Ảnh

Ảnh

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

Khổng Tử nói

“Khổng Tử nói: Này ngươi Do [tên tục của Tử Lộ: Trọng Do], ngươi có nghe về sáu đức tính, và sáu điều che lấp hay chưa?
Thưa rằng: Chưa hề.
Hãy ngồi lại đây ta bảo cho biết: Chuộng điều nhân mà không ham học thì mối che lấp là ngu muội. Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là phóng đãng. Chuộng chữ tín mà không ham học thì mối che lấp là tự gây hại. Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là nóng nảy. Chuộng sự dũng cảm mà không ham học thì mối che lấp là gây loạn. Chuộng sự cương mãnh mà không ham học thì mối che lấp là cuồng bạo”.

“Khổng Tử nói: Người quân tử có ba điều phải răn ngừa: Lúc còn trẻ, huyết khí chưa ổn định, cần răn ngừa về nữ sắc. Tới khi tráng niên, huyết khí đang mạnh, cần răn ngừa về ham tranh đấu. Tới lúc già, huyết khí đã suy, cần răn ngừa về ham được hơn người”

“Khổng Tử nói: Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân”. (Luận ngữ, XVI:8).

“Khổng Tử nói: Người quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người”. (Luận ngữ, II:14).

“‘Khổng Tử nói: Người quân tử trầm tĩnh an hòa, kẻ tiểu nhân phập phồng âu lo”. (Luận ngữ, VII.36).

“Khổng Tử nói: Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”. (Luận ngữ, XIII:26).
“Khổng Tử nói: Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người”. (Luận ngữ, XVII:20).
“Khổng Tử nói: Người quân tử hòa với mọi người mà không về hùa với ai, kẻ tiểu nhân về hùa với mọi người mà không hòa với ai”. (Luận ngữ, XIII:23).

“Khổng Tử nói: Chẳng lo không có địa vị, chỉ lo sao không đủ tài đức để được địa vị đó. Chẳng lo không ai biết tới, chỉ mong làm thế nào đáng cho người đời biết tới”. (Luận ngữ, IV:14).
“Khổng Tử nói: Chất phác thắng văn vẻ thì quê mùa, văn vẻ thắng chất phác thì cứng nhắc. Văn vẻ và chất phác đều nhau, mới nên người quân tử”

“Khổng Tử nói: Người quân tử làm việc vì thiên hạ, không nhất định phải như thế này mới được hoặc như thế kia là không được, cứ hợp đạo nghĩa mà làm”. (Luận ngữ, IV:10).

“Khổng Tử nói: Người quân tử quan tâm tới đạo đức, kẻ tiểu nhân quan tâm tới nhà đất. Người quân tử quan tâm tới phép tắc, kẻ tiểu nhân quan tâm tới ơn huệ”. (Luận ngữ, IV:11).

“Khổng Tử nói: Nương theo điều lợi mà làm, ắt bị nhiều người thù oán”. (Luận ngữ, IV:12).

“Khổng Tử nói: Khi ở nhà giữ gìn dung mạo khiêm cung; khi ra làm việc thi hành một cách kính cẩn; khi giao thiệp với người, giữ lòng trung thành. Dẫu đi tới các đoàn rợ phương đông và phương bắc, cũng chẳng bỏ ba đức hạnh cung, kính và trung ấy, như vậy là người có đức nhân”. (Luận ngữ, XIII:19).
“Khổng Tử nói: Ngươi Dư [Tể Dư, học trò của ngài] quả thật là kẻ bất nhân! Ðứa con sinh ra tới ba năm cha mẹ mới thôi ẵm bồng. Ôi, để tang ba năm là lệ thường của mọi người. Ngươi Dư có chịu ơn cha mẹ thương yêu trong ba năm không đấy?”

