour d’un condamné” của Victor Hugo đã làm mềm lòng những người sắt đá nhất.

Hãy cấm xe máy !


Có thể nói, không một quốc gia nào trên thế giới có một “nền văn minh xe máy” độc nhất vô nhị như Việt Nam.




Nói như vậy cũng không hề ngoa ngôn. Sự thật là xe máy đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế, văn hóa, quy hoạch đô thị, thói quen, đạo đức, cách sống của người dân Việt Nam chứ không chỉ là vấn đề về an toàn giao thông.

Xe máy, đối với nhiều quốc gia, được coi là một phương tiện giao thông nguy hiểm, không khuyến khích sử dụng, thậm chí bị cấm ở nhiều thành phố. Với vận tốc có thể bằng ô tô, nhưng sự an toàn lại chỉ như xe đạp, nó thực sự là một hung thần trên đường.

Tai nạn hàng ngày hàng giờ xảy ra trên khắp các nẻo đường Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Không thể phủ nhận, xe máy, nếu xét trên góc độ tiện dụng, cơ động, linh hoạt, thì sẽ là phương tiện giao thông tuyệt vời không có đối thủ cạnh tranh. Nhưng hãy cùng nhau phân tích trên nhiều khía cạnh khác.

Quy hoạch và xe máy

Chính phủ dường như bế tắc trong việc quy hoạch đô thị. Hiện nay hạ tầng kiến trúc lôm côm, nhà ống mọc lên như nấm không có cách gì khống chế. Những ngõ sâu hun hút ngoằn ngoèo chen chúc với những chợ tạm, chợ cóc chật chội bẩn thỉu. Hàng quán thi nhau đua nở lấn chiếm lòng lề đường.

Nét đẹp đô thị của những con phố sạch sẽ phong quang với những hàng xe hơi, xe bus trật tự nối đuôi nhau là một viễn cảnh xa vời đối với các đô thị Việt Nam.

Vì sao vậy? Nguyên nhân đến từ xe máy. Chỉ xe máy mới có thể luồn lách đến mọi ngóc ngách, dẫn đến việc khuyến khích người dân làm nhà trong ngõ mà không cần tuân thủ quy hoạch theo tiêu chuẩn chung.

Thậm chí có những ngõ nhỏ tới nỗi chỉ đảm bảo cho một chiều lưu thông vẫn tồn tại như một minh chứng cho sự tiện lợi không gì thay thế được của xe máy.

Chỉ có xe máy mới có thể tùy tiện tấp vào lề đường để chủ nhân vẫn ngồi trên yên, một chân chống xuống đất, thoải mái mặc cả mớ rau, con cá cho kịp bữa cơm chiều, tạo điều kiện cho sự tồn tại của chợ tự phát, mặc cho cơ quan chức năng ra sức dẹp hàng ngày.

Chỉ có xe máy mới dễ dàng dựng la liệt ngay trên vỉa hè để mua bán trao đổi hàng hóa, chiếm hết chỗ dành cho người đi bộ. Và như vậy, xe máy trở thành rào cản cho quy hoạch đô thị hiện đại ở Việt Nam.

Phải đi xe máy trong những sáng mùa đông lạnh cắt da thịt, hoặc trong những cơn mưa trút nước tầm tã, hay những trưa hè nóng đổ mồ hôi, giữa biển xe máy san sát chen vai thích cánh, khói độc tỏa mịt mù, âm thanh đinh tai nhức óc, mới thấy hết sự khổ sở mà ai cũng phải chịu đựng.

Điều đó tác động dần dần làm cho con người mất đi sự thông cảm lẫn nhau.

Trên đường, những gương mặt hồ hởi tươi sáng hiếm dần, thay vào đó là sự cau có, bẳn gắt. Chỉ cần va quệt nhẹ là sẵn sàng lao vào sống mái. Không thiếu những vụ ẩu đả, thậm chí giết người xuất phát từ những nguyên nhân rất nhỏ mà báo chí đăng tải hàng ngày.