Tử Lộ nói: Giả dụ vua nước Vệ nhờ thầy sửa việc chính trị thì thầy định làm việc gì trước?
“Khổng Tử nói: Ắt là phải sửa cái danh cho chính.
“Tử Lộ nói: Có đúng vậy không? Thầy nói thiếu thực tế rồi. Sửa danh cho chính để làm gì?
“Khổng Tử nói: Do ơi, ngươi quê mùa quá! Người quân tử điều gì chưa biết thì khoan nói vội. Nếu danh chẳng chính thì lời nói chẳng thuận; lời nói chẳng thuận thì công việc chẳng thành. Nếu công việc chẳng thành thì lễ và nhạc chẳng thịnh. Nếu lễ và nhạc chẳng thịnh thì hình phạt chẳng đúng. Nếu hình phạt chẳng đúng, thì dân chẳng biết chỗ nào đặt tay chân. Do đó, khi người quân tử xưng danh, danh ấy phải xứng đáng với phận của mình; người quân tử rất dè dặt trong lời nói, không tùy tiện nói theo ý thích của mình”.

“Khổng Tử nói: Bạn bè giúp ích cho ta có ba hạng, bạn bè làm hại ta cũng có ba hạng. Bạn ngay thẳng, bạn rộng lượng, bạn nghe biết nhiều, là những người bạn giúp ích cho ta. Bạn vờ vĩnh, bạn khéo chiều chuộng, bạn khéo nói, là những kẻ làm hại ta”. (Luận ngữ, XVI:5).

“Khổng Tử nói: Có ba điều ưa thích có ích, có ba điều ưa thích có hại. Ưa thích lễ nhạc đúng nghi tiết, ưa thích điều thiện của người đạo đức, ưa thích được nhiều bạn hiền, ba điều đó là có ích. Ưa thích thú vui quá đáng, ưa thích chơi bời phóng túng, ưa thích yến tiệc, ba điều đó là có hại vậy”. (Luận ngữ, XVI:5).

“Tử Cống hỏi rằng: Thầy có câu châm ngôn nào để suốt đời làm theo chăng?
“Khổng Tử nói: Ðó là chữ ‘lượng thứ’ chăng? Ðiều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người khác” [Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân]. (Luận ngữ, XV:24).







người quân tử

Tư cách và thái độ người quân tử

• Chỉ cầu ở mình, không cầu ở người .
• Giữ vững chính nghĩa, không cố chấp điều tín nhỏ nhặt .
• Giữ vững tư cách khi gặp hoạn nạn .
• Lo không đạt được đạo chứ không lo không lo nghèo.
• Ăn gạo xấu, uống nước lã mà thấy vui; chứ không chịu làm điều bất nghĩa để được giàu sang .
• Thư thái mà không kiêu căng .
• Không lo, không sợ, vì xét mình không có điều gì đáng xấu hổ nghĩ vậy mà lúc nào cũng thản nhiên vui vẻ
• Nếu có hận thì chỉ hận điều này: chết mà không làm được gì để người khác biết tới mình, khen mình .
• Thân với mọi người mà không kết đảng; hòa hợp với mọi người mà không a dua

Đức của người quân tử:

• Có đức nhân: giúp người làm việc thiện (thành nhân chi mĩ ). Trong nghĩa: cứ hợp nghĩa thì làm, không nhất định phải như vầy mới được, không nhất định phải như kia là không được .
• Lấy nghĩa làm gốc, theo lễ mà là, nói năng khiêm tốn, nhờ thành tín mà nên việc .
• Sửa mình thành nguời kính cẩn .
• Chất phác mà văn nhã, hai phần đều nhau, nếu chất phác quá thì quê mùa, văn nhã quá thì không thành thực, trọng hình thức quá .
• Hướng lên cao mà mong đạt tới .