Khi ngồi trên xe máy, những người đàn ông không thể lịch lãm trong bộ complet, phụ nữ khó mà váy đầm dịu dàng thanh lịch. Mặc đẹp làm gì khi mà đằng nào cũng phải chùm bên ngoài chiếc áo chống nắng dài tới gót chân?

Mái tóc uốn bồng bềnh mà làm gì khi phải đội lên đầu những “nồi cơm điện” nặng nề cục mịch?

Điều này tưởng không quan trọng, nhưng lại liên quan khá nhiều đến văn hóa ứng xử.

Thật dễ hiểu. Nếu mọi người ai cũng ăn mặc đàng hoàng lịch sự thì đối xử với nhau hẳn sẽ lịch sự đàng hoàng hơn.

Thói quen và lối sống

Điều đáng lo ngại nhất là tư duy xe máy đã ăn sâu vào tâm lý của người Việt. Phần lớn người dân không thể hình dung họ sẽ sinh hoạt như thế nào nếu thiếu xe máy. Một sự lệ thuộc hoàn toàn.

Thậm chí chỉ cách 100m họ đã phải cần đến xe máy. Việc vào siêu thị mua thực phẩm sạch trở thành vô lí khi mà chỉ cần ngồi lên xe máy, phóng vèo ra chợ cóc đầu đường là có thể mua bất kỳ loại thực phẩm gì.

Thực phẩm chợ cóc thì không hề tuân thủ an toàn vệ sinh. Và hậu quả về ăn uống mất vệ sinh thì không nói ai cũng biết.

Cũng chính vì sự tiện lợi nhãn tiền của xe máy mà mọi người mất dần thói quen đi bộ. Không có cảnh đoàn người sải bước trên vỉa hè với tác phong công nghiệp hiện đại như ở các quốc gia khác. Vì thật “đáng tiếc” là ở Việt Nam xe máy có thể phóng vào tận cổng cơ quan.

Cũng không ở đâu có nghịch lý như Việt Nam khi coi chiếc xe máy không chỉ đơn thuần là phương tiện giao thông, mà trở thành của để dành, thậm chí là căn cứ để phân biệt đẳng cấp xã hội. Từ đó đẩy tới một nghịch lý tiếp theo là giá một chiếc xe máy, @, SH chẳng hạn, có thể đắt gần bằng một chiếc xe hơi loại trung bình tại các nước trong khu vực.

Việc thả nổi cho thị trường xe máy cũng đồng thời khiến cho nền công nghiệp ô tô không thể phát triển. Dẫn đến một nghịch lý khó có thể chấp nhận được nữa là, giá thành ô tô gần như đắt nhất thế giới tại một quốc gia nghèo.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có khoảng 15.000 người chết vì tai nạn giao thông. Trong đó liên quan đến xe máy là nguyên nhân hàng đầu.

Chỉ có xe máy mới dễ dàng bỏ qua đèn đỏ, luồn lách, vượt làn, phóng nhanh, vượt ẩu… Điều tệ hại là, sự vi phạm giao thông công cộng của xe máy diễn ra quá thường xuyên, lâu ngày thói xấu thành quen thuộc đối với tất cả mọi người.

Như vậy, xe máy vô hình chung, góp phần đẩy nhanh sự xuống cấp về ý thức an toàn giao thông vốn đã quá kém của người dân Việt Nam.

Nạn giật đồ giữa ban ngày thật nhức nhối, kinh hoàng cho mọi người, nhất là phụ nữ. Chính xe máy đã đẻ ra những kẻ côn đồ cướp giật manh động đó, bởi nó là phương tiện gây án hữu dụng.

Bất kỳ sử dụng phương tiện nào khác đều không khả thi để giật đồ. Cũng có thể nói không ngoa là, nạn trộm chó cũng nhờ sự tiện lợi của xe máy mà có thể lộng hành, thay vì hoạt động nhỏ lẻ như trước.

Phóng xe ngược chiều

Giờ đây khi đã hình thành “nền văn minh xe máy”, nếu ai đó nêu ra ý tưởng “Cấm xe máy”, lập tức mọi người sẽ nhìn anh ta lạ lùng như người sao Hỏa.

Câu hỏi sẽ bật ngược lại: “Cấm xe máy thì đi bằng gì?”. Rồi viện lý do muôn thuở “nước ta còn nghèo, người dân lấy đâu ra tiền mua xe hơi”, “nhà nước chưa thể đủ tiền phát triển hệ thống giao thông công cộng để đáp ứng người dân”…

Vậy hãy nhìn sang các nước láng giềng gần nhất như Campuchia, Lào, Miến Điện…và tiêu biểu là thủ đô Yangon của Miến Điện.

Không giàu hơn chúng ta, dân trí cũng không hơn, nhưng họ đã thực hiện thành công giải pháp cấm xe máy để có được đô thị yên lành, sạch sẽ và an toàn.

Rõ ràng xe máy làm kìm hãm sự phát triển xã hội về mọi mặt. Và Việt Nam sẽ đi ngược lại với xu hướng chung của thế giới nếu còn duy trì “nền văn minh xe máy” như thế này.

VN và nền văn hóa nhà mặt tiền

Nguyễn Văn Đặng

Nếu như ai đó nhận định xe máy cản trở quy hoạch đô thị thì ngược lại, chính tính ưu việt nhà mặt tiền tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thiết thực của người sử dụng xe máy dẫn đến phát triển “nền văn hóa xe máy”.

Khác với các quốc gia đang phát triển, tại Việt nam, hầu hết các nhà mặt tiền đều có giá rất cao. Sở dĩ như vậy vì nhà mặt tiền tận dụng, khai thác tối đa cho việc kinh doanh. Từ mua bán lẻ tất cả các mặt hàng “thượng vàng hạ cám”,các dịch vụ ăn uống, văn phòng công ty, trường học,… Điều này đã tạo thành nếp sống “văn hóa nhà mặt tiền”.

Việc dàn trải kinh doanh trên phục vụ đa số cho các nhu cầu cấp thiết sinh hoạt hàng ngày của người dân, từ thôn quê, vùng ven vào thành phố, từ thành phố nhỏ đến thành phố lớn và những người có nhu cầu trong khu vực.

Thực tế người ta mua sắm theo yêu cầu hàng ngày không thể đi bộ một vài cây số, không thể đi phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, mà chỉ có văn minh xe máy mới đáp ứng hữu hiệu và thuận tiện. Kéo theo hình thành những vỉa hè làm nơi để xe máy, tiện lợi cho việc mua sắm nhưng lại cản trở giao thông, người đi lại.

Thực tế tồn tại là trụ sở các cơ quan từ trung ương đến địa phương cũng bố trí rải rác, manh mún ở mặt tiền các tuyến đường trong thành phố. Các phương tiện giao thông công cộng không đáp ứng được yêu cầu đi lại hàng ngày thì việc sử dụng xe máy là nhu cầu tất yếu.

Chưa kể các trường học từ tiểu học, phổ thông đến cao đẳng, đại học cũng chiếm mặt tiền trong thành phố. Việc chở con đi học trong một vài cây số nếu không sử dụng xe máy thì dùng phương tiện gì cho phù hợp. Giờ tan học là ác mộng của tất cả các phương tiện giao thông đi qua khu vực này.

"Văn minh mặt tiền"

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến nạn kẹt xe, văn hóa mặt tiền góp phần không nhỏ.

Khẳng định rằng, nếu quy hoạch đô thị tập trung, hợp lý cho các đối tượng trên, khai thác chiều cao, bỏ văn hóa mặt tiền, tăng cường phương tiện giao thông công cộng và lộ trình các phương tiện này đáp ứng di chuyển hợp lý, cũng như hình thành tập trung các khu vực buôn bán lẻ, áp dụng và nhân rộng mô hình tương tự cửa hàng tạp hóa 7 Eleven cho các khu vực dân cư thì sẽ không có các vấn nạn trên.