Tài năng, kiến thức

• Hiểu rộng, biết nhiều, làm được nhiều việc, chứ không phải như một đồ vật chỉ dùng được vào một việc (bất khí)
• Có thể không biết những việc nhỏ nhặt, nhưng có thể đương được việc lớn
• Biết mệnh trời
• Tóm được tài đức của người quân tử cần cho việc trị dân: “Tài trí đủ để trị dân: “Tài trí đủ để trị dân mà không biết dùng đức nhân để giữ dân thì tất sẽ mất dân. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức giữ dân mà đối đãi với dân không trang nghiêm, thì dân không kính. Tài trí đủ để trị dân, biết dùng nhân đức giữ dân, lại biết trang nghiêm đối đãi với dân mà không biết dùng lễ cổ vũ dân thì chưa hoàn toàn tốt”.

Hành vi, ngôn ngữ

• Thận trọng về lời nói, mau mắn về việc làm
• Làm trước điều mình muốn nói rồi hãy nói sau.
• Thẹn rằng nói nhiều mà làm ít
• Xét người thì “không vì lời nói của một người mà để cử người đó (vì còn xét đức hạnh ra sao nữa), không vì phẩm hạnh xấu của người mà không nghe lời nói phải của người ta.
• Sai khiến người thì không trách bị cầu toàn
• Phải xét nét chính điều này: “Khi trông thì để ý thấy cho minh bạch; khi nghe thì lắng tai nghe cho rõ; sắc mặt thì giữ cho ôn hòa; diện mạo giữ cho đoan trang; nói thì giữ cho trung thực;;làm thì giữ cho kính cẩn; có điều nghi hoặc thì hỏi han; khi giận thì nghĩ đến hậu quả tai hại sẽ xả ra; thấy mối lợi thì nhớ đến điều nghĩa”.

(trích sách Khổng Tử- Nguyễn Hiến Lê dịch)

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

bất ngờ về biểu tượng của đoàn TTVN tại seagame 26

Hình ảnh VN là nước Phật Giáo (bắc tông) ?!!?

Lễ khai mạc SEA Games 26 rực rỡ ánh sáng laser và pháo hoa

Hình ảnh Đức Phật và chùa Thiên Mụ

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

nếu Israel tấn công Iran thật thì sao?


Hôm nay, tướng lãnh Israel lại chính thức lên tiếng đòi tấn công Iran với dự báo đòn trả đũa của iran sẽ gây tổn thất ko đáng kể (<500 mạng) . Nên hiểu thế nào?

Thật sự thì sức mạnh quốc phòng của Israel là rất đáng gờm, gần như dân tộc này tập trung mọi nguồn lực để xây dựng một sức mạnh phòng thủ tuyệt vời cho đất nước nhằm tránh một lần diệt chủng như WWII có thể xảy ra lần nữa. Trái với những phát ngôn chém gió của TT Iran, gười Israel ko đùa, ko dọa và sau những lời tuyên bố thường là một hành động quyết liệt thật sự. Và họ đã từng không kích Sirya mà ko cảnh báo trước thì có ngại gì Iran. Đối với không quân Israel + hệ thống vệ tinh định vị của Mỹ thì việc oanh tạc các cơ sở của Iran là quá đơn giản, thậm chí nếu cần thiết Mỹ và Nato có thể huy động liên quân dùng quyền của LHQ mà tiến hành không kích thẳng tay Iran như đã làm với Nam Tư, Lybia.

Về phía Iran thì sao, tuy Iran là một nước Hồi giáo lớn và có tiềm lực của riêng mình nhưng có hai điều bất lợi lớn. Một là họ thiếu liên minh chiến lược , quan hệ của Iran với Nga, Trung QUốc là hết sức lỏng lẻo và tùy biến. Hai là họ chưa thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân. Nếu sức mạnh quốc phòng chỉ dựa và vũ khí quy ước mà chủ yếu là do họ tự chế tạo lấy thì đòn đánh trả chỉ những quả tên lửa tầm xa mà độ tin cậy ko hơn gì ScudB của Irac hay Rodong của triều. Độ uy lực của loại tên lửa này đã dc chứng thực qua chiến tranh vùng vịnh càng khẳng định tổn thất của Isarel là rất nhỏ.