Cần thực hiện một cách đồng bộ và quyết tâm thì lượng xe máy tham gia giao thông trong thành phố sẽ giảm rõ rệt, giảm ách tắc giao thông, phát huy dịch vụ giao thông công cộng, tạo thói quen mới cho người dân đi bộ khoảng cách gần.

Sự thay đổi này là khả thi, không tốn nhiếu thời gian, xuất hiện thêm nhiều quỹ đất phục vụ dân sinh, môi trường.

Nhất là tạo năng lực thông hành cao, giảm kẹt xe, làm tiền đề cho việc loại dần “nền văn minh xe máy, văn minh mặt tiền”.

Nhưng ở Việt nam hiện tại, có thể chẳng ai ủng hộ việc này. Quan chức có địa vị cao trong xã hội họ cũng mang nặng tư tưởng mặt tiền, tậu vài nhà mặt tiền và muốn giữ bầu trời riêng cho cơ quan mình giữa trung tâm thành phố.

Chính "Nền văn hóa nhà mặt tiền" của Việt nam đã tạo ra nền “văn minh xe máy” và cản trở sự phát triển của cộng đồng.



Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Lời thoại đầu phim Scarface (1983)

Ở đâu ra cái sẹo ghê gớm này đây, Tony ?
Bối cảnh: Tháng 5 năm 1980, Fidel Castro cho mở cửa cảng Mariel cho phép người dân Cuba gặp gỡ thân nhân ở Mỹ. trong vòng 72 giờ đã có hơn 3000 tàu từ Mỹ sang đón người ở Cuba. Ngay lập tức Castro buộc các tàu quay trở lại mang theo toàn bộ những thành phần tị nạn. Khoảng 125000 người ti nạn cập bờ biển Florida trong đó ước tính có khoảng 25000 tội phạm hình sự các loại.

Tại phòng thẩm vấn/nhập cư trại tị nạn ở Florida các sĩ quan Nhập cư tra hỏi Tony Montana:

Sĩ quan 1 : Mày tên gì ?

Tony Montana: Antonio Montana, còn ông tên gì?

Sĩ quan 2 : Mày học tiếng Anh ở đâu, Tony?

Tony Montana : Từ ông già, ông ấy là người Mỹ giống như các ông, ổng cho tui xem nhiều phim Mỹ và tui học cách nói của Humphrey Bogart, James Cagney, tôi quý họ, tôi luôn nghĩ một ngày kia sẽ đến Mỹ

Sĩ quan 2 :thế giờ ông ta đâu?

Tony Montana  :chết rồi, ở đâu đó chẳng biết

Sĩ quan 2 :còn mẹ?

Tony Montana : chết luôn

Sĩ quan 1 : thế mày làm gì ở Cuba, Tony?

Tony Montana : à, tôi làm xây dựng, chủ yếu là việc tay chân, tôi đã từng trong quân đội đấy

Sĩ quan 1 : có người thân ở Mỹ ko Tony? anh em họ, anh rể, có ai ko?

Montana :ko có, chết hết rồi

Sĩ quan 1 : Đã ở tù lần nào chưa Tony?

Montana : ở tù á, ko có đâu
S
ĩ quan 1 : có ở viện tâm thần gì ko?

Montana : ồ cái đó thì có, trên tàu lúc ở biển đó

Sĩ quan 3: Ở đâu ra cái sẹo ghê gớm này đây, mèo cắn (eating pussy) hả?

Tony Montana: nghĩ sao mèo cắn có sẹo như vậy ?[cười] cái này là hồi tôi còn nhỏ? Mấy ông nên nhìn thằng nhóc đã gây ra cái này, giờ thì khó mà nhận ra nó luôn

Sĩ quan 3 : (cầm tay Tony chỗ vết xăm) còn cái này?
Tony Montana: chẳng có gì, cái này hồi có bồ

Sĩ quan 3 : bồ cục cứt, tao thấy mấy cái này nhiều rồi, đây là mật mã của mấy đứa trong tù, hình chĩa ba thì là một kiểu sát thủ đây, mày muốn nói cho tụi tao nghe hay là muốn vô khám đây Tony?

Tony Montana : dc rồi, tui nói, tui đã từng vô khám một lần, buôn Dollars, vụ lớn lắm

Sĩ quan 3:  mày hài thật đấy Tony

Tony Montana :thật mà, buôn với mấy thằng du khách Canada

Sĩ quan 3: hừm, mày làm gì, móc túi tụi nó hả?

(nói xong quay lưng bỏ ra ngoài, Montana đứng dậy, chửi toáng lên) : 

Tony Montana : mày là dân Cộng sản hả? mày thích thế hả? Bọn chúng nó suốt này bảo mày phải làm cái này, nghĩ thế kia. Mày có muốn trở thành con cừu ko? giống tất cả mọi người xung quanh ko hả?

Sĩ quan 3 : Tao chẳng nghe cái thứ cứt này đâu

Tony Montana: Mày muốn làm việc suốt 8, 10 tiếng một ngày mà đéo dc cái gì ko? mày muốn có mật thám theo dõi mày khắp nơi, tất cả mọi việc mày làm, tất cả những gì mày nói ko? Phải ăn bạch tuộc ba bữa một ngày. Tao ăn tới nỗi râu bạch tuộc thò cả ra tai đây nè, còn đôi giày Liên Xô thì lủng lòi hết cả ngón chân ra, mày thích thế hả? Mày muốn tao chịu trận và ko làm gì à? Ê, tao dek phải tội phạm nghe chưa, dek phải ma cô hay dân trộm cắp gì hết. Tao là Tony Montana, trị nạn chính trị chạy khỏi Cuba và tao muốn quyền con người của tao ngay bây giờ!
(đá ghế) giống lời tổng thống Jimmy Carter, okey?

Sĩ quan 1: Carter nên nghe bài diễn văn này, thằng này khá thật. Cậu thấy sao, Harry?

Sĩ quan 3: tao dek tin cái cc gì hết , tất cả bọn chúng với tao đều như nhau. Tên khốn Castro thải bã lên đầu chúng ta. Mang thằng khốn nầy đến Trại Tự do để họ xem xét. Mang nó cút khỏi đây đi.

Tony Montana: Mày biết gì ko? Cứ gửi tao tới đâu chẳng dc, ko thành vấn đề. Chẳng có gì tụi bây hù mà Castro chưa từng mang tới cho tao đâu!