Trong một thế giới mà Mỹ và Phương Tây cầm đầu thì tồn tại nhiều nghịch lý. Sự mâu thuẫn trong cách cư xử của phương Tây với 2 chế độ Lybia và Syria còn đang dc bàn tán thì đến vấn đề hạt nhân của Iran và trước đó là của Triều. Tại sao một nước như Isarel -cũng âm thầm trang bị và thực sự đã trở thành một cường quốc hạt nhân mà LHQ ko đả động gì đến- lại có quyền đơn phương tuyên bố tấn công để loại trừ nguy cơ hạt nhân của Iran. Điều này có hai lý do . Một là Isarel dc Mỹ chống lưng (bộ sậu chính quyền Mỹ là Do Thái + Tin Lành) , hay là Mỹ và Phương Tây thậm chí phần lớn dư luận thế giới (Nga, Trung, Nhật,..) ngầm chấp thuận và tin rằng người Isarel sỡ hữu VKHN chỉ để phòng vệ và quốc gia Isarel sẽ ko bao giờ mong muốn dùng đến loại vũ khí này. Ở cực ngược lại, Iran đã xây dựng 1 hình ảnh cực đoan với những tuyên bố truyền thống từ cấp cao nhất mong muốn hủy diệt nhà nước Do Thái. Hai lý do kể trên giải thích cho vấn đề hạt nhân của Iran trong một thế giới mà LHQ chỉ là con bài đưa đẩy trong tay các ông lớn nhằm tìm kiếm lợi ích tối đa cho mình.

tân thủy hử





Phiên bản phim Tân Thủy Hử mình xem thấy rất hay, đặc biệt là nhân vật TG đã dc diễn đạt rất có thần thái, khí phách , xứng đáng là thủ lãnh LSB. (Trong biên bản cũ TG vừa đần đần vừa hèn hèn ,xem bực cả mình)

Trong điện ảnh, các phiên bản đều cho người bắt Phương Lạp là Võ Tòng( mất tay) trong khi mình xem Hậu Thủy Hử thì người bắt PL là Trí Thâm. Không biết các nhà làm phim TQ đã dựa vào bản nào???

trên LSB có hai phe phái chính có quan điểm trái ngược nhau chủ yếu là do xuất thân. Chiếm đa số là bọn giang hồ thảo khấu thực sự, bọn vốn chuyên giết người cướp của như Lý Quỳ, Sử Tiến, Vương Anh, Cố đại tẩu, ...đối với bọn này thì anh hùng Lương Sơn chỉ cần chiếm núi cướp đường làm vua 1 cõi, thỏa sức vẫy vùng là đủ , dĩ nhiên đám này chống lại chính sách chiêu an. Trong đám này còn có 1 bộ phận vốn xuất thân khá hơn nhưng lại có huyết hải thâm thù với quan quân như Lâm Xung, Võ Tòng, Trí Thâm nên cùng cực phản đối quay lại làm tay sai cho triều đình. Tuy nhiên đám này tuy đông nhưng lại ko có dc vị trí cao trên Lương Sơn dưới triều Tống Giang, cao nhất là Lâm Xung xếp vị trí thứ 7. Nếu Tiếu Cái còn sống thì cùng 1 ruột với phe tà đạo này và lúc đó thì chính sách chiêu an cùng Tống Gian, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng sẽ ra đê ,cái này khỏi phải bàn tiếc là Tiều Cái mất quyền về tay Tg quá sớm.

Phe thứ hai là phe chiêu an với thủ lãnh Tống giang đứng đầu,phe này tuy ít hơn chiếm hết vị trí chủ chốt của Lương Sơn bao gồm Tống giang, tuấn nghĩa, ngô dụng, CT Thắng, Quan Thắng, Tần Minh, Hoa Vinh .... Phe này xuất thân quan lại hoặc quý tộc địa chủ, vì bị bức bách cùng đường mới tụ họp tại Lương sơn tuy nhiên do định kiến tư tưởng nên luôn muốn tận trung báo quốc, lập công danh . Khác với đại đa số đám thảo khấu kia, phe này có tổ chức, chiến lược, đường hướng rõ ràng nên dần dần thâu tóm quyền lực tại Lương SƠn. Chính sách chiếm núi, gầy dựng lực lượng rồi chờ đợi triều đình chiêu an ,xóa tội, dương danh lập chí là xuyên suốt, bất biến nên đã quyết định luôn kết cục của LƯơng SƠn.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Mùa mưa

(1)
Anh vẫn nhìn mây ái ngại
Cơn mưa muộn chiều đông
Anh vẫn thầm e gió lạnh
Anh sợ mùa mưa tê tái lòng

Mùa mưa ơi chớ về
Heo may đừng trở lại
Buổi chiều nay dằng dặc
Gió se lòng tái tê

Hoàng hôn ơi ở lại
Giữ hơi ấm cuối mùa
Đừng cho ta nỗi nhớ
Mùa đông nào năm xưa

Mùa đông xưa ai biết
Ta buồn nhiều hơn mưa
Mùa đông xưa ai hiểu
Lòng thương mấy cho vừa

Chiều nay mưa lại về
Đất trời không an ủi
Kí ức dài hun hút
Dáng một người xa khơi

Mưa rơi, rơi thật rồi
Buốt lòng tim khắc khoải
Buổi chiều xam xám tối
Buồn, chỉ mình buồn thôi ./.

(2)

Rồi thì tình yêu đã trôi qua
Nhưng ray rứt vẫn còn trong cõi mộng
Mùa đông Sài Gòn mưa như khóc
Rét buốt lòng tôi Nga biết không

Nga ơi ly này nữa là say
Kệ, với rượu thơ có hề chi ta uống cạn
Với kỉ niệm đầu tiên là đồ nhắm
Uống với tình, tôi có thấy chua cay?

Tôi nhớ mùa mưa se sắt lạnh
Buổi chân tôi đã tê cứng đợi chờ
Buổi tôi về ngày ngày trên biển vắng
Kiếm vết hài xưa, đêm ấy, trong thơ

Về đi Nga, về với tôi trong mơ
Đôi chúng ta sẽ hóa thành bướm trắng
Bao ngày xưa bồng bềnh thật rõ
Chân dung em tôi vẽ nét trăng rằm

Đừng đi Nga dù là chỉ trong mơ
Với rượu thơ tôi sẽ không tỉnh giấc
Tôi sẽ say trong hơi men trời đất
Làn tóc tơ,mây suối của ta

Ai đợi ai, mùa thu cũng xa
Cơn mưa nào đêm đêm âm vọng
Mùa mưa ơi, vỡ trời bong bóng
Nhắc gì tôi nỗi nhớ ngọc ngà./.

(3)

Người hận gì tôi, hận gì tôi?
Tuổi thơ tôi đã trôi qua rồi
Tình yêu gieo lòng bao trắc trở
Tôi có vui gì nỗi chia phôi

Người nhớ gì tôi, nhớ gì tôi?
Ai đem mưa về giăng phố nhỏ
Mùa đông cơn gió run cành lá
Nẻo về hun hút bóng đơn côi

Tôi khóc gì ai, khóc gì ai?
Mà mưa như trút suốt đêm dài
Ba năm tiếng nấc đời mộng mị
Mưa xé đời tôi, tình có phai?

Nga ơi mưa trút bao nhiêu nước
Mái ấm đời tôi dột lỗ tình
Cô đơn ngày ngày trên phố vắng
Tôi về dỡ ngói lợp niềm tin./.

Sài Gòn, mùa mưa 98.