-------------------------------

Immigration Officer #1: Okay, so what do you call yourself? Tony Montana: Antonio Montana. And you, what you call yourself?Immigration Officer #2: Where'd you learn to speak the English, Tony?Tony Montana: Uh, in a school. And my father, he was, uh, from the United States. Just like you, ya know? He was a Yankee. Uh, he used to take me a lot to the movies. I learn. I watch the guys like Humphrey Bogart, James Cagney. They, they teach me to talk. I like those guys. I always know one day I'm comin' here, United States.Immigration Officer #2: So where's your old man now?Tony Montana: He dead. He die. Sometime. Somewhere.Immigration Officer #2: Mother?Tony Montana: She dead too.Immigration Officer #1: What kind of work you do in Cuba, Tony?Tony Montana: Ah, you know, things. I was, uh - This, that. Construction business. I work a lot with my hands. I was in the army.Immigration Officer #1: Any family in the States, Tony? Any cousins, brother-in-law, anybody?Tony Montana: Nobody. Everybody's dead.Immigration Officer #1: You ever been to jail, Tony?Tony Montana: Me? Jail? No way. No.Immigration Officer #1: Been in a mental hospital?Tony Montana: Oh, yeah. On the boat coming over.
Immigration Officer #3: Where'd you get the beauty scar, tough guy? Eatin' pussy?Tony Montana: How'm I gonna get a scar like that eating pussy?[Tony smiles]Tony Montana: This was when I was a kid, ya know?Immigration Officer #3: Mm-hmm.Tony Montana: You should see the other kid. You can't recognize him.Immigration Officer #3: [forcing Tony to show a tattoo on his hand] And this?Tony Montana: Oh, that's nothing, man. That's for my sweetheart.Immigration Officer #3: Sweetheart, my ass! We've been seein' more and more of these. Some kind of code these guys used in the can. Pitchfork means an assassin or somethin'. You wanna tell us about it, Montana, or do you wanna take a little trip to the detention center?Tony Montana: [pause] Okay, you got me. I was in the can one time. For buying dollars. Big, big deal.Immigration Officer #3: That's pretty funny, Tony.Tony Montana: Well, that's true. It was a Canadian tourist.Immigration Officer #3: Hmm. What'd ya do? Mug him first?
Tony Montana: You a communist? Huh? How'd you like it, man? They tell you all the time what to do, what to think, what to feel. Do you wanna be like a sheep? Like all those other people? Baah! Baah!Immigration Officer #3: I don't have to listen to this bullshit!Tony Montana: You wanna work eight, ten fucking hours? You own nothing, you got nothing! Do you want a chivato on every corner looking after you? Watching everything you do? Everything you say, man? Do you know I eat octopus three times a day? I got fucking octopus coming out of my fucking ears. I got the fuckin' Russian shoes my feet's comin' through. How you like that? What, you want me to stay there and do nothing? Hey, I'm no fuckin' criminal, man. I'm no puta or thief. I'm Tony Montana, a political prisoner from Cuba. And I want my fuckin' human rights, now![slams desk]Tony Montana: Just like the President Jimmy Carter says. Okay?Immigration Officer #1: Carter should see this human right. He's really good. What do you say, Harry?Immigration Officer #3: I don't believe a word of this shit! They all sound the same to me. That son of a bitch Castro is shittin' all over us. Send this bastard to Freedom Town. Let them take a look at him. Get him outta here.Tony Montana: You know somethin'? You can send me anywhere. Here, there, this, that; it don't matter. There's nothing you can do to me that Castro has not done.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Ý kiến "hết ý kiến"

* Sáng 30/5 : đại biểu Lê Thị Nga – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu :  “Hàng chục năm nay chưa thấy một cán bộ lãnh đạo nào, công chức nào bị giáng chức, buộc thôi việc hay bồi thường do lỗi đề xuất, thẩm định ban hành văn bản sai trái”


Ngày 27/5, bên lề cuộc họp tổ của các đại biểu Quốc hội, khi được hỏi về vấn đề giảm tải bệnh viện được người dân quan tâm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời :"Giải quyết quá tải bệnh viện phải từ từ"
bo-truong-y-te-800891-1369709813_362x0

* Sáng 27/5, khi thảo luận ở Quốc hội về việc đa số người dân "không quan tâm tên nước"  Phó giám đốc Công an Quảng Nam Phạm Trường Dân phát biểu rằng: "Chỉ tiểu thương mới quan tâm đến đổi tên nước"
pham truong dan


* Chiều 15/5, trả lời bức xúc của 23 hộ dân cùng ký đơn xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia làng cổ Đường Lâm, Ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nêu ý kiến " Tôi muốn bà con bình tĩnh, đã chịu được 10 năm chẳng lẽ không chờ thêm một chút nữa"
anh-ong-truong-minh-tien-2(3)

* Ngày 14/5/2013 trong  buổi tiếpvới  xúc cử tri khi được hỏi vì sao các nhà khoa học nói dự án Bo xít Tây nguyên lỗ hàng chục triệu USD mỗi năm, Tổng bí thư nguyễn Phú trọng trả lời " "Phải chờ hiệu quả thí điểm làm xong đến đâu đã. Bây giờ đang tính toán trên sổ sách và dự báo nên nói ngay là lỗ bao nhiêu hay có lỗ hay không là chưa đủ cơ sở